. Nhưng bằng sự nỗ lực của mình và sự giúp đỡ động viên của mẹ anh, bà Debbie Phelps, hiệu trưởng một ngôi trường trung học ở Towson, bang Maryland nước Mỹ mà nhân loại mới có thể thấy được một Michael Phelps ngày hôm nay.</p><table width=)

|
Michael Phelps và gia đình của mình. |
Cậu bé Michael Phelps và hội chứng ADHD
Michael Phelps sinh ngày 30/6/1985, là em út trong một gia đình có hai chị gái, Hilary và Whitney, ở ngoại ô Baltimore (bang Maryland). Ông Fred, bố của Michael, là một quân nhân. Còn mẹ anh, bà Debbie, là giáo viên trung học cơ sở. Tuy nhiên, đến năm 1993, cha mẹ Phelps ly thân. Một năm sau, họ chính thức ly dị khi cậu bé Phelps mới 9 tuổi. Bà Debbie Phelps đã phải một mình nuôi anh khôn lớn cùng các chị gái.

|
Cậu bé Michael Phelps bị chuẩn đoán mắc chứng bệnh ADHD từ lúc 9 tuổi. |
Cũng trong khoảng thời gian đó, bên cạnh nỗi đau mất chồng, sự vất vả khi phải một mình nuôi 3 người con thì bà Debbie lại phát hiện ra cậu con trai của mình không thể tập trung vào bất cứ điều gì. Và 9 tuổi, cậu bé Phelps được các bác sĩ chuẩn đoán mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Lúc đó bà rất buồn vì Phelps bị mọi người nhìn bởi một con mắt khác, ngay cả các giáo viên của cậu bé cũng vậy.
Sự nỗ lực của một bà mẹ đơn thân và cách nuôi dạy con không phải ai cũng làm được
“Đó là một cú sốc đối với tôi. Nhưng tôi muốn chứng minh cho tất cả mọi người rằng họ đã sai. Tôi biết rằng, Michael có thể đạt được bất cứ điều gì nó muốn nếu nó đặt tâm trí của mình vào đó". Bà Debbie chia sẻ về cảm xúc của mình khi biết con trai bị mắc hội chứng ADHD.
Ngay lúc đó, bà Debbie, một người giáo viên trong hơn hai thập kỷ đã bắt đầu làm việc chặt chẽ với trường của Michael để giúp đỡ cậu bé. "Bất cứ khi nào một giáo viên nói, 'Michael không thể làm được điều này', tôi đã nói lại với họ rằng 'Vậy, em đã/ sẽ làm gì để giúp Michael?", bà Debbie nhớ lại.

|
Những giọt nước mắt từ mẹ của một huyền thoại. |
Michael thích bơi lội ngay từ khi còn nhỏ. Chính vì vậy, khi Michael rên rỉ về việc anh ghét đọc sách, thì mẹ anh đã thay đổi điều đó bằng cách đưa cho cậu bé những tờ báo thể thao hoặc những cuốn sách về thể thao. Còn khi nhận thấy rằng sự chú ý của Michael “đi lạc” trong toán học, bà đã thuê một gia sư và khuyến khích con sử dụng toán theo ngôn ngữ mà Michael thích như: "Bạn sẽ mất bao lâu để bơi hết 500 mét nếu bạn bơi ba mét mỗi giây?".
Cũng vì Michael thích bơi nên các bác sĩ đã khuyên nên để cậu bé tham gia bơi lội như một phần của cuộc điều trị. Bà Debbie đã cất công đưa anh tới hồ bơi 4-5 lần một tuần, tất nhiên khi đó không hề trông đợi rằng con bà rồi sẽ trở thành người bơi lội xuất sắc nhất hành tinh. Thực vậy, việc làm mẹ đơn thân giúp bà Debbie có được quyết tâm sắt đá cùng cậu con trai mọi lúc mọi nơi. Bà không phải tranh cãi về việc ai sẽ đưa Phelps tới bể bơi, ai sẽ trả tiền điều trị và tập luyện cũng như việc Phelps có trở thành vận động viên chuyên nghiệp hay không.

|
Niềm vui khi nhìn thấy con chiến thắng của một người mẹ. |
Tại bể bơi, bà Debbie đã giúp Michael giảm “tăng động” bằng cách nhắc nhở cậu bé phải xem xét đến những hậu quả mà hành vi của mình có thể gây nên. Bà Debbie cho biết khi Michael 10 tuổi, trong một lần thi bơi, Michael đứng thứ hai và cậu bé đã rất thất vọng. Biểu hiện lúc đó của cậu bé là giằng chiếc kính của mình và ném chúng thật mạnh lên mặt sàn của hồ bơi.
Lúc đó, bà Debbie không hề tỏ ra trách móc hay có bất kỳ lời nói không vui nào với Michael. Khi họ lái xe về nhà, trên xe, thay vì nói Michael phải kiềm chế hay nói rằng con sẽ chiến thắng lần sau, Debbie lại nói với Michael về “tính thể thao” nhiều hơn về “những chiến thắng”. Bà Debbie và Michael đã tự tạo ra những tín hiệu riêng cho họ, để giúp Michael luôn bình tĩnh. Đó chính là dấu hiệu tay hình chữ “C”. Theo bà Debbie, bất kỳ khi nào đứng trên khán đài, thấy Michael thất vọng, chữ “C” đó lại được hiện lên trên tay bà. Nó là biểu tượng cho từ “compose yourself – hãy bình tĩnh lại”.

