Bê bối tình dục khiến Travis Kalanick bán hết cổ phiếu và rời Hội đồng Quản trị công ty mà ông chung tay lập nên cách đây 10 năm
Đằng sau thiên đường công nghệ
Bài đăng của Fowler nhanh chóng lan truyền. Tuy vậy, Giám đốc điều hành Uber Travis Kalanick cho rằng những thứ mà Fowler viết là “ghê tởm và chống lại những gì Uber cho phép và tin tưởng”.
Nhưng sau hàng loạt bê bối được công khai, bao gồm video Travis cãi nhau với tài xế Uber, ông rốt cuộc buộc phải ký đơn từ chức.
Sau khi đăng bài viết, tài khoản mạng xã hội của cô liên tục bị tấn công, bản thân Fowler bị thám tử tư theo dõi. Nhưng theo cô, phụ nữ trẻ hoàn toàn có thể làm chủ số phận và đứng lên chống lại bất công, "dù điều đó có khiến ta sợ hãi", cô nói.
Bài viết của Fowler nhanh chóng trở thành tâm điểm và dĩ nhiên, cuộc sống của cô cũng bị đảo lộn. Cả bản thân Fowler, bạn bè và gia đình cô ngay lập tức trở thành mục tiêu theo dõi và điều tra. Sự việc vượt ngoài tầm kiểm soát đến mức cô phải thuê vệ sĩ đến bảo vệ mình.
Thung lũng Silicon vốn được định hình bằng hệ thống khai thác nhân lực khổng lồ, ít điều tiết giám sát và dĩ nhiên là vô cùng giàu có. Thế giới đầy quyền lực đó đã tạo ra việc làm cho rất nhiều người, chi phối cuộc sống họ và không một ai, kể cả Fowler có thể lập tức thay đổi.
![]() |
Susan Fowler hiện là biên tập viên cho tờ The New York Times. Ảnh: The Verge. |
"Tại Silicon Valley, phụ nữ phải làm rất nhiều việc nhưng lại bị trả lương thấp hơn so với các đồng nghiệp nam", Fowler nói.
"Tôi đến làm việc tại Uber vì khi đó, 25% kỹ sư tại đây là phụ nữ, tỷ lệ cao nhất Thung lũng Silicon đã cho tôi hy vọng rằng văn hóa công ty sẽ phù hợp hơn tất thảy những nơi từng làm. Tuy nhiên, ngay sau khi bắt đầu làm việc, tôi đã bị chính quản lý của mình gạ gẫm".
Đầy rẫy những nguy cơ
"Khi tôi báo cáo vụ việc, phòng Nhân sự cho rằng vì đây là lần đầu tiên phạm tội, người quản lý đó sẽ không bị kỷ luật. Thay vào đó, tôi có quyền chọn: Một là ở lại trong nhóm và bị đánh giá hiệu suất kém, hai là chuyển sang các nhóm khác trong công ty".
Fowler chọn cách thứ hai. Nhưng ở Uber, phân biệt giới tính và nạn quấy rối không chỉ dừng lại ở một người. Cũng như Fowler, nhiều phụ nữ khác trong công ty đã chọn cách nghỉ việc.
![]() |
Những cuộc biểu tình tại Thung lũng Silicon không phải là điều hiếm hoi |
"Phụ nữ tại đây phải làm việc hàng giờ liền, dưới nguy cơ bị công kích và quấy rối tình dục mà không được bảo vệ. Năm 2018, hơn 20.000 nhân viên Google đình công vài giờ, do một phần mức đãi ngộ cho những giám đốc điều hành bị buộc tội quấy rối tình dục quá cao", Fowler cho biết.
Theo The Nation, nếu không có bài đăng của Fowler, bê bối ở Uber sẽ mãi là phần chìm của tảng băng trôi. "Không ai có ý định phanh phui hay thay đổi chúng, dù hầu như mọi người trong công ty, thậm chí nhà đầu tư đều biết về chuyện đó".
"Các nhân viên cấp thấp ở những công ty này hầu như đều không có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi chính mình. Họ bị che giấu những quyền hạn mà mình vốn có thể sở hữu, bị phân biệt và công kích, nhưng tuyệt nhiên không có đến một sự hỗ trợ hay giúp đỡ nào từ phía bộ phận lãnh đạo. Ai đó như Kalanick hoàn toàn có khả năng trở thành ông chủ ở bất kỳ công ty nào tại Thung lũng Silicon", cô nói.
Theo Zing
Covid-19 đã khiến cho nhiều nhà máy, doanh nghiệp và dịch vụ phải đóng cửa, từ đó hàng triệu người bị sa thải. Trong đó, tình trạng việc làm tại Thung lũng Silicon, với tâm điểm là các công ty công nghệ trẻ đang gặp thách thức chưa từng có.
" alt=""/>Người lật tẩy nạn quấy rối tình dục ở Thung lũng SiliconNhằm chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sống của người dân cả nước, góp phần ổn định xã hội, Chính phủ đang thực hiện một số biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cấp tiền hỗ trợ của Chính phủ theo gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng vừa qua, tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã liên tục lộ ra những chuyện lùm xùm như hộ cận nghèo có nhà tiền tỉ, dồn nhân khẩu vào hộ nghèo để đạt chuẩn nông thôn mới...
