Sau khi Tô Lưu Dật hoàn thành chương trình tiểu học trong 2,5 ngày, giáo viên đề nghị bố mẹ đưa con đến trường THCS kiểm tra kiến thức. Tại đây, nhiều giáo viên ngỡ ngàng vì kiến thức của Tô Lưu Dật. Kết quả bài kiểm tra hoàn toàn đúng từ Toán học đến Văn học cổ. Trường quyết định cho Tô Lưu Dật học chương trình THCS.
Cậu hoàn thành chương trình cấp 2 trong vòng 1 năm khi mới tròn 7 tuổi. Sau 3 tháng học tại trường, Tô Lưu Dật giành được giải Nhất môn Toán cấp THCS tỉnh Sơn Đông, giải Nhất tiếng Anh TP Thái An và Huy chương Đồng quốc gia Toán.
Tháng 9/2008, ở tuổi lên 8, Tô Lưu Dật vượt qua hơn 300 học sinh giỏi để bước vào trường THPT chọn của thành phố. Trong vòng 1,5 năm, cậu hoàn thành chương trình học cấp 3.
Ngoài ra, Tô Lưu Dật còn tự học một loạt ngôn ngữ lập trình khác như Basic, Pascal, JAVA... Cậu hiểu được cách viết và vận hành ngôn ngữ máy tính. Thậm chí, Tô Lưu Dật còn thiết lập được hệ điều hành ngôn ngữ cho riêng mình.
Khi con trai được nhiều người ca tụng là thần đồng, bà Lưu Hân Hân - mẹ Tô Lưu Dật, bày tỏ: "Con trai tôi không phải thần đồng. Mọi người đừng đội chiếc mũ quá to lên đầu nó. Tô Lưu Dật vẫn là một cậu bé và hãy để cháu được sống cuộc đời bình thường".
Đỗ ĐH năm 10 tuổi
Tháng 6/2010, Tô Lưu Dật tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH đạt 566/750 điểm. Với số điểm này, cậu được nhận vào ĐH Khoa học và Công nghệ Nam Phương (ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc).
Khi nhận xét về thần đồng Toán học, ông Chúc Thanh Thi - đại diện trường, cho biết: "Đây là cậu bé có trí nhớ siêu phàm và một tài năng về Toán học, Vật lý. Lần đầu tôi thấy đứa trẻ 10 tuổi thảo luận với các giáo sư về thuyết tương đối của Einstein".
Tuy nhiên, vì tính cách còn trẻ con nên việc học nghiêm túc ở giảng đường trở thành chướng ngại vật lớn đối với Tô Lưu Dật. Cậu được xếp ngồi cuối để tránh gây ồn ào, ảnh hưởng đến sinh viên khác. Tô Lưu Dật thường xuyên nghịch ngợm, vuốt tóc sinh viên nữ trong lớp và sẵn sàng khóc nếu bị trêu. Khi các bạn nghe giảng, cậu lại ngủ hoặc quay sang trêu đùa người bên cạnh.
Hết năm nhất Tô Lưu Dật trượt 8/10 môn học, điều này khiến bố mẹ vô cùng sốc. Sau khi biết tin con trai không qua nhiều môn, bố mẹ từ quê lên Thâm Quyến để đồng hành cùng Tô Lưu Dật.
Thế nhưng, ngay cả khi bố mẹ ở bên động viên và chăm sóc, điểm số của cậu vẫn không cải thiện. Nhiều sinh viên trong lớp phàn nàn không thể tập trung học vì có Tô Lưu Dật, sau một thời gian, cậu quyết định không đến lớp.
"Dù sở hữu trí óc của thiên tài nhưng tính cách của Tô Lưu Dật vẫn là đứa trẻ 10 tuổi. Sinh viên này không thể ngồi yên khoảng 10p trong lớp học", một giảng viên từng dạy Tô Lưu Dật cho hay.
Sau khi tin tức Tô Lưu Dật nghỉ học lan truyền, đại diện trường cho biết: “Tô Lưu Dật tạm thời nghỉ, không phải tự ý bỏ học, nhà trường cũng không đuổi”.
