Bỏ tình cũ nghèo khó,ộcsốnggiàusangnữPGsậpbẫyđạigiarởket qua bong da y chạy theo người đàn ông giàu có, nữ PG không ngờ mình gặp phải đại gia rởm. Cô còn ê chề khi bị vợ anh ta bắt gặp.
Bỏ tình cũ nghèo khó,ộcsốnggiàusangnữPGsậpbẫyđạigiarởket qua bong da y chạy theo người đàn ông giàu có, nữ PG không ngờ mình gặp phải đại gia rởm. Cô còn ê chề khi bị vợ anh ta bắt gặp.
Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử được Chính phủ ban hành ngày 14/10/2015 nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hiệp quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Tại Nghị quyết này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) được Chính phủ giao 4 nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: thực hiện các giải pháp nâng cao tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư qua mạng điện tử (với chỉ tiêu cần đạt là trước ngày 1/1/2017 tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đạt 10%, đăng ký đầu tư đạt 5%; trước ngày 1/10/2016, tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử của TP.Hà Nội đạt 10-15%, của TP.HCM đạt 20-30%; trước ngày 1/1/2017, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng điện tử của TP.Hà Nội và TP.HCM đạt 10%); Công bố đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh trên Trang tin doanh nghiệp và Cổng dịch vụ công Quốc gia; rà soát, đánh giá và kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết; Cung cấp trực tuyến dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp đến các bộ, ngành, địa phương liên quan; Tổ chức thực hiện đấu thầu mua sắm công qua mạng.
Cả 4 nhiệm vụ nêu trên đều đã được Bộ KH&ĐT hoàn thành trong năm 2016. Theo báo cáo mới nhất của Văn phòng Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử, Bộ KH&ĐT là 1 trong 7 cơ quan đã hoàn thành 100% nhiệm vụ cụ thể được Chính phủ giao, cùng với 6 cơ quan khác là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, đối với nhiệm vụ thực hiện các giải pháp nâng cao tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư qua mạng điện tử, không chỉ hoàn thành trước thời hạn mà các chỉ tiêu đạt được trong năm 2016 đều vượt chỉ tiêu Chính phủ yêu cầu. Cụ thể, số liệu lũy kế của cả năm 2016, tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử của cả nước là 14%, của Hà Nội là 18% và của TP.HCM là 25,37%. Tỷ lệ đăng ký đầu tư qua mạng tính đến cuối năm ngoái đã đạt 46,5%.
Trong báo cáo mới nhất về tình hình thực hiện Nghị quyết 36a đã được Văn phòng Chính phủ công bố, trong quý II/2017, tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử của cả nước là 39,8% (tỷ lệ này trong quý I/2017 là 31,7% - PV); trong đó, thành phố Hà Nội đạt tỷ lệ 65,9% và TP.HCM đạt tỷ lệ 51,5% (trong quý I/2017, tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng của TP.Hà Nội là 62,03% và của TP.HCM là 42,29%).
" alt=""/>Hơn 1/3 doanh nghiệp trong cả nước đăng ký kinh doanh qua mạngFacebook đang nỗ lực thu hút các content creator độc lập về phía mình và chia sẻ nghệ thuật của mình lên News Feed. Nhưng công ty cần phải chứng minh cho các tác giả rằng họ có thể kiếm tiền trên Facebook từ nội dung đăng tải của mình mà không phải lo nghĩ về vấn đề bản quyền. Đó là lí do người khổng lồ mạng xã hội gần đây đã mua lại Source3, một startup quản lý bản quyền nội dung , bao gồm toàn bộ nhân sự lẫn công nghệ của startup này.
Source3 giải thích rằng: “Tại Source3, chúng tôi đặt mục tiêu phát hiện, tổ chức và phân tích sở hữu trí tuệ của các thương hiệu xuất hiện trong nội dung người dùng tạo ra, và chúng tôi tự hào rằng đã phát hiện được nhiều sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực bao gồm thể thao, âm nhạc, giải trí và thời trang”. Công nghệ của hãng hỗ trợ phát hiện sở hữu trí tuệ trong nội dung người dùng tạo ra và trên thị trường buôn bán, từ đó cho phép các thương hiệu tính toán được mức độ phổ biến của mình cũng như đưa ra những hành động chống vi phạm bản quyền và thương hiệu.
![]() |
Người phát ngôn của Facebook đã trả lời TechCrunch trong một phỏng vấn: “Chúng tôi rất nóng lòng được bắt đầu làm việc với đội ngũ của Source3 và học hỏi từ chuyên môn của họ trong lĩnh vực sở hữu trí thuệ, thương hiệu và bản quyền tác giả”. Source3 đã công bố thương vụ trên website của mình và viết rằng: “Chúng tôi đã quyết định tiếp tục cuộc hành trình của mình với Facebook”. Đội ngũ startup này được cho là sẽ làm việc tại văn phòng của Facebook tại thành phố New York.
Startup Source3 đã gọi được hơn 4 triệu USD tiền vốn đầu tư, phần lớn trong số đó là từ vòng hạt giống hồi năm 2015 đứng đầu bởi Contour Venture Partners. Các nhà đồng sáng lập Patrick F. Sullivan, Benjamin Cockerham và Scott Sellwood trước đây đã bán nền tảng quản lý bản quyền âm nhạc có tên RightsFlow cho Google. Source3 khởi điểm là một startup được thành lập năm 2014 tại New York chuyên về quản lý bản quyền bản in 3D. Tuy nhiên sau khi sự phát triển của in 3D chững lại trên thị trường tiêu dùng, dường như công ty đã mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình sang giải trí số.
" alt=""/>Facebook muốn trả tiền cho nhà sáng tạo nội dung trực tuyếnTrong bằng sáng chế vừa được Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ công bố hôm 18/7, Apple vạch ra tính năng cho phép người dùng quay số khẩn cấp khi “phương pháp thông thường không khả thi”. Dù hiện tại, có thể gọi 911 trên màn hình khóa iOS, phương pháp mới giúp mọi người tìm kiếm sự giúp đỡ khi kẻ tấn công đang quan sát.
Công nghệ đòi hỏi nhấn vân tay liên tục hoặc dùng áp lực để kích hoạt cuộc gọi 911. Điều đó đồng nghĩa với họ vừa mở khóa điện thoại theo lệnh của kẻ tấn công, vừa bí mật gọi đến cho 911 nhưng không có dấu hiệu nào cho hành động này.
" alt=""/>Apple tìm ra cách để gọi 911 bằng dấu vân tay