"Ngày hội Văn hoá - Du lịch Huế" tại Hà Nội là cơ hội để giới thiệu, quảng bá hình ảnh xứ Huế, đậm đà bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc, đồng thời tạo điều kiện để công chúng có dịp trải nghiệm di sản văn hóa Huế giữa lòng Thủ đô.
Điểm nhấn của Ngày hội là chương trình "Mùa đông xứ Huế" diễn ra trong 3 ngày 14,15,16/12/2016. Chương trình gồm 3 phần với những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, mang đậm nét Huế qua các thời kỳ được dàn dựng công phu, ấn tượng, mang màu sắc độc đáo do các ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng của Việt Nam trình diễn.
![]() |
Ca Huế - loại hình nghệ thuật đặc sắc của Huế |
Bên cạnh đó, lễ hội ẩm thực và xúc tiến quảng bá du lịch Huế sẽ có khu ẩm thực phục vụ các món ăn đặc sắc, tinh túy của xứ Huế đã được công nhận Kỷ lục châu Á và Kỷ lục Việt Nam như Bún bò Huế (được công nhận Kỷ lục châu Á), các loại bánh Huế như bánh Khoái, bánh Bèo, bánh Nậm, bánh Lọc, chè hạt sen (được công nhận Kỷ lục Việt Nam). Ngoài ra, các gian hàng còn quảng diễn và phục vụ cơm Hến, đặc sản đặc sắc riêng của Huế, các loại nem Huế, chè Huế được chế biến tinh tế, công phu mang hương vị xứ Huế.
Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch sẽ được Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên - Huế, Trung tâm Xúc tiến Du lịch cùng các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn giới thiệu các sản phẩm, tour du lịch Huế đến với du khách và nhân dân Thủ đô với những sản phẩm du lịch đặc sắc như: du lịch Di sản, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch biển, đầm phá...
Bên cạnh đó, Ngày hội còn giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, các đặc sản Huế nổi tiếng như tôm chua, mè xửng...; trình diễn nghệ thuật pha chế, hoạt động biểu diễn nghệ thuật...
T.Lê
" alt=""/>Di sản Huế giữa lòng Hà NộiNhững tác phẩm được thể nghiệm với một chất liệu và kỹ thuật mới với thêu, đính cườm thủ công trên toan. Cô khéo léo sử dụng hiệu ứng thị giác của chất liệu cườm và sequin để truyền tải màu sắc và hình thức sống động được tạo ra bởi sự tương tác giữa ánh sáng mặt trời, gió và mây. Các tác phẩm hội hoạ trở nên “bồng bềnh” dưới mỗi góc độ ánh sáng khác nhau.
Tinh thần “bồng bềnh” của triển lãm được cộng hưởng với không gian La Galerie của kiến trúc sư Hiện đại người Anh, Richard Rogers. Các thiết kế của ông mang tính tiên phong kiến trúc công nghệ cao. Hai trong những kiệt tác của ông và cộng sự là Trung tâm nghệ thuật và văn hoá quốc gia Georges-Pompidou tại Paris, Pháp và cao ốc Lloyd tại London, Anh. Phòng triển lãm La Galerie là kiệt tác cuối cùng của ông, tác phẩm là một hình hộp chữ nhật được đặt hoàn toàn nằm lơ lửng giữa bầu trời và mặt đất và tiếp xúc với sườn đồi từ một cạnh duy nhất. Kiến trúc này liên hệ trực tiếp với chính triển lãm “Bồng bềnh chốn hư không” và là một “tác phẩm trong tác phẩm”.
![]() | ![]() |
Chuỗi tác phẩm không thể hoàn thiện nếu thiếu ánh sáng của vùng miền nam nước Pháp. Ánh sáng nơi đây là một yếu tố đặc biệt, rực rỡ nhưng yên ả, là nguyên liệu cuối cùng để hoàn thiện. Và đây cũng là lý do mà Paul Cézanne và Pablo Picasso lựa chọn nơi đây để đặt xưởng vẽ cá nhân.
