Sau đây là những tổ hợp phím thường dùng nhất:
1. Windows (biểu tượng cửa sổ Windows trên bàn phím) + Left / Windows + Right.
Thao tác này giúp bạn phóng to/ giảm kích thước cửa sổ hiện hành một cách nhanh chóng mà không cần dùng chuột. Nếu cửa sổ hiện hành đang ở chế độ Full size, nó sẽ chuyển về chế độ cascade hoặc side by side tùy thuộc vào số cửa sổ hiện có trên màn hình. Tổ hợp phím này hỗ trợ bạn nhanh chóng trong việc chuyển các cửa sổ về hai dạng nêu trên nhằm thực hiện việc xem xét so sánh thuận lợi hơn trên nhiều cửa sổ cùng lúc.
2. Phím Windows + Shift + Left / Windows + Shift + Right
Nếu máy tính bạn cấu hình sử dụng nhiều màn hình, tổ hợp trên cho phép bạn di chuyển qua lại giữa các màn hình một cách nhanh chóng.
3. Phím Windows + Spacebar
Hệ thống phím này cho phép người dùng ẩn đi các cửa sổ hiện có trên màn hình để trở về màn hình desktop. Thao tác này giúp người dùng dễ dàng thao tác xem màn hình hiện hành, kiểm tra các thông tin trên cái gadget,…Khi bạn ngưng nhấn tổ hợp phím trên thì màn hình trả về cửa sổ vừa thao tác.
4. Phím Windows + phím “+” và “-”
Hệ thống cho phép bạn kết hợp giữa phím Windows và phím “+” / “-” để phóng to / thu nhỏ vị trí cần xem, độ phóng to là tỉ lệ của 100%. Khi bạn nhấn tổ hợp phím này, hệ thống sẽ gọi chương trinh Magnifer để thực thi và xuất hiện biểu tượng chiếc kính lúp trên màn hình. Vị trí chiếc kính lúp xuất hiện là vị trí cần được phóng to trên màn hình.
5. Phím Alt + Up / Left / Right
Dùng tổ hợp phím này trên trình duyệt hoặc trên Windows Explorer sẽ giúp bạn di chuyển tới, lùi một thư mục hoặc một vị trí so với vị trí hiện hành mà bạn đang thao tác.
6. Phím Windows + T hoặc Windows + #
" alt=""/>12 phím tắt hữu dụng nhất trong Windows 7Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ chia sẻ: “Một công chức với sự phân công nhiệm vụ của cấp trên nếu tự nhận thấy không đủ năng lực thực hiện thì tốt nhất nên thôi việc, nhường lại cho người khác làm, để đảm bảo hoạt hiệu quả của cả hệ thống”.
![]() |
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ - Võ Minh Lợi. Ảnh: cantho.edu.vn |
Ông Lợi mong muốn, trong vụ việc này mọi người đừng suy đoán, rồi có thể gây hiểu nhầm giữa người này với người khác. Ông Lợi nói thêm, 3 năm qua, chỉ được phân công phụ trách chuyên môn mảng giáo dục tiểu học.
Khi được giao làm Chủ tịch hội đồng ra đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2021-2022, ông xác định đây là nhiệm vụ cấp bách, song bản thân tự cảm thấy không thực hiện được nên báo ngay để lãnh đạo thay đổi.
“Lãnh đạo không chịu thay đổi người, vì nghĩ tôi làm được. Nhưng chỉ có tôi mới biết tôi thôi. Cảm thấy làm không được nên tôi xin nghỉ để những nhiệm vụ sau nữa thì hệ thống làm việc sẽ tốt hơn, đầy đủ năng lực hơn. Ý tôi chỉ đơn giản vậy thôi, đây cũng là chuyện bình thường”, ông Lợi chia sẻ.
Ông Lợi cho rằng, một đề thi nếu có trục trặc sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến ngành và bản thân mình cũng bị ảnh hưởng.
“Trong quy chế quy định về kỳ thi tuyển sinh của Sở GD-ĐT TP ban hành thì Chủ tịch hội đồng ra đề thi phải chịu trách nhiệm toàn bộ về hội đồng ra đề đó", ông nói.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ phân tích thêm, nếu đề thi có sai sót thì hậu quả sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành và cá nhân. Nếu đề thi không sai sót nhưng có dư luận bàn đề thi khó, đề thi dễ hay đề thi có phù hợp không và rất nhiều ý kiến khác. Khi đó ông sợ sẽ ảnh hưởng tới ngành giáo dục thành phố và cá nhân. "Tôi lo nhất là ảnh hưởng tới uy tín của ngành”, ông Lợi nói.