|
Huyền thoại Michael Phelps. |
Có thể nói, bà Debbie sử dụng rất nhiều chiến lược khác nhau để giữ cho Michael luôn bình tĩnh và đi theo một kỷ luật. Theo thời gian, tình yêu với bơi lội của Michael ngày càng lớn và bà Debbie vui mừng vì sự tự giác của Michael trong việc này. “Michael rất ít khi từ bỏ những buổi tập luyện, ngay cả vào Giáng sinh thì hồ bơi vẫn là nơi đầu tiên chúng tôi đến và thằng bé hạnh phúc khi được ở đó".
Debbie cũng chia sẻ rằng bà luôn lắng nghe con trai của mình. Khi Michael học lớp 6, cậu bé nói rằng cậu muốn ngưng dùng thuốc. Mặc dù có mối nghi ngại nghiêm trọng rằng liệu mọi chuyện đó có ổn không khi cậu bé không uống thuốc nữa, nhưng bà vẫn đồng ý để cho cậu bé dừng lại. Michael đã không làm mẹ mình thất vọng. Cậu bé đã không còn dùng thuốc cho những người mắc tăng động giảm chú ý từ lớp 6 cho tới tận bây giờ.

|
Michael Phelps luôn dành niềm vui chiến thắng đầu tiên cho mẹ của mình. |
Những việc làm của mẹ Michael Phelps đã khiến cả thế giới phải nể phục. Chuyên gia vật lý trị liệu Gilda Carle, tác giả cuốn Don’t Bet on the Prince! How yo Have the Man You Want by Betting on Yourself (tạm dịch: Đừng làm hoàng tử! Làm sao để trở thành người bạn muốn bằng cách là chính mình) đã từng thốt lên rằng: “Mẹ của Michael Phelps xứng đáng được trao giải Bà mẹ của năm”.
Ông còn nói thêm rằng: “Bà ấy đã một tay nuôi dạy ba đứa con, và cho Michael điều mà không đứa trẻ nào có: tập trung hết sức lực cho bơi lội. Michael Phelps thực sự là một ví dụ điển hình cho việc con người đã vượt lên số phận mạnh mẽ như thế nào. Nó cũng phá vỡ những định kiến về việc trẻ nhỏ sẽ trở nên hư hỏng ở những gia đình đổ vỡ. Điều quan trọng là chất lượng giáo dục và sự hướng dẫn cho con cái, dù cho môi trường tức thời xung quanh nó có ra sao. Mỗi cá nhân đều có những kỹ năng có thể được nuôi dưỡng và phát triển”.
Cho dù người mẹ này không kỳ vọng con mình có thể trở thành một chàng hoàng tử, nhưng bà đã nhận lại cả một HUYỀN THOẠI.
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Mẹ kình ngư Michael Phelps đã 'biến' một đứa trẻ tăng động thành huyền thoại
Là sự kiện thường niên, triển lãm giáo dục New Zealand 2016 được đông đảo phụ huynh và học sinh quan tâm bởi những thông tin hữu ích và đáng tin cậy mà chương trình mang lại.Các trường danh tiếng tuyển sinh ngay tại triển lãm
Đến với sự kiện diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM, người tham gia sẽ có cơ hội gặp gỡ và được tư vấn trực tiếp bởi đại diện 40 trường đại học, cao đẳng, trung học và trường nghề tại New Zealand. Những thắc mắc về thủ tục nhập học, chương trình học và cơ hội học bổng sẽ được các trường giải đáp cặn kẽ.
Thêm vào đó, những trường có tên trong danh sách các đại học tốt nhất thế giới tính theo ngành học theo bảng xếp hạng QS năm 2016 của New Zealand như Auckland, Canterbury, Victoria Wellington, Lincoln và Massey cũng sẽ tiến hành chiêu sinh ngay tại triển lãm. Đây là dịp tuyệt vời để học sinh, sinh viên tiếp cận và tiến một bước gần hơn đến những ngôi trường danh giá trên thế giới.