"Tô Lưu Dật còn quá trẻ để theo học môi trường ĐH. Do đó, nhà trường đã thiết kế chương trình học riêng cho em tại nhà, đa phần là tự học. Nhà trường cũng cử các giáo sư đến nhà dạy học cho Tô Lưu Dật", ông Thẩm Đình Đình, hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Với sự hỗ trợ của nhà trường cùng với khả năng tự học cao, Tô Lưu Dật lấy được bằng cử nhân ĐH. Năm 2016, cậu tiếp tục học lên tiến sĩ. Sau khi lấy được bằng tiến sĩ, dù được nhiều giáo sư mời về làm trợ lý, nhưng Tô Lưu Dật đã từ chối.
Rời bỏ hào quang quá khứ, hiện tại ở tuổi 23, Tô Lưu Dật làm việc trong Viện Nghiên cứu ở Trung Quốc. Cậu có cuộc sống bình thường như bao người khác. Giờ đây Tô Lưu Dật đã chững chạc, trưởng thành hơn, sống có mục đích và lý tưởng.
Theo Sohu
Theo ông Đường, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 là chuyển từ giáo dục kiến thức sang giáo dục về phẩm chất, năng lực của người học nhưng việc triển khai chủ trương này còn rất xa vời. Vì vậy cần có bước chuyển biến về chất để chuyển mục đích của chương trình từ trang bị kiến thức sang trang bị phẩm chất, năng lực của người học.
“Tôi lấy làm lạ tại sao 30-40 năm nay, trường học mọc ra như nấm sao vẫn thiếu giáo viên? Thiếu vì cái gì, hay chế độ đãi ngộ quá thấp? Làm thế nào để xây dựng đội ngũ giáo viên không chỉ đủ mà còn chất lượng. Không có đội ngũ giáo viên tốt đổi mới SGK cũng rất khó thực hiện”, ông Đường nhấn mạnh.
Vì vậy, ông đề nghị Quốc hội tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục, đồng thời cho rằng không nên xã hội hóa trong biên soạn SGK mà Nhà nước nên đầu tư để có bộ SGK chuẩn cho học sinh.
Ông Nguyễn Túc - Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Văn hóa - Xã hội, cảnh báo "xã hội hóa" không đến nơi đến chốn sẽ biến thành "thương mại hóa". Hậu quả của việc này là xảy ra một số vụ án liên quan SGK vừa được phanh phui, trong đó, có sự móc ngoặc giữa người có chức có quyền với người làm kinh doanh.
PGS.TS Vũ Trọng Rỹ - Phó chủ tịch Hội Khoa học tâm lý Giáo dục Việt Nam, cho rằng đã xã hội hóa phải chấp nhận cơ chế thị trường. Nếu không chấp nhận sẽ không ai làm bởi người ta phải bỏ vốn để đầu tư.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đề nghị cần xem lại vai trò của Nhà nước trong xã hội hóa.
“Xã hội hóa người ta hiểu đơn giản không dùng tiền của Nhà nước để đầu tư cho lĩnh vực nào đó. Xã hội hóa không phải chỉ gom tiền của nhà đầu tư để đầu tư vào lĩnh vực nào đó mà Nhà nước phải có định hướng”, nguyên Phó Chủ tịch nước phân tích.
Tuy nhiên theo bà Doan, vai trò của Nhà nước trong xã hội hóa phải được làm rõ, rõ từ nhận thức rồi mới đến hành động, nếu không chỉ hướng đến lợi nhuận là chính.
"Mở mắt ra là thi"
GS Nguyễn Lân Dũng - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học - Giáo dục - Môi trường bày tỏ băn khoăn về việc chương trình giáo dục phổ thông chưa qua thực nghiệm để áp dụng đại trà trên cả nước.
Trong khi đó, có một chương trình thực nghiệm của Trường Phổ thông Thực nghiệm đã ứng dụng, nhưng không được áp dụng vì Hội đồng 5 người của Bộ Giáo dục bác bỏ, đó là chương trình của GS Hồ Ngọc Đại.
Qua theo dõi hơn 40 năm, GS Nguyễn Lân Dũng đánh giá, chương trình thực nghiệm đào tạo lên một lớp trẻ tử tế, có kinh nghiệm sống, có lương tâm và trách nhiệm.
Quan tâm đến việc dạy và học Ngoại ngữ, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng có những trường hợp học 12 năm không thể nói. Theo ông, sai lầm của học Ngoại ngữ là học để thi, học quá nhiều và quá nặng nề.
