Là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng vật lý số vào bảo tồn, phát triển Văn hóa Việt, từ khi ra mắt, công ty này đã đồng hành cùng nhiều đơn vị, đối tác, ban ngành để đưa công nghệ của mình vào các sản phẩm văn hoá như: Ký kết hợp tác với Trung tâm Thông tin UNESCO xây dựng dự án “Ứng dụng công nghệ để bảo tồn và phát triển di sản, văn hoá Việt”, thúc đẩy chuyển đổi số với cùng Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng để định danh các tác phẩm điêu khắc của Làng đá Non Nước, đồng hành cùng Bảo tàng di tích Cố Đô Huế, Văn Miếu Quốc Tử Giám, cùng Báo Nhân Dân gắn chip, định danh sản phẩm OCOP, thí điểm làm thương hiệu Gốm Đức Tân…
Trong năm 2023, giải pháp của công ty đã giúp định danh, số hóa sản phẩm vật lý thành tài sản số, đồng thời là cánh cổng mở ra kho tàng tri thức vô tận, khẳng định những giá trị độc bản của các sản phẩm văn hóa.
Với Làng đá Mỹ Nghệ Non Nước Đà Nẵng, Phygital Labs đã tiến hành định danh 10 sản phẩm điêu khắc tại hội thi Điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước lần thứ 1. Hiện nay, 10 tác phẩm đang được triển lãm đồng thời trên không gian vật lý và không gian số, khách tham quan chỉ cần tương tác đơn giản với tác phẩm đá để khám phá câu chuyện về tác phẩm, tác giả và làng nghề truyền thống.
Công ty cũng đồng hành cùng Báo Nhân Dân trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, qua việc tiến hành thí điểm gắn chip định danh cho sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên - Gốm men Suối ngọc của Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh tại Bát Tràng, Hà Nội. Sản phẩm bình gốm được gắn chip định danh của Nghệ nhân ưu Tú Trần Đức Tân đã được Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan lựa chọn để làm quà tặng của ngành nông nghiệp cho Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân Hội nghị tổng kết công tác ngành năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Đặc biệt, Phygital Labs đã phối hợp cùng Trung tâm Thông tin Unesco, Văn Miếu Quốc Tử Giám triển khai dự án Tầm Chân, nhằm ứng dụng công nghệ Vật lý số nâng tầm giá trị di sản. Những chuyển động đầu tiên của dự án này là Phygital Hoàn thành gắn chip 300 Nghê đồng Văn Miếu từ nguyên mẫu Nghê chầu trên cột tứ trụ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng như ra mắt thành công sách vật lý số “Nghê nơi cửa Khổng sân Trình” của Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế.
Theo đó, bằng việc dùng smartphone tương tác với chip RFID gắn trên tượng Nghê Văn Miếu, là vật phẩm được đúc bằng đồng thau, theo nguyên mẫu của Nghê đang chầu trên cột tứ trụ của Văn Miếu Quốc Tử Giám, người tương tác sẽ được trải nghiệm sách vật lý số đầu tiên tại Việt Nam, mở ra thế giới tri thức phong phú, là sự kết nối quá khứ với hiện tại trong không gian số sinh động, gia tăng tính trải nghiệm, thể hiện tính độc bản nên nội dung sách này chỉ truy cập được khi tương tác với chip RFID gắn trên tượng Nghê Văn Miếu.
Ông Huy Nguyễn, Đồng sáng lập kiêm CEO của Phygital Labs chia sẻ, Việt Nam hiện có vô số làng nghề, vô số tác phẩm, tài sản, sản phẩm rất giá trị mà vì sự hữu hạn của không gian, thời gian, những câu chuyện chưa được kể hoặc chưa được kể đầy đủ. Ngay cả khi đã được kể đầy đủ, các câu chuyện không được gắn kết chặt chẽ với sản phẩm vật lý, khó được lan tỏa rộng rãi và gia tăng giá trị. Chính vì thế ông Huy Nguyễn đặt mục tiêu: “Sứ mệnh của Phygital Labs hiện giờ là dùng công nghệ tiên phong lan tỏa được văn hóa, sản phẩm của Việt Nam và kể một cách tự hào về chất lượng sản phẩm, tinh hoa làng nghề và tài năng của những người nghệ nhân Việt ra toàn cầu”.
