
Sau đây là tất cả những gì về iOS 12 phiên bản beta được dùng thử trên iPhone x, cả những điều đang có và còn thiếu của hệ điều hành:
1. Memoji - phiên bản cải tiến của Animoji (chỉ dành cho iPhone X)
Một trong những điều thú vị ở iOS 12 lần này là việc Apple đã nâng cấp Animoji lên Memoji, đồng thời thêm vào một số biểu tượng mới như một con ma, gấu koala, một con hổ và một T-rex để tạo nên hình ảnh 3D hoạt hình của riêng bạn. Về cơ bản, Apple đang sao chép bộ Bitmoji của Snapchat, sẽ cho phép bạn tạo hình đại diện, thêm phụ kiện và thay đổi quần áo theo ý mình.
Tuy nhiên công cụ Memoji lại nằm trong ứng dụng dụng Tin nhắn và FaceTime nên hơi khó tìm (phải nhấn vào biểu tượng máy ảnh trong ứng dụng, sau đó nhấn vào hiệu ứng bộ lọc rồi chọn Animoji / Memoji). Còn hiện tại tại Camera chính vẫn chưa được tích hợp công cụ này.
2. Chống cai nghiện smartphone với "Screen Time"
Đây là một trong những tính năng hữu dụng nhất trong iOS 12 phiên bản beta, có thể giúp cha mẹ kiểm soát con cái tốt hơn, như việc theo dõi mức độ sử dụng ứng dụng của con cái và giới hạn ứng dụng đó lại.
Không những thế với Screen Time, iPhone có thể cung cấp bảng tổng quan tất cả những gì mà bạn làm trên điện thoại của mình, giúp bạn đỡ tốn thời gian hơn khi di chuyển giữa các nguồn dữ liệu. Hay bạn có thể thiết lập giới hạn thời gian hoặc thời gian cụ thể để nhận thông báo, ví dụ như trên Instagram.
3. Quản lý thông báo dễ dàng hơn
"Gộp thông báo" - "grouped notifications" - một trong những tính năng được nhiều người chờ đợi nhất cũng đã chính thức được ra mắt. Với mục đích cải thiện thông báo trên màn hình, người dùng có thể nhóm các thông báo và ứng dụng theo từng loại với nhau để giúp người dùng dễ quản lý hơn.
Nếu như trước đây những thông báo bạn nhận từ tất cả các ứng dụng đều trải dài trên toàn màn hình trong thời gian gần nhất, thì bây giờ tính năng grouped notifications sẽ giúp bạn phân loại thành từng nhóm trên màn hình. Ví dụ như thông báo từ iMessage sẽ được nhóm lại, để tách biệt với tất cả tin nhắn từ các cuộc trò chuyện khác, như thế này:
Đồng thời còn có thêm một cải thiện thông minh cho chế độ "Không làm phiền". Chẳng hạn vào ban đêm khi bạn đang ngủ mà muốn xem giờ giữa chừng, nếu bật tính năng này thông báo cũng sẽ bị chặn không hiện lên màn hình nữa.
4. FaceTime nhóm với tối đa là 32 người
Apple cũng đại tu lại tính năng FaceTime của mình, bây giờ bạn có thể tạo một nhóm FaceTime lên tới 32 người. Hay chuyển cuộc trò chuyện iMessage sang trò chuyện video trực tiếp mà không phải mở một ứng dụng khác. Ngoài tính năng trò chuyện cũng sẽ được tích hợp trên MacOS và trên Apple Watch cho phần âm thanh.
5. Các tính năng khác
Ngoài ra còn có các tính năng khác như thiết lập ghi âm Voice Memos cho phép khi nào bạn xóa bản ghi âm, chọn chất lượng âm thanh, đặt trên mặc định cho các bản ghi âm.
" alt=""/>iOS 12 phiên bản beta chính thức được Apple phát hành: những tính năng nào mà Apple còn giấu?
 - đơn vị chuyên mảng tài chính của FPT Software - lần đầu tiên được tổ chức tại Công viên Phần mềm Đà Nẵng. Chương trình thu hút gần 300 sinh viên CNTT, người đam mê công nghệ cùng lãnh đạo các trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Duy Tân, Đại học FPT, Đại học Greenwich (Việt Nam) ...</p><table><tbody><tr><td><center><img alt=)
|
FinTech Day Đà Nẵng 2018 có sự góp mặt của các diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ tài chính (Fintech) gồm ông Trần Thanh Hùng, Phó Giám đốc FSG; ông Nguyễn Văn Tiến, FPT Software (Business Solution Technology); ông Hồ Phú Hiển, FPT Software (Solution Architect); ông Nguyễn Chí Hoàng, FPT Software (Business Solution Technology); ông Lương Trí, FPT Software (Project Manager); ông Vincent Royce, CEO SmartDev; ông Bùi Việt An, Miyatsu Việt Nam và Tiến sĩ Anand Nayyar – Giảng viên trường Đại học Duy Tân
Ông Nguyễn Tuấn Phương, Giám đốc FPT Software Đà Nẵng cho biết: Fintech (financial technology - công nghệ tài chính-PV) được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng Internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư.
 |
|
Fintech được chia thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất là các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup; nhóm còn lại là những công ty thuộc dạng “back-office” hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính.
Theo nhận định của một số chuyên gia, thị trường Fintech ở Việt Nam là sân chơi dành cho các ông lớn trong các lĩnh vực tài chính, công nghệ và dịch vụ Internet. Các startup hiện có trên thị trường thực tế đang là sân sau của một số ông lớn hoặc được đầu tư nguồn vốn khổng lồ.
"Số lượng các công ty Fintech tăng trưởng mạnh thời gian gần đây. Hàng loạt công ty công nghệ tài chính ngoại đang chen chân vào thị trường Việt Nam, nơi được đánh giá là rất hấp dẫn vì dân số trẻ, đam mê công nghệ. Tôi cho rằng Fintech Việt Nam phát triển nhờ tỷ lệ phổ biến của Internet, điện thoại thông minh và sự phát triển của thương mại điện tử... Trong xu thế đó, Đà Nẵng chắc chắn có thể thành trung tâm của công nghệ Fintech", ông Nguyễn Tuấn Phương nhận định.
Ông Trần Thanh Hùng, FPT Under 35 lĩnh vực Lãnh đạo trẻ, Phó Giám đốc FSG - đơn vị chuyên mảng tài chính của Phần mềm FPT, giúp khách mời có cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển của Fintech tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
" alt=""/>Đà Nẵng: Nhiều cơ hội trở thành trung tâm của công nghệ Fintech