![]() |
"Muốn làm cái gì thành công thì phải có đầy đủ thông tin, nhưng tới khi nhận quyết định thì những thông tin quan trọng để chuẩn bị cho công tác cũng không có. Thật ra, tôi cũng hiểu Luật Công chức, mình đã báo cáo về lãnh đạo như thế nhưng mình vẫn thực hiện, sau đó không chịu trách nhiệm hậu quả.
Nhưng tôi thấy với trách nhiệm lương tâm của một nhà giáo thì không thể làm như thế được.
Ở lĩnh vực ra đề thi đòi hỏi về chuyên môn nghiệp vụ rất cao, chứ không phải đơn thuần thực hiện nhiệm vụ hành chính. Xác định không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ giám đốc giao thì tốt nhất tôi xin nghỉ việc là phù hợp”, ông Lợi chia sẻ.
Khi nhắc tới chuyện có thông tin ông từng đấu tranh chuyện nội bộ và có gửi đơn đến lãnh đạo UBND TP, ông Lợi từ chối nói vì đây là “chuyện nội bộ” không đề cập tới.
Ông Lợi có nguyện vọng xin nghỉ việc và hưởng các chế độ, chính sách của nhà nước từ ngày 26/5.
Tuy nhiên, do chưa có quyết định chấp nhận cho nghỉ việc nên vào thứ hai (31/5), ông Lợi vẫn đến cơ quan làm việc bình thường.
Hiệu trưởng một trường THPT ở Hà Nội cho hay, “Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi là tổ chức, phân công, quản lý đội ngũ chuyên viên, giáo viên được chọn để ra đề thi - đây là chức năng của cán bộ quản lý. Mà trên thực tế cũng không thể có được một Chủ tịch Hội đồng nào mà biết sành sỏi tất cả các môn thi”. Ngoài ra, nếu nói bắt tay vào ra đề, thì không có ai trong Ban Giám đốc Sở GD-ĐT có thể tự mình làm được hết, kể cả là khâu thẩm định đi chăng nữa. "Rộng ra ở các Sở GD-ĐT các tỉnh khác cũng vậy. Bởi ra đề thi là công việc chuyên môn của các môn thi. Người có chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và ra đề thi mới làm tốt được việc này”, vị này nói. |
Hoài Thanh - Thanh Hùng
Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã nói về vụ Phó Giám đốc Sở GD-ĐT xin nghỉ việc sau khi được lãnh đạo phân công làm Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2021-2022.
" alt=""/>Lời gan ruột của Phó Giám đốc Sở GDCha mẹ Danh chia tay khi con mới 1 tuổi, ai cũng đi tìm hạnh phúc mới, bỏ lại đứa trẻ tội nghiệp cho ông bà nội cưu mang từ đó đến nay, ròng rã cũng đã gần 10 năm.
Bà Trần Thị Bảy (66 tuổi) chia sẻ, từ nhỏ mệnh của Danh đã khổ. Khi vừa sinh ra, con mắc bệnh hẹp hậu môn, đi bệnh viện phẫu thuật, chữa trị nhiều năm mới hết. Bệnh tật bẩm sinh khiến con vốn đã còi cọc, đến lúc mắc thêm bệnh thận, con càng gầy gò, đen đúa.
Khoảng tháng 3 năm ngoái, sau một đêm đau bụng quằn quại, Danh được chở đi khám bệnh, bác sĩ kết luận con bị suy thận mãn giai đoạn cuối, 2 bên thận bị ứ nhiều nước. Đứa trẻ được đưa xuống Bệnh viện Nhi đồng 2 để điều trị, chạy thận định kỳ.
“Thằng bé đổ bệnh đột ngột, chúng tôi trở tay không kịp. May nhờ người thân và nhà trường của con quyên góp nên chúng tôi mới có đủ chi phí trang trải trong thời gian đầu. Thế nhưng, mấy tháng dịch bệnh, tiền xét nghiệm Covid-19 nhiều quá, chúng tôi phải cầu cạnh khắp nơi mới có thể qua”, bà Bảy trải lòng.