Để phát triển câu chuyện về một Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa, hơn nữa là nâng tầm giá trị văn hóa Việt, theo ông Huy Nguyễn, cần phải có nhiều sản phẩm của Việt Nam trên không gian vật lý số. Trong năm 2024 Phygital Labs sẽ tập trung phát huy tối đa tính ứng dụng của công nghệ mới tại thị trường Việt Nam. Dùng giải pháp Nomion để đưa ngày càng nhiều sản phẩm vật lý ở các ngành nghề truyền thống, văn hóa, di sản... thành tài sản số.
Theo báo cáo của Google, tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp, vào khoảng 20%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy vậy, theo báo cáo “State of Phygital 2022” của Leta Capital, dù phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ qua nhưng nền kinh tế kỹ thuật số vẫn chiếm chưa đến 6% tổng nền kinh tế toàn cầu, phần lớn thị phần còn lại vẫn thuộc về thế giới vật lý. “Ước tính với sự đóng góp của vật lý số trong vòng 15 đến 25 năm tới, kinh tế kỹ thuật số sẽ đóng góp 50% GDP toàn cầu với quy mô từ 100 đến 200 nghìn tỷ USD”.
Như vậy kinh tế số ở Việt Nam đầy cơ hội nhưng muốn đi chung với sự phát triển của thể giới, Việt Nam cần có tiêu chuẩn chung cho các quy cách về chuyển đổi số cho nhóm các sản phẩm vật lý có giá trị, cả vật chất lẫn văn hóa. Hay nói cách khác, những cơ chế pháp lý liên quan đến những công nghệ mới như blockchain, vật lý số nên được khuyến khích thử nghiệm và phát triển.
“Tôi rất mong Việt Nam sẽ sớm có các hướng dẫn và định nghĩa cụ thể về tài sản số, phân biệt rõ ràng với tài sản ảo; từ đó cung cấp cho người dân, cộng đồng những góc nhìn rõ ràng về công nghệ mới nói chung và vật lý số nói riêng để có thể đón đầu được làn sóng công nghệ mới này cũng như để nền kinh tế số có thêm một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng”, ông Huy Nguyễn chia sẻ.
Theo phản ánh của nhiều phụ huynh và xác minh của VietNamNet, trong số các thí sinh nằm trong danh sách được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tỉnh Hà Giang, không ít em, gia đình có lý lịch "đặc biệt”.
Nhiều trường hợp là con, cháu của lãnh đạo huyện, tỉnh và các sở ngành của Hà Giang, một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Nhiều trường hợp thí sinh được nâng điểm ở Hà Giang là con, cháu của lãnh đạo huyện, tỉnh và các sở ngành của Hà Giang |
Những thông tin này được người dân Hà Giang bàn tán đặc biệt sôi nổi vào thời điểm sau một ngày Bộ GD-ĐT công bố kết quả rà soát với 330 bài thi của 114 thí sinh sửa điểm thấp thành cao (ngày 17/7/2018).
Một phụ huynh có con tham dự kỳ thi THPT quốc gia tại Hà Giang năm 2018 cho biết, tại huyện Vị Xuyên, con của hai lãnh đạo cấp phòng nằm trong danh sách nâng điểm.
Cụ thể: Một thí sinh học lớp chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Hà Giang, con một lãnh đạo Phòng GD–ĐT huyện Vị Xuyên có điểm chấm thẩm định hạ 13 điểm so với công bố ban đầu. Một thí sinh khác, cũng chuyên Toán trường này, bị hạ mỗi môn gần 2 điểm (từ 8 điểm xuống còn 6,7 điểm) sau khi chấm thẩm định...
Tại Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có 4 thí sinh là con em của 4 lãnh đạo đương nhiệm. Cả 4 thí sinh đều nhận điểm số chấm thẩm định thấp hơn lần 1.
