Sáng 25/4/2021 tại khu đô thị Sala, TP.Thủ Đức, TP.HCM diễn ra giải chạy “Just Run - Vì một Việt Nam khỏe mạnh và thịnh vượng” do Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội thầy thuốc trẻ TP.HCM tổ chức.
Giải chạy thu hút 2000 VĐV tham gia, trong đó có 1.000 cán bộ nhân viên ngân hàng VPBank, 1.000 y bác sĩ là hội viên Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, cùng cộng đồng chạy bộ tại TP.HCM. Các VĐV tranh tài ở 3 cự ly: 3km, 5km và 10km.
![]() |
Phát biểu khai mạc giải chạy, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: “Chạy bộ là môn thể thao thu hút số người tham gia lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Đây không chỉ môn thể thao đơn giản mà còn rất hữu ích giúp mỗi người tự bảo vệ sức khoẻ bản thân, góp phần nâng cao ý thức rèn luyện sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, tạo ra những thay đổi tích cực trong cộng đồng”.
Trước khi bước vào tranh tài ở các cự ly, 2000 runner và các quan khách đã cùng chứng kiến sự ra mắt của Phòng khám container miễn phí được thiết kế tối ưu cho 3 phòng khám gồm nội tổng quát, siêu âm và thai sản.
![]() |
Ông Phùng Duy Khương - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng VPBank khẳng định: “Đây là mô hình khám bệnh lưu động bền vững đầu tiên tại Việt Nam do VPBank và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cùng khởi xướng và thực hiện. Với những gì đã chuẩn bị, tôi hoàn toàn tin tưởng, Phòng khám container miễn phí sẽ là một mô hình hoạt động hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giúp người lao động có thể yên tâm công tác, yên tâm phát triển kinh tế như mục tiêu chương trình “Vì một Việt Nam thịnh vượng” trị giá 300 tỷ đồng chúng tôi đặt ra”.
![]() |
Đại diện tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, TS. Kidong Park cũng đánh giá cao mô hình phòng khám lưu động này. Ông cho biết: “Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ họ không có cơ sở y tế riêng. Mô hình này chắc chắn sẽ rất hữu ích bởi có tính lưu động, giúp các công nhân của các khu công nghiệp được những dịch vụ y tế cơ bản nhất. Nếu họ có vấn đề về sức khoẻ thì có thể chuyển lên các tuyến gần nhất”.
Giải chạy ý nghĩa
Ngay sau lễ ra mắt Phòng khám container, các CĐV ở các cự ly đã lần lượt bước vào tranh tài đầy sôi nổi và gắn kết trên những cung đường tuyệt đẹp của khu đô thị Sala giữa thành phố mới Thủ Đức trẻ trung, năng động và tràn đầy năng lượng.
Về nhất ở cự ly 10km của nam là VĐV Lê Trung Kiên với thành tích 45 phút 26. VĐV Trần Thị Hoàng Yến về nhất nội dung của nữ với thành tích 49 phút 20.
![]() |
Ở cự ly 5km của nam, VĐV Nguyễn Minh Hiển là người cán đích đầu tiên với thành tích 22 phút 40, còn người về nhất nội dung của nữ là VĐV Phạm Thị Thùy Trang với thành tích 28 phút 40.
Trong khi đó ở cự ly 3km, nam VĐV Nguyễn Anh Tuấn về nhất với thành tích 16 phút 25, Trần Thị Hồng Ngân là nữ VĐV về đích đầu tiên với thành tích 18 phút 25.
![]() |
Cùng thời điểm diễn ra với giải chạy, VPBank và Hội thầy thuốc trẻ TP.HCM còn tổ chức khám bệnh miễn phí và phát quà cho 1000 công nhân tại 5 điểm khám trên địa bàn TP.Thủ Đức, gồm: Đình Ích Thạch, phường Trường Thạnh; Nhà Văn hóa phường Hiệp Bình Phước; Nhà trọ số 16, Khu phố 6, phường Bình Chiểu; Văn phòng Đảng ủy và Khối Đoàn thể Khu Công nghiệp Cát Lái, phường Thạnh Mỹ Lợi; UBND phường Linh Trung.
“Hoàn cảnh gia đình và công việc tại khu công nghiệp khiến tôi không có điều kiện thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ. Hôm nay được các bác sĩ khám bệnh miễn phí và còn tặng quà, tôi rất xúc động. May mắn kết quả khám bệnh của tôi tích cực, điều này giúp tôi yên tâm lao động hơn. Tôi được biết, VPBank và Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam còn thực hiện phòng khám miễn phí container đặt tại các khu công nghiệp ở Thủ Đức, chắc chắn nhiều người nữa cũng sẽ có cơ hội thăm khám sức khỏe như tôi”, chị Nguyễn Thị Vân, một trong những người đến khám bệnh tại điểm khám Linh Trung chia sẻ.