|
Triển lãm Giáo Dục New Zealand 2016 là địa chỉ tin cậy để tìm hiểu thông tin về việc du học ở xứ sở Kiwi |
Tìm hiểu về các ngành học, phương pháp giáo dục đặc biệt
Hệ thống giáo dục New Zealand luôn cung cấp những khóa đào tạo và chương trình học mới nhất, phù hợp với xu hướng đang vận động trên thị trường công việc toàn cầu. Học viên sẽ được học dựng phim ngay tại phim trường, cùng tham gia với đoàn làm phim của những siêu phẩm bom tấn toàn cầu; học hàng không tại phi trường nằm trong hệ thống đường bay chuẩn mực quốc tế và học thiết kế đồ họa với những ý tưởng và phương pháp tư duy sáng tạo được chấp cánh bay xa.
 |
New Zealand có hệ thống giáo dục hoàn thiện từ Trung học, Đại học và sau Đại học |
Ngoài ra, tại New Zealand, sinh viên, học sinh ở bất cứ bậc học, trình độ nào cũng có thể tìm kiếm chương trình học phù hợp với mình thông qua hệ thống giáo dục đa năng bao gồm: Trung học phổ thông, đại học, trường nghề, và cao học. Đặc biệt, các học viên học nghề tại New Zealand sẽ có cơ hội đạt được các bằng cấp Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ và những bằng cấp này được xem trọng như những bằng cấp học thuật. Tin vui này mở ra nhiều cơ hội rèn luyện tay nghề, trau dồi kĩ năng và thăng tiến cho sinh viên học nghề.
 |
Chứng chỉ nghề tương đương bằng cấp học thuật và được công nhận trên toàn thế giới |
Với chương trình giảng dạy chuẩn quốc tế, bằng cấp được công nhận toàn cầu, nghề nghiệp đa dạng và sự thiếu hụt lực lượng lao động ở thời điểm hiện tại ở New Zealand, sinh viên tốt nghiệp sẽ tiếp cận với vô số nghề nghiệp hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rộng mở.
Thông tin cập nhật nhất về thị thực
Ngoài ra, tại triển lãm, các sinh viên và phụ huynh sẽ được tiếp nhận những thông tin cập nhật nhất về chính sách thị thực mới dành cho sinh viên. Với Visa Pathway, các du học sinh sẽ không cần phải có 3 thị thực riêng biệt để theo học chương trình tiếng Anh, chương trình chuyển tiếp và chương trình chuyên ngành. Sinh viên quốc tế có thể hoàn tất cả 3 chương trình học tại những trường uy tín nhất với chỉ một thị thực có hiệu lực lên đến 5 năm.
Hơn thế nữa, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có thể gia hạn thị thực (visa) thêm 1 năm để gia tăng cơ hội tìm việc làm thích hợp. Chính sách thị thực cởi mở này tạo điềukiện thuận lợi nhất cho du học sinh quốc tế theo đuổi còn đường học vấn và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tại xứ sở Kiwi.
 |
Sau khi tốt nghiệp, du học sinh có thể được gia hạn thị thực 1 năm để có cơ hội tìm kiếm việc làm |
Tiếp cận chính sách hỗ trợ tài chính
Một điểm nhấn khác tại sự kiện triển lãm năm nay chính là thông tin về hàng loạt chính sách hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu sinh tiến sĩ. Cụ thể, không giống như quy định tại các quốc gia khác, nghiên cứu sinh quốc tế tại New Zealand sẽ chi trả học phí như những sinh viên bản địa.
Đặc biệt, đối với học sinh là con em của các du học sinh quốc tế nghiên cứu tiến sĩ tại New Zealand, học phí theo học hệ thống trường công sẽ được miễn giảm hoàn toàn cho đến năm cuối cùng bậc học trung học phổ thông.
Ngoài ra, theo như chính sách này, vợ chồng và hôn thê/ hôn phu của các nghiên cứu sinh quốc tế sẽ được gia nhập lực lượng lao động hợp pháp tại New Zealand trong suốt quá trình nghiên cứu sinh theo học tiến sĩ.
Hiểu rõ về môi trường học

|
New Zealand là đất nước an toàn nhất thế giới (Theo Global Peace Index 2015) |
Đánh đúng tâm lý của các bậc phụ huynh và học sinh, triển lãm giáo dục New Zealand 2016 cũng tập trung giải đáp những thắc mắc về môi trường học và những nét riêng có của nền văn hóa nước này. New Zealand từ lâu được biết đến với những ưu đãi từ thiên nhiên và con người thân thiện.
Triển lãm giáo dục New Zealand 2016 là một trong những sự kiện đáng mong đợi và thú vị nhất trong năm đối với cộng đồng học sinh, sinh viên đang tìm kiếm cơ hội du học và sinh sống, làm việc tại đất nước hiền hòa này. Triển lãm quy tụ những trường học chất lượng và uy tín bậc nhất xứ sở Kiwi và mang đến cho người tham dự những thông tin và cơ hội hấp dẫn.
Hãy đăng kí tham gia triển lãm ngay hôm nay tại địa chỉ: http://www.studyinnewzealand.govt.nz/vn/nzfair/
Doãn Phong" alt=""/>Sự kiện du học đáng mong đợi nhất năm 2016