Con của một vị Phó Giám đốc Sở, điểm thi công bố lần 1 là hơn 28 điểm, nhưng điểm thi lần 2 chỉ là 16 điểm - thấp hơn 12 điểm. Tuy nhiên, với điểm số này, thí sinh trên vẫn đủ nguyện vọng để vào học một trường ĐH ngành tài chính, ngân hàng.
Tại Trường THPT Chuyên Hà Giang có 3 thí sinh khác là con và cháu của một lãnh đạo cấp tỉnh, cũng thuộc diện bị hạ điểm sau khi chấm thẩm định.
Em T.T.M. – con gái của Bí thư tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh cũng được nâng điểm. Tuy nhiên, Bí thư Triệu Tài Vinh bác bỏ thông tin gia đình sắp xếp để em được nâng điểm, bởi, bản thân thí sinh này có thành tích học tập cao.
Ngoài ra, một số thí sinh được nâng điểm trong vụ tiêu cực điểm thi là con em của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, một số thí sinh có bố mẹ công tác tại Công an tỉnh Hà Giang…
Trả lời báo chí tại cuộc họp báo ngày 17/7/2018 – một ngày sau khi công bố kết quả chấm lại điểm thi, ông Trần Đức Quý, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, cho rằng: "Đương nhiên trong một kỳ thi, có nhiều đối tượng thi, người nhà có, người thân quen có. Tuy nhiên, tôi nghĩ không có người nhà nào lại làm những việc như chỉ đạo phải đưa con tôi vào trường đại học cả".
Khi sự việc xảy ra, PV VietNamNet đã tìm đến nhà của vị PGĐ Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang để nắm bắt thông tin. Bà N.T.M - mẹ của thí sinh, cũng là một giáo viên nghỉ hưu - buồn rầu cho biết: Từ khi xảy ra sự việc, em rất buồn, khép kín, hầu như ở lỳ trong nhà và không ra ngoài.
Bà cũng khẳng định, con mình là người học hành đàng hoàng, đủ năng lực để vượt qua kỳ thi mà không cần nâng đỡ.
“Việc cháu nằm trong danh sách được nâng điểm, chính cháu cũng không biết và gia đình chúng tôi càng không có chủ trương, sắp xếp” – bà M. nói.
Sơn La: Phụ huynh làm trong ngành giáo dục, phó chủ tịch huyện, thành phố
Như VietNamNet đã thông tin, trong vụ gian lận thi cử tại Sơn La, có 44 thí sinh đã được sửa nâng điểm, gồm cả điểm thi trắc nghiệm và điểm thi tự luận.
Trong số này, có những thí sinh là con em của cán bộ ngành giáo dục, công an, lãnh đạo ngành thuế...hoặc phó chủ tịch cấp thành phố, c ấp huyện.
![]() |
Nhiều con em lãnh đạo, cán bộ Sở GD-ĐT Sơn La được nâng điểm |
Một trường hợp được dư luận bàn tán khá nhiều sau khi có kết quả thi vào tháng 7/2018 là N.L.B.N.. Thí sinh này có điểm thi Toán và Ngoại ngữ lần lượt là 9,8 và 9,8. Tuy nhiên, sau qua chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT, điểm thực bài thi của em giảm xuống còn 5,8 điểm ở môn Toán và 2,8 điểm ở môn Ngoại ngữ.
B.N có đăng ký một số nguyện vọng, nhưng sau đó đã chọn tổ hợp xét tuyển đại học khác không liên quan tới các môn được nâng điểm. Thí sinh này hiện đang theo học tại một trường đại học ở Hà Nội. Bố của B.N đang làm phó chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai. Khi được hỏi về thông tin con gái mình bị hạ điểm thi THPT quốc gia 2018, ông nói không quan tâm đến việc này.
Một nam sinh khác tên N.D.A., trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, thí sinh này đạt 9,2 điểm môn Toán, 9 điểm môn Lý và 9,6 điểm môn Ngoại ngữ. Tuy nhiên, sau khi chấm thẩm định, Bộ GD-ĐT xác định bài thi của thí sinh này đạt lần lượt là 4,8 - 6 - 5 điểm. Như vậy, tổng cộng thí sinh này đã được sửa nâng lên tới 12 điểm.