![]() | ![]() |
Trước đây, bác sĩ giải thích phương pháp ghép thận có thể giúp Danh khỏe mạnh trở lại, nhưng chi phí lên tới 700- 800 triệu đồng, ông bà chẳng thể lo nổi, nên ngậm ngùi từ chối. Cả 2 ông bà đều đã lớn tuổi, cuộc sống chắt bóp còn chẳng đủ để cho cháu nội đi chạy thận định kỳ, nói gì đến ghép thận hàng trăm triệu đồng.
Ông Phạm Văn Mỹ đã 67 tuổi, đi làm mướn cho xưởng tranh sơn mài mấy chục năm nay. Dù tuổi cao, sức yếu, xương khớp đau nhức, nhưng vì đứa cháu bệnh tật nên ông vẫn ráng đi làm, kiếm 2-3 triệu đồng/tháng để lo cuộc sống hằng ngày. Còn bà Bảy bị đau nhức cột sống, từ lâu đã chẳng thể đi làm.
Cha mẹ của Danh đều có gia đình riêng, cuộc sống chật vật nên chẳng phụ ông bà được đồng nào. Chỉ những ngày cậu bé đi chạy thận dưới thành phố, cha con mới tranh thủ đưa đi, vừa về đến nhà là lập tức thả đứa nhỏ cho ông bà nội để đi làm, lo cho gia đình riêng.
Bà Bảy vuốt tóc đứa cháu nội đáng thương: “Đến căn nhà tôn này dựng lên đã được khoảng 6 năm rồi, thủng lỗ chỗ, mưa là trong nhà ướt hết. Nhưng chúng tôi cứ sống tạm bợ, để dành tiền chữa bệnh cho cháu. Hai ông bà giờ có làm được gì ra tiền nữa đâu”.
![]() | ![]() |
Ông bà chỉ lo cho Danh, nếu không may có bề gì, chẳng biết đứa cháu tội nghiệp ấy sẽ sống thế nào. Cậu bé nghe bà nội nói chuyện thì rơm rớm nước mắt. Con biết rằng ông bà nghèo, sẽ chẳng thể nào chữa trị hết bệnh được cho mình.
Nửa năm nay, chứng kiến ông bà vất vả vì mình, ước mơ của Danh đã không còn là khỏi bệnh để được đi học như các bạn khác. Con ước khỏi bệnh, để có thể đi bán vé số, đỡ đần cho ông bà nội đang ngày càng già yếu.
Ông Trương Tấn Hưng, Trưởng khu phố 2, phường Tương Bình Hiệp, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho biết, hoàn cảnh gia đình ông Mỹ, bà Bảy rất khó khăn. 2 ông bà tuổi tác đã lớn, lại phải chăm sóc đứa cháu nội bệnh tật. Hồi năm ngoái, địa phương cùng một số nhà hảo tâm đã thăm hỏi, giúp đỡ cho gia đình. Tuy nhiên, do bé Danh bị bệnh lâu ngày nên chi phí vô cùng tốn kém, 2 ông bà chẳng thể nào lo xuể.
“Thay mặt chính quyền địa phương, tôi rất mong sẽ có nhiều tấm lòng cưu mang cháu bé tội nghiệp”, ông Hưng bày tỏ.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Phòng công tác xã hội Bệnh viện Nhi đồng 2 hoặc ông Phạm Văn Mỹ hoặc bà Trần Thị Bảy; Địa chỉ: Số nhà 11/10, tổ 10, khu phố 2, phường Tương Bình Hiệp, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; Điện thoại: 0366119466. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.088 (Bé Phạm Công Danh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Việc sử dụng kinh phí tài trợ lập quy hoạch phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luật về quy hoạch, quy hoạch đô thị, xây dựng; pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan.
Ngoài ra, theo Bộ Xây dựng, việc triển khai lập đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng được các tổ chức, cá nhân tài trợ kinh phí phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về trách nhiệm, thẩm quyền và trình tự, thủ tục tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị.
"UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm đảm bảo việc tài trợ kinh phí lập quy hoạch là tự nguyện, không điều kiện, không vì lợi ích của nhà tài trợ làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội cũng như tính minh bạch trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và không gắn với việc lựa chọn nhà đầu tư", Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Bộ cũng nêu rõ: Việc lựa chọn nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt phải tuân thủ theo quy định pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản, đất đai và pháp luật khác có liên quan; không để lợi dụng trục lợi, lợi ích nhóm… đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng.
Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, xây dựng kế hoạch lập quy hoạch, lập danh mục dự án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng và kế hoạch kinh phí từ ngân sách nhà nước làm cơ sở để chủ động bố trí kinh phí lập quy hoạch trên địa bàn theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 44/2015 của Chính phủ. Đồng thời là tiếp tục thực hiện nghiêm các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại các Chỉ thị số 05, Quyết định số 1398, Nghị quyết số 119…
Bộ Xây dựng cũng cho biết, trên cơ sở nội dung báo cáo của các địa phương Bộ sẽ tổng hợp, báo cáo chính phủ kết quả thực hiện.
Trước đó, vào tháng 5/2021, tại buổi làm việc với Bộ Xây dựng về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ ra 8 hạn chế, yếu kém của ngành xây dựng. Theo Thủ tướng, thể chế, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập; cần mạnh dạn phân cấp, phân quyền với tư duy đổi mới.
Đối với công tác quy hoạch, Thủ tướng đánh giá đã đạt một số kết quả nhưng chưa được thực hiện bài bản, nền nếp, “chưa ăn sâu vào tiềm thức của người lãnh đạo”, cả về tư tưởng quy hoạch, không gian quy hoạch, hiệu quả quy hoạch, định hướng quy hoạch.
Thủ tướng yêu cầu, quy hoạch phải xứng tầm với sự phát triển kinh tế, văn hóa và trình độ, năng lực của đất nước, xu thế của thời đại. Quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, có lớp lang, vừa khắc phục những nhược điểm. Công tác quy hoạch kiến trúc phải được coi trọng, nâng tầm hơn và thay đổi nhận thức cho cả hệ thống.
Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh công tác quy hoạch dứt khoát phải do nhà nước nắm, không giao cho doanh nghiệp làm quy hoạch. Công tác quy hoạch phải hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó thu hút dân cư và phát triển lĩnh vực bất động sản, phát triển đô thị.
“Nếu quy hoạch chỉ quan tâm tới xây dựng nhà ở, mất cân đối cung cầu, không phát triển sản xuất kinh doanh thì sẽ làm lãng phí nguồn lực xã hội”, Thủ tướng chỉ rõ.
Thủ tướng cũng yêu cầu khắc phục cho được tình trạng chồng chéo trong quy hoạch, những bất cập trong việc thay đổi quy hoạch. Ông nhắc tới nhiều ví dụ cụ thể về phá vỡ quy hoạch khiến hạ tầng quá tải tại một số đô thị.
Trao đổi tại buổi làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cũng lưu ý về vấn đề quy hoạch.
“Tránh tình trạng quy hoạch xây dựng một thành phố thì rất chặt chẽ, nhưng điều chỉnh lại đơn giản theo đề nghị của nhà đầu tư, phá vỡ quy hoạch chung, gây sức ép lên hạ tầng, người dân không đồng tình”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trao đổi với PV VietNamNet về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cũng cho rằng, việc lập quy hoạch xây dựng có trình tự thủ tục thủ tục, cơ quan phê duyệt rất chặt chẽ nhưng việc chuyển đổi điều chỉnh quy hoạch nhiều khi lại chỉ ở một số ngành, địa phương là có thể điều chỉnh được nên đây là bất cập.
“Điều chỉnh quy hoạch dự án, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cũng phải có lý do chứ không phải điều chỉnh theo lợi ích của chủ đầu tư. Chủ đầu tư có quyền đề xuất điều chỉnh quy hoạch nhưng cơ quan quản lý, chính quyền địa phương nếu chưa đủ thông tin nếu sự điều chỉnh lớn làm thay đổi cục diện điều chỉnh quy hoạch thì rõ ràng phải mời các chuyên gia để phản biện” – ông Châu đặt vấn đề.
Thuận Phong
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương lấy ý kiến về đề xuất phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trước 15/2, phù hợp với Nghị quyết số 39/2021 của Quốc hội, nghiêm cấm lợi ích nhóm, tham nhũng về đất đai.