“Just Run - Vì một Việt Nam khỏe mạnh và thịnh vượng” là một trong những chuỗi hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm hưởng ứng chương trình Sức khỏe Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ, và phong trào 10.000 bước chân mỗi ngày của WHO; Hướng đến kỷ niệm 46 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2021).
Xuân Thạch
" alt=""/>Ra mắt mô hình phòng khám lưu động miễn phí cho công nhânĐằng sau hàng triệu chuyến hàng ngang dọc khắp đất nước là những người vợ vô danh cùng chia sẻ buồn vui với những người đàn ông cầm lái. Một số người vợ chấp nhận ở nhà lo việc gia đình, một số khác chọn cách ăn ngủ cùng chồng trên những chuyến xe.
Những chuyến xe tải chở hàng chiếm hơn 70% khối lượng hàng hóa vận chuyển nội địa của Trung Quốc. Nhưng ít người biết đến cuộc sống mưu sinh vất vả của lực lượng lao động quan trọng này. Những chuyến hàng xuyên ngày đêm khiến họ có rất ít thời gian để ăn uống và ngủ. Sự chậm trễ không mong muốn hoặc những trường hợp bất ngờ xảy ra đôi khi khiến họ thậm chí không còn đủ tiền để mua một bao thuốc lá.
Nhưng phía sau những người tài xế vô danh này là những người phụ nữ vô hình. Họ là người lo tất cả mọi thứ trừ việc lái xe. Có người mang theo cả con cái lên xe, xây dựng một cuộc sống gia đình trong chiếc cabin chật chội.
Năm 2018, Ma Dan - một nhà nghiên cứu Dự án Nghiên cứu tài xế xe tải Trung Quốc - đã tới nhiều thành phố thuộc 5 tỉnh thành, gặp 49 bà vợ của các lái xe tải để lắng nghe câu chuyện cuộc đời, tình yêu và trận chiến mưu sinh của họ.
Dưới đây là những câu chuyện do Ma Dan kể lại.
![]() |
Một trong những hình ảnh gây ấn tượng với tôi nhất là người phụ nữ bước ra từ chiếc xe tải vừa dừng bánh sau 20-30 giờ. Cô ấy bước xuống và nói chuyện với tôi khi trên tay đang ẵm một đứa bé mới 4 tháng tuổi.
Tôi không biết phải nói gì. Đứa trẻ tò mò nhìn tôi. Người phụ nữ này đã trải qua 8 tháng mang thai sống trong chiếc xe tải chật chội. Và 100 ngày sau khi đứa bé chào đời, cô lại mang nó lên đường cùng bố mẹ.
Những cảnh tượng như vậy không nhằm mục đích gợi lên sự thương hại. Mà bạn nhận ra rằng đôi khi chỉ có một lựa chọn: Cuộc sống chỉ cho bạn một con đường duy nhất để đi.
Ước tính sơ bộ cho thấy có khoảng 25 triệu bà vợ lái xe tải như thế ở Trung Quốc. Họ được chia thành 2 nhóm: những người ở nhà chăm sóc gia đình và những người đi theo chồng trong các chuyến đi.
Nhưng dù thuộc nhóm nào, cuộc sống của họ vẫn là một cuộc chiến khó khăn.
![]() |
Những người vợ phía sau vô lăng
Người người vợ của lái xe tải cũng có một số điểm tương đồng với những người vợ của người lao động nhập cư khác. Nhưng họ cũng có một số đặc điểm riêng.
Lái xe tải là một công việc nguy hiểm, vì vậy nhiều bà vợ thường ở nhà theo dõi tin tức. Đó là cách họ theo dõi diễn biến thời tiết và sự phát triển của địa phương, cũng như kiểm tra mọi sự cố giao thông trên các tuyến đường thường ngày của chồng.
Ngay cả khi thấy một vụ tai nạn giao thông hoàn toàn không liên quan đến cung đường của chồng mình, họ cũng có thể bị ám ảnh trong vài ngày sau. Trạng thái lo lắng thường xuyên này khiến họ phải chịu những gánh nặng của riêng mình.
Cách đây 3-4 năm, chị Gao Chunjie, 46 tuổi vẫn còn ở nhà mỗi khi chồng lên đường.
“Bắt đầu từ khoảng năm 1992, lái xe tải là một nghề khá thời thượng. Lúc ấy, tôi là giáo viên dạy thể dục, kiếm được 130 tệ (chưa đến 500 nghìn đồng/tháng), trong khi chồng tôi kiếm được 4.000-5.000 tệ (14-18 triệu đồng).