Được biết, bố nam sinh này làm lãnh đạo ở ngành thuế của tỉnh Sơn La.
Còn theo Báo Tuổi trẻ TP.HCM, trong danh sách 44 thí sinh được nâng điểm ở Sơn La, ngoài con em của công an, ngành thuế, còn có tới 12 trường hợp là con em các cán bộ đang công tác trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh.
Đáng chú ý, trong số đó có con một phó giám đốc Sở GD-ĐT đương nhiệm, con Chánh Thanh tra Sở, con Trưởng phòng Giáo dục Trung học, con một số chuyên viên của Sở GD-ĐT, con hiệu trưởng, con giáo viên một số trường THPT trên địa bàn.
Cựu thiếu tá Đinh Hải Sơn - nguyên phó đội trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh Sơn La) cũng vừa bị khởi tố để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ông Sơn cũng đã nhờ các đối tượng trong đường dây nâng điểm bài thi cho 2 thí sinh, trong đó có một thí sinh là em vợ của mình.
Sơn La trả lại hồ sơ, đề nghị điều tra bổ sung gian lận thi cử
Gian lận điểm thi ở Sơn La, Hòa Bình bị phanh phui được cho là nghiêm trọng và phức tạp hơn Hà Giang. Kết luận điều tra và kết quả chấm thẩm định cho thấy, 44 thí sinh tỉnh này có điểm chấm thẩm định thấp hơn so với điểm thi đã công bố trước đây. Kết quả chấm thẩm định này là kết quả chính thức của kỳ thi THPTQG 2018; được sử dụng thay thế kết quả do các Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 công bố trước đây để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018.
Bộ GD-ĐT đã có công văn chỉ đạo Sở GD-ĐT Sơn La, Hòa Bình cập nhật kết quả thi của các thí sinh; xét công nhận tốt nghiệp THPT và thông báo kết quả cho các thí sinh liên quan. Đồng thời, cung cấp thông tin về điểm thi của các thí sinh này cho Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), Cục Đào tạo (Bộ Công an), các đại học, học viện, trường đại học và các trường cao đẳng, trung cấp có nhóm ngành đào tạo giáo viên để cập nhật, rà soát kết quả xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018 đối với các thí sinh có liên quan.
Cho đến nay, Sở GD-ĐT Hòa Bình đã hoàn tất việc gửi danh sách tới các trường đại học. Đầu tuần này, Bộ Công an thông tin đã trả 28 thí sinh Hòa Bình theo học các trường an ninh về địa phương.
Trong khi đó, một số trường đại học cho hay họ đã gửi công văn đến Sở GD-ĐT Hòa Bình và Sở GD-ĐT Sơn La nhưng hiện mới chỉ nhận được thông tin từ Hòa Bình mà chưa có thông tin gì từ Sơn La.
Cuối tháng 3, Công an tỉnh Sơn La vừa chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân tỉnh sau khi hết hạn điều tra vụ việc. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát đã trả lại hồ sơ, yêu cầu điều tra tiếp do một số việc, đối tượng cần tiếp tục làm rõ.
Cụ thể, cơ quan chức năng đã yêu cầu làm rõ hành vi của một số đối tượng, đặc biệt là một số cựu cán bộ công an tỉnh. Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định được phép gia hạn điều tra 2 lần, mỗi lần tối đa 4 tháng đối với những tội phạm rất nghiêm trọng.
Thái Bình - Thúy Nga
Trong số 44 thí sinh được nâng sửa điểm thi THPT quốc gia 2018 ở Sơn La, nhiều thí sinh là con em của cán bộ ngành giáo dục, công an, lãnh đạo ngành thuế và một số gia đình buôn bán “có tiếng”.
" alt=""/>Nhiều thí sinh được nâng điểm ở Hà Giang, Sơn La là con em lãnh đạo đương nhiệmChụp hình áo dài gần dịp Tết Nguyên Đán 2021, Băng Di muốn khơi gợi lại những giá trị xưa và mong muốn mọi người cùng chung tay gìn giữ giá trị truyền thống của dân tộc, đặc biệt vào dịp Tết cổ truyền.