Thông tin với VietNamNet, đại diện Sở TT&TT Hà Tĩnh - đơn vị đã xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ chi trả trợ cấp cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh, cho biết: Việc phát hiện các trường hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo nhưng không đúng tiêu chí có 2 kênh để phát hiện là Hội đồng thẩm định cấp xã, cấp huyện; và phản ánh từ người dân, báo chí.
“Hệ thống phần mềm tự nó không phát hiện được người giàu nghèo. Tuy nhiên, thông qua việc công khai, minh bạch thông tin một cách rộng rãi, sẽ cho phép tự phát hiện trong cộng đồng”, đại diện Sở TT&TT Hà Tĩnh chia sẻ.
Bàn về vấn đề này, đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cũng cho rằng, nguyên nhân của vụ gian dối thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa nằm ở vấn đề quản trị công, cơ chế thực thi và tuân thủ chính sách đã quy định; chứ không nằm ở vấn đề CNTT và Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, CNTT và Chính phủ điện tử sẽ là giải pháp hạn chế được các sự việc tiêu cực như trên.
Xem xét vụ việc ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa dưới góc độ CNTT, đại diện Cục Tin học hóa phân tích, sự việc này xảy ra do thiếu một số yếu tố như: Thông tin về hộ nghèo không được công bố hoặc công bố trong phạm vi hạn chế nên nhiều người không được tiếp cận được để có cơ chế giám sát, thể hiện sự minh bạch không cao; Thiếu sự đối soát giữa nhiều nguồn thông tin để xác định và thực thi chính sách hộ nghèo, cận nghèo một cách chính xác. Điều này dẫn đến việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của một số người nhất định.
" alt=""/>Quản trị tốt dữ liệu sẽ giúp hạn chế những vụ tiêu cực như ở Thanh HóaiPhone bị cướp khỏi Apple Store không thể sử dụng được. Ảnh: Twitter.
Nếu bị cướp khỏi Apple Store, cảm biến tiệm cận của iPhone sẽ phát hiện và vô hiệu hóa thiết bị. Cảnh báo còn nói rằng vị trí điện thoại đã được theo dõi và báo cáo đến cơ quan chức năng địa phương.
Hiện chưa rõ những chiếc iPhone khác có hiện thông báo tương tự không, tuy nhiên hình ảnh trên cho thấy nếu trộm iPhone từ cửa hàng, khả năng chúng có thể sử dụng bình thường gần như là không. Ngoài ra, kẻ xấu còn có nguy cơ "bóc lịch" bởi vị trí của điện thoại bị theo dõi.
Về lý thuyết, ngay cả với những chiếc iPhone thương mại, Apple hoàn toàn có thể khóa chúng từ xa nếu phát hiện bị đánh cắp. Tuy nhiên chưa ghi nhận trường hợp iPhone bình thường cướp từ cửa hàng bị khóa theo kiểu này.
Cái chết của một người đàn ông da đen tên George Floyd sau khi bị cảnh sát ghì cổ tại bang Minnesota ngày 25/5 đã tạo nên làn sóng phản ứng dữ dội, với những cuộc biểu tình trải dài trên ít nhất 30 thành phố tại Mỹ.
![]() |
Một Apple Store bị phá hoại ở Portland. Ảnh: Nate. |
Rất nhanh sau đó, biểu tình đã nhanh chóng biến thành bạo loạn. Những người quá khích đã lợi dụng tình hình hỗn loạn để đập phá, trộm đồ tại cửa hàng các thương hiệu lớn, trong đó có Apple Store.
Tại Portland, một số người đã đập vỡ cửa kính cao 9 m, lao vào trong để trộm hàng loạt sản phẩm Apple, bao gồm những thiết bị trưng bày trên bàn như iPhone, iPad và một số phụ kiện. Còn ở Minneapolis, một Apple Store cũng bị phá hoại, chỉ còn những dãy bàn trống trơn, lật nhào và bình chữa cháy.
Theo nguồn tin của AppleInsider, tình trạng hỗn loạn tại Georgia đã buộc chính quyền bang này yêu cầu đóng cửa toàn bộ Apple Store, các nhân viên đã dọn dẹp hàng ngay trong đêm để tránh trộm cắp.
![]() |
Apple Store tan hoang sau khi nhóm người quá khích đột nhập, phá hoại. Ảnh: The Apple Post. |
Một Apple Store khác tại San Francisco dường như được cảnh báo về khả năng phá hoại nên đã dọn dẹp sản phẩm, gia cố cửa kính dù những kẻ quá khích đã cố gắng đột nhập vào trong.
Một đoạn clip trên mạng xã hội cho thấy dòng người rời khỏi một Apple Store tại Philadelphia sau khi trộm đồ xong, bên ngoài cửa hàng là chiếc xe cảnh sát bốc cháy.
Theo Zing
Nhiều cửa hàng Apple Store tại Mỹ đã trở thành mục tiêu tấn công của những kẻ biểu tình quá khích. Nhiều người đã lợi dụng tình cảnh lộn xộn để đập phá và lấy cắp sản phẩm trưng bày trong Apple Store.
" alt=""/>Số phận những chiếc iPhone bị nhóm bạo loạn đánh cắp ở Apple Store