Sau đó, bạn của chồng cô gợi ý 2 vợ chồng chuyển đến Sơn Đông để chở hàng. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, những chiếc xe tải còn chạy chậm và có mã lực thấp. Mỗi chuyến đi thường mất hơn 10 ngày cả đi và về, vì thế họ chỉ được gặp nhau 2 lần/tháng.
“Khi con trai được nghỉ hè, tôi cũng đi cùng chồng và chứng kiến độ gập ghềnh của một số con đường” – chị Gao nhớ lại.
Và khi trở về nhà, chị cảm thấy khó ngủ vì lo lắng. Chị luôn đợi chồng gọi về và bắt đầu cảm thấy bấn loạn khi không thấy anh gọi.
Chồng chị lại có thói quen uống chút bia rượu để thư giãn. Chị luôn nhắc anh: “Lái xe cẩn thận đấy. Chú ý nhìn đường vào”.
![]() |
Chị Gao Chunjie và chồng |
Ngày đó đã có điện thoại di động nên họ gọi cho nhau ít nhất 1 lần/ ngày. Có một lần, anh không nhấc máy trong nhiều ngày. Chị đã lo lắng đến phát ốm.
“Tôi bắt đầu khóc. Nhưng chúng tôi không nói chuyện nhẹ nhàng như những cặp vợ chồng khác. Anh ấy chỉ nói ‘Chẳng làm sao cả! Làm sao mà khóc? Cô nghĩ là tôi không biết lái xe à?’”.
Lúc ấy, chị Gao lo mọi việc ở nhà. Một lần, chị bị sốt và đi tiêm. Trên đường về nhà sau khi tiêm, chị đau đến mức không thể cử động được. Con trai chị lúc ấy 10 tuổi đã đến gần và nói: “Mẹ ơi, con sẽ bế mẹ”. Chị cảm thấy đau lòng khi nghĩ về điều đó.
Gao nói, cô là người thẳng tính nên vợ chồng cô hay cãi nhau khi ở cạnh nhau. Nhưng từ khi chồng đi vắng trong thời gian dài, họ luôn nghĩ về những khó khăn của nhau và vì thế luôn trân trọng khoảng thời gian ở bên nhau.
"Anh ấy ăn nói cộc cằn nhưng cũng rất ngọt ngào. Anh ấy không biết nói lời 'có cánh' nhưng luôn làm những việc đúng đắn. Anh ấy là kiểu người như vậy" - Gao nhận xét về chồng.
(Còn nữa)
Phần 2: Những người phụ nữ sống trong thế giới đàn ông
Nguyễn Thảo(Theo The Sixth Tone)
Một người phụ nữ họ Wang (39 tuổi), sống tại tỉnh Tứ Xuyên, bàng hoàng phát hiện mình đã tử vong trên giấy tờ suốt 16 năm qua, theo Sixth Tone.
" alt=""/>Cuộc sống trong cabin của những người vợ lái xe tải đường dàiLà Tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước, trong những năm qua, hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện, Đoàn thanh niên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Đoàn Tập đoàn) đã chủ động xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch phát động và tổ chức hiến máu nhân đạo với hàng ngàn đơn vị máu được huy động vào ngân hàng máu quốc gia.
Cụ thể, năm 2016, đã huy động được 2.488 đơn vị máu, năm 2017 là 3.734 đơn vị, năm 2018 là 3.715 đơn vị, năm 2019 là 3.082 đơn vị và năm 2020 là 3.287 đơn vị. Những con số này thể hiện tinh thần, trách nhiệm thông qua hoạt động giàu ý nghĩa nhân văn của người Dầu khí với cộng đồng.
Những tháng đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh ở hưởng không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến lượng máu dự trữ phục vụ cho công tác cứu chữa bệnh trên toàn quốc - nhất là sau dịp Tết nguyên đán Tân Sửu. Trước thực tế đó, với tinh thần tương thân, tương ái, trách nhiệm vì cộng đồng, từ cuối tháng 2/2021, Tổng Giám đốc Petrovietnam đã triển khai hiến máu tình nguyện trong toàn Tập đoàn và giao cho Đoàn Tập đoàn khẩn trương thực hiện trong Tháng thanh niên với chủ đề “Nhiệt huyết Người Dầu khí”.
Thu về hàng nghìn đơn vị máu
Ngày 4/3, tại Lễ phát động chương trình hiến máu, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh đây là hoạt động nhân đạo với trách nhiệm cộng đồng, thể hiện nét văn hoá của người Dầu khí. Bên cạnh đó, đây cũng là hoạt động rất ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 90 năm Ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2021).