"Tôi là người biết 4 Ngoại ngữ nhưng nếu thi IELTS có khi vẫn trượt vì học những từ chẳng bao giờ dùng đến. Học Ngoại ngữ, chúng ta nên học tối thiểu 1.500 từ và học đến đâu dùng đến đấy”, GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ kinh nghiệm.
PGS.TS Nguyễn Gia Cầu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục, trăn trở về việc "thực học, thực dạy" và cho rằng trong đổi mới chương trình, SGK phổ thông 2018 điều này chưa được chú trọng.
“Các em học để thi, mở mắt ra là thi, chịu áp lực thi cử. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy và học", PGS.TS Nguyễn Gia Cầu cảnh báo.
Một số trường “lập lờ” giữa SGK và các tài liệu tham khảo, sách bài tập Báo cáo về việc ban hành chính sách, pháp luật và công tác quản lý Nhà nước về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông giai đoạn 2014-2022, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết nhiều ý kiến băn khoăn về việc Bộ GD-ĐT ban hành quyết định phê duyệt danh mục SGK, nhưng thực tế, một số trường “lập lờ” giữa SGK và các tài liệu tham khảo, sách bài tập. Việc này khiến chi phí mua sách đội lên rất nhiều; tình trạng giá sách giáo khoa nhiều thời điểm tăng cao, gây khó khăn, lãng phí tiền của nhân dân. Mặt trận đề nghị Bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ, ngành liên quan sớm có giải pháp thống nhất nội dung sách giáo khoa và tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sách giáo khoa. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT chưa có cơ chế kiểm soát, quản lý đối với các địa phương trong việc in ấn, phát hành một số loại sách, thiết bị học tập, dẫn đến tình trạng một địa phương phát hành độc quyền sách, ấn định việc sử dụng SGK và thiết bị học tập nhất định cho địa phương. |
Dù vẫn cháy một tình yêu cho đội nhà, nhưng phải thừa nhận, tuyển Thái Lan mạnh hơn các chàng trai áo đỏ. Chính xác thì 2 trận chung kết AFF Cup 2022trên sân Mỹ Đình (13/1) và Thammasat hôm nay cho thấy, Voi chiến‘trên cơ’ tuyển Việt Nam.
Chính sự khác biệt này khiến tuyển Việt Nam đang thắng tưng bừng ở vòng bảng và cả bán kết rồi không để thủng lưới, bỗng nhiên… dở khi gặp Thái Lan.
Những điểm yếu của tuyển Việt Nam lộ ra, chúng ta cũng cho thấy sự non nớt trước ‘chiêu trò’ của đối thủ. Và sự khác biệt rõ nhất của người Thái chính là Theerathon Bunmanthan, ở cả 2 trận chung kết đi – về.
Trên sân Mỹ Đình, chính đội trưởng số 3 kiến tạo cả 2 bàn cho đồng đội lập công khiến Việt Nam suýt thua.
Tuy nhiên, HLV Park Hang Seo đã không thể giải quyết việc ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Bunmathan và không ai khác anh là tác giả bàn duy nhất ở chung kết lượt về AFF Cup 2022, vô cùng đẳng cấp và đẹp mắt.
Tuyển Việt Nam không có một cầu thủ tầm cỡ như thế, trong cuộc chơi mà các vị trí ở tuyến giữa chơi giảm sút, trong đó Quang Hải là nỗi thất vọng lớn.
Với lực lượng trong tay, HLV Park Hang Seo cũng đã làm hết sức, tung hết các bài vở chiến thuật của mình. Nhưng ở vũ điệu cuối cùng trên đất Thái Lan, lần này ông lỡ chiến thắng cùng tuyển Việt Nam lỡ danh hiệu AFF Cup 2022.
Dĩ nhiên, thật tuyệt vời nếu cuộc chia tay với ông Park khép lại bằng chức vô địch AFF Cup 2022. Nhưng thua theo cách này chúng ta cũng không có gì phải nuối tiếc và phải chấp nhận sự thật, chúng ta về nhì vì chúng ta yếu hơn!
Cuộc chơi nào cũng có thắng thua, không thể chia tay ông Park bằng nụ cười nhưng vẫn xin cảm ơn ông cùng các chàng trai áo đỏ đã nỗ lực, chiến đấu hết mình, chơi không từ bỏ.
Giờ thì Những chiến binh sao vàng về nhà và chuẩn bị đón Tết cùng gia đình thôi!
Video highlights Thái Lan 1-0 Việt Nam (nguồn: FPT Play)