Sự tỉ mỉ của người nghệ sĩ được thể hiện rõ qua việc sắp đặt, tính toán vị trí của từng hạt cườm, sequin nhỏ bé nằm-đứng, nghiêng-thẳng, để ánh nắng phản chiếu từ bề mặt bức tranh mang lại hiệu ứng đúng với chủ ý thị giác nhất. Từ đây, tác phẩm tự thân nó không ngừng biến đổi, không lặp lại chính mình, theo áng sáng, theo vị trí và kĩ thuật, theo thị giác và theo vị trí điểm nhìn.
Tia-Thuỷ Nguyễn để người xem được chiêm nghiệm tác phẩm bằng đôi mắt chủ động, không chỉ bằng các hiệu ứng thị giác thông thường: Có thể tò mò điều gì đang hiện diện trong tác phẩm, có thể mang nỗi niềm, có thể không thấy mây mà thấy chính mình... Thế giới đang chuyển động quá nhanh và đôi khi sự chú ý, để tâm còn quá ít. Tia-Thuỷ Nguyễn giúp người xem được chậm lại và an tĩnh một khoảng thời gian.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
“Nghệ thuật đã kết nối những con người chưa từng gặp nhau mà không cần tới lời nói. Cảm xúc và trạng thái của khách mời đều có sự chuyển động khi theo dõi từng tác phẩm trong triển lãm: sửng sốt, hào hứng, trầm trồ và đồng điệu không chỉ với thị giác của tác phẩm, mà còn đến từ hành trình lao động nghệ thuật của nghệ sĩ Tia-Thuỷ Nguyễn”, giám tuyển Daniel Kennedy chia sẻ.
Những tác phẩm của Tia-Thuỷ Nguyễn mang đậm dấu ấn cá nhân cô: tự do, phóng khoáng, đầy khao khát, dám mơ lớn. Và là một niềm tự hào của người Việt trên bản đồ Nghệ thuật Thế giới, một nghệ sĩ Việt Nam reo ca cùng các nghệ sĩ quốc tế lớn trong khu vườn nghệ thuật tầm cỡ mà không hề e ngại. Cô gửi đi một tín hiệu và đã nhận lại từ các nghệ sĩ và những người có chuyên môn nghệ thuật.
Ngoài những tác phẩm về mây, Tia-Thuỷ Nguyễn đưa khán giả đến gần với "chốn hư không" của mình qua cuốn sách Mỹ thuật"Mây này là mây em" về sự tiếp tiến trong quá trình thực hành nghệ thuật của cô: từ ký họa, đến tranh sơn dầu và đến các tác phẩm đính kết tỉ mỉ. Hơn 150 tác phẩm qua 350 trang, khán giả sẽ thấy được sự tương tác đa kỹ thuật, kết nốt chặt chẽ giữa không gian, màu sắc, ánh sáng và vật liệu. Người xem có thể tìm thấy trong cuốn sách những lời thơ, lời nhạc, tự tình, như một mời gọi bước chân vào thế giới tâm trí, sáng tạo của cô.
Triển lãm không chỉ là một thành quả mới, là sự kết hợp giữa hội hoạ và thời trang, không chỉ về cách thực hành tác phẩm mà còn là một giai đoạn mới của Tia-Thuỷ Nguyễn về tư duy nghệ thuật.
Thiện Nhân
" alt=""/>Triển lãm 'Bồng bềnh chốn hư không' tự do, phóng khoáng của TiaNgay cả khi khó khăn nhất, anh cũng không cần tôi, lý do gì để tôi quay trở lại? Ảnh minh họa: Sohu
Tuy không thể đến với nhau, tôi và Lâm vẫn giữ mối quan hệ bạn bè. Lâm nói, không có duyên làm người yêu thì làm bạn cũng tốt, khi khó khăn đừng ngại chia sẻ với anh. Tất nhiên, tôi không có chuyện gì cần chia sẻ với Lâm vì đã có An bên cạnh.