![]() |
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng phát động chương trình hiến máu |
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng đã kêu gọi toàn thể người lao động dầu khí, các đơn vị thành viên, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong Tập đoàn tích cực tham gia và tổ chức các buổi hiến máu tình nguyện đảm bảo đầy đủ công tác phòng chống dịch trong tình hình hiện nay.
Chương trình “Nhiệt huyết người Dầu khí” được Đoàn Tập đoàn phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể, các đơn vị trong Tập đoàn đồng loạt triển khai trong tháng 3 tại nhiều địa điểm trong cả nước: Hà Nội, Quảng Ngãi, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải phòng, Hậu Giang và Cà Mau. Các điểm hiến máu được tổ chức tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế về phòng, chống Covid-19 với nhiều khẩu hiệu giàu ý nghĩa, nhân văn. Chuỗi chương trình được mở đầu tại Cơ quan Tập đoàn với sự tham gia đông đảo của lãnh đạo Tập đoàn, cán bộ, đoàn viên thanh niên, người lao động tại trụ sở Tập đoàn.
![]() |
Các đơn vị phía Bắc tham gia hiến máu |
Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo Tập đoàn, hàng loạt các chương trình hiến máu nhân đạo đã được các đơn vị thành viên của Petrovietnam tổ chức thực hiện với nhiều thông điệp giàu ý nghĩa, nhân văn như: “Nhiệt huyết người Dầu khí - Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, “Nhiệt huyết người Dầu khí - Nghĩa cử cao đẹp vì cộng đồng”, “Nhiệt huyết người Dầu khí - Ấm tình người Dầu khí”, “Nhiệt huyết người Dầu khí - Hiến máu cứu người nghĩa cử cao đẹp”, “Ngày Hội hiến máu - Giọt xuân hồng”, “Nhiệt huyết người Dầu khí - Giọt hồng Đất Mũi”.
![]() |
Cán bộ Đoàn viên PVGas tham gia hiến máu ở Vũng Tàu |
Qua 1 tháng triển khai, chương trình đã nhận được đơn đăng ký của hàng ngàn người lao động trong toàn Tập đoàn và tiếp nhận được 3.800 đơn vị máu. Đây là một kết quả tích cực đối với chương trình vì số lượng đơn vị máu được tiếp nhận trong 1 tháng đã cao hơn so với kết quả cả năm của 5 năm trở lại đây.
Tham gia hiến máu tình nguyện, Phó Bí thư Đoàn Tập đoàn Đỗ Anh Tuấn - người đã 8 lần tham gia hiến máu, chia sẻ, đó là việc làm truyền thống, thường xuyên của người lao động Dầu khí nói chung và đoàn viên, thanh niên Dầu khí nói riêng; chúng tôi tham gia với tâm niệm những giọt máu nhỏ nhoi của mình sẽ cứu được một ai đó trong cơn nguy kịch.
![]() |
Cán bộ, NLĐ Vietsovpetro tham gia hiến máu |
Chia sẻ tại buổi hiến máu khu vực phía Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên PVFCCo Vũ Thị Thanh Hương cho biết: “Tôi thật sự bất ngờ, mặc dù PVFCCo cũng đã có rất nhiều năm tổ chức hiến máu tại tòa nhà rồi, nhưng đây là lần đầu tiên mà mọi người tham dự chương trình đông như vậy. Ban tổ chức phải làm việc hết công suất cả ngày mới đáp ứng được tiến độ công việc. Vất vả nhưng chúng tôi cảm thấy rất vui, hạnh phúc vì qua đó thể hiện được tình cảm, nhiệt huyết của người Dầu khí, lan tỏa tinh thần người Dầu khí qua bản sắc văn hóa trách nhiệm, sẻ chia vốn là nét đẹp Văn hóa Petrovietnam”.
![]() |
Cán bộ PVCFC tham gia hiến máu |
Tới đây, Petrovietnam sẽ sơ kết tháng cao điểm hiến máu tình nguyện và tiếp tục triển khai rộng khắp toàn Tập đoàn trong cả năm và những năm tiếp theo. Chương trình “Nhiệt huyết Người Dầu khí” hứa hẹn tiếp tục lan tỏa, thu hút nhiều hơn nữa người lao động Dầu khí tham gia trong thời gian tới và sẽ tô đậm hơn nét đẹp Văn hoá Petrovietnam, thiết thực tiến tới kỷ niệm 60 năm Ngành Dầu khí Việt Nam.
Ngọc Minh
" alt=""/>‘Nhiệt huyết người Dầu khí’