Mẹ An bị bệnh tim, càng để lâu càng trở nặng. Bác sĩ nói chỉ có phẫu thuật mới cải thiện được tình trạng bệnh. An đang cố gắng làm việc vượt khả năng của mình để có tiền lo phẫu thuật cho mẹ.
Tôi chẳng giúp được gì, chỉ biết động viên anh. Thỉnh thoảng, tôi vào viện chăm sóc mẹ thay anh. Đã có lần anh nắm tay tôi như muốn khóc: "Anh quá may mắn khi gặp được em".
Bạn bè nói tôi yêu đương thiệt thòi quá. Kể từ ngày yêu nhau, ít khi chúng tôi có dịp đi chơi, hẹn hò. Tôi không mấy bận tâm về điều đó. Yêu nhau đâu phải chỉ bên nhau khi vui mà còn bên nhau cả những khi khó khăn, buồn tủi.
Một ngày, An đột ngột nói lời chia tay. An bảo cần tiền phẫu thuật cho mẹ. Lâm tìm gặp An, nói rằng sẽ cho anh vay tiền với điều kiện anh rời xa tôi và An đã đồng ý.
An nói rằng, lựa chọn anh chính là sai lầm lớn nhất của tôi. Thời đại bây giờ, đừng mơ mộng "một túp lều tranh, hai trái tim vàng". Khi gánh nặng cơm áo ghì sát đất, trái tim sẽ chẳng còn chỗ cho chuyện yêu đương trai gái. An nói rằng Lâm yêu tôi, đó mới là người đàn ông tôi cần cho cuộc đời mình.
Tôi nhìn An, không nén nổi nỗi thất vọng trào dâng trong lồng ngực. Anh vay tiền của Lâm hay nhận tiền của Lâm để "bán" tình yêu của chúng tôi? Yêu ai là quyền của tôi, An có quyền gì định đoạt? Tôi quay lưng bước đi, cảm nhận trái tim mình như đang vỡ vụn.
Thời gian sau đó, Lâm vẫn đến, ân cần và quan tâm. Nhưng tôi nói mình không yêu anh, đừng phí thời gian với tôi làm gì. Lâm nhìn tôi thật lâu rồi hỏi: "Còn yêu cậu ta đến thế, sao không tìm cậu ấy đi?".
Từ ngày quay lưng bỏ đi, tôi chẳng còn quan tâm bất cứ điều gì về An. Tôi đã yêu anh ấy nhiều biết bao nhiêu, vậy mà anh ấy thà không có tôi cũng không hề nuối tiếc.
Thật không ngờ đến lúc này, tôi mới biết những lời An nói với tôi chỉ là câu chuyện bịa đặt. Chính An đã tìm gặp Lâm, nhờ Lâm chăm sóc cho tôi. Câu chuyện tiền bạc kia là do An tự nghĩ ra cho thêm phần cay đắng. An biết tôi yêu anh sẽ khổ sở thiệt thòi. An kiếm cớ để đẩy tôi rời xa anh ấy.
"Có lẽ cả anh và An đều sai khi nghĩ rằng, điều đó sẽ tốt cho em. Đôi khi, chính chúng ta không nghĩ rằng lòng tốt của mình sẽ khiến người khác đau lòng. Mẹ An mất rồi. Những ngày này, có lẽ cậu ấy cần em", lời Lâm vừa thốt ra khiến tim tôi như nghẹn lại.
Tôi sẽ đến tìm An, nói với anh một lời chia buồn sâu sắc. Còn ở bên cạnh An, có lẽ cũng không cần thiết nữa.
Mọi người nhiều khi cho rằng, mình hiểu người khác muốn gì và tự ý định đoạt mọi thứ. Cả Lâm và An đều không hiểu điều tôi thực sự muốn. Tôi yêu An, muốn ở bên cạnh anh, muốn cùng anh sẻ chia những khó khăn, buồn tủi trong cuộc đời.
An ạ, nếu anh có đọc được bài này, em chỉ muốn nói với anh một câu: Nếu thời điểm khó khăn nhất anh không cần em, có nghĩa là cả đời này anh cũng không cần em. Anh chia tay em là quyết định đúng đấy!
Theo Dân Trí