Góc nhìn của tay đua F1 bên trong khoang lái. Ảnh: Mercedes-AMG Petronas.
Nhỏ để tiết kiệm không gian
Đầu tiên hãy nhìn vào kiểu dáng xe F1, đây là xe đua nên yếu tố khí động học là một trong những ưu tiên hàng đầu, thiết kế của xe cần phải hạn chế sức cản của không khí. Các tay đua phải lái xe trong tư thế gần như là nằm do khoang lái có kích thước rất nhỏ, chiều dài khoang lái khoảng 82 cm và rộng 52 cm.
Với kích thước nhỏ như vậy, gần như không còn khoảng trống để lắp nhiều thiết bị vào buồng lái. Vô lăng là nơi thích hợp nhất để lắp các nút điều chỉnh, đây cũng là vị trí cho phép các tay đua dễ dàng thao tác với các nút bấm này.
Đặt một chiếc vô lăng của ôtô phổ thông vào khoang lái F1 là chuyện không thể làm được. Vì thế các kỹ sư phải tạo ra một loại vô lăng có kích thước đủ nhỏ để đặt vừa vào khoang lái, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo sự linh hoạt và thoải mái khi sử dụng. Ngoài ra, loại vô lăng này có thể được tháo lắp nhanh chóng trong chưa đầy 5 giây.
Ở chiều ngược lại, ôtô phổ thông có không gian bên trong xe tối ưu về tiện nghi và thoải mái cho người sử dụng, vô lăng cũng vì thế có thể được thiết kế to hơn. Việc vô lăng to không chỉ là vấn đề kích thước, mà nó còn khiến người điều khiển xe dễ thao tác hơn.
Ôtô thông thường có thể lắp vô lăng xe đua?
Trang bị vô lăng có kiểu dáng F1 lên một chiếc xe phổ thông không phải là việc khó khăn với các nhà sản xuất, tuy nhiên thiết kế này không phù hợp cho việc chạy phố.
Để tiện cho việc điều khiển xe trên phố, vô lăng xe phổ thông thường được cấu tạo với số vòng đánh lái nhiều, phù hợp với việc thay đổi góc lái ít hơn và giúp xe ổn định, ít chao đảo hơn.
Vô lăng xe đua F1 có hình chữ nhật nên việc đánh lái nhiều vòng khi chạy trên phố sẽ gây khó khăn cho người lái.
Trên thực tế, số vòng quay vô lăng trên xe F1 tối đa chỉ khoảng 180 độ, và người lái giữ nguyên vị trí cầm vô lăng trong suốt thời gian sử dụng. Đối với vô lăng xe phổ thông, người lái sẽ có thao tác chuyển vị trí cầm vô lăng khi đánh lái nhiều vòng, ví dụ chạy đèo núi hay cho xe quay đầu.
Nếu tăng số vòng quay cho vô lăng xe đua khi gắn lên xe phổ thông, người lái cũng cần thao tác chuyển vị trí cầm vô lăng để đánh lái, điều này là không phù hợp với thiết kế hình chữ nhật của vô lăng F1.
![]() |
Mỗi tay đua thường sử dụng 3-4 vô lăng mỗi mùa giải. Ảnh: On The Road Trends. |
Mỗi vô lăng được cấu tạo từ hàng trăm chi tiết với độ phức tạp cực kỳ cao. Không có con số cụ thể với giá tiền của mỗi vô lăng F1, điều này phụ thuộc vào ngân sách của từng đội đua, trung bình khoảng 90.000 USD. Có nhiều vật liệu để tạo ra vô lăng F1, trong có 5 vật liệu chính là carbon, sợi thủy tinh, silicon, titan và đồng.
Đội đua Mercedes-AMG Petronas cho biết mỗi tay đua thường sử dụng 3-4 vô lăng trong một mùa giải, mỗi vô lăng mất khoảng 80 giờ chế tạo. Không chỉ kỹ sư, các tay đua cũng là người tham gia nhiều vào quá trình nghiên cứu và phát triển vô lăng. Trong suốt mùa giải, tay đua có thể yêu cầu thay đổi thiết kế dựa trên nhu cầu và phong cách lái của bản thân.
Tóm lại, lắp một chiếc vô lăng giống trên xe F1 vào ôtô thương mại là việc có thể làm được. Tuy nhiên loại vô lăng này sẽ khiến cho trải nghiệm lái hàng ngày không còn được thoải mái và an toàn.
Theo Zing
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tôi thấy lái xe ô tô bằng một tay thoải mái và an toàn hơn so với việc đặt cả hai tay lên vô văng. Thế nhưng nhiều người bạn của tôi lại nói lái xe như vậy là sai kỹ thuật.
" alt=""/>Vì sao vô lăng ôtô phổ thông không giống xe đua?Trong thử thách này, người thực hiện sẽ đứng trước xe đang di chuyển rồi cố thoát thân bằng cách chạy sang 2 bên khi ô tô tiến lại gần.
Xem video:
Cảnh sát trưởng khu vực Bekasi, ông Argo Wiyono cho biết, trên TikTok có thử thách là “Malaikat Maut", nhóm 7 em chỉ định đứng trước xe đang di chuyển rồi bỏ chạy dạt sang 2 bên để tránh. Tuy nhiên, không may một cậu bé 13 tuổi trong nhóm này bị xe tông dẫn đến tử vong.
Dựa theo lời khai của những người bạn, nạn nhân chỉ muốn có được video hút nhiều người xem và lan truyền trên mạng để nổi tiếng. Trước đây, nạn nhân và bạn của mình đã tạo 7 video tương tự trên mạng xã hội liên quan đến thử thách “Malaikat Maut". Ở lần thực hiện thử thách thứ 8, bi kịch đã xảy ra.
Sáu người bạn của nạn nhân đã bị thẩm vấn và cha mẹ các em được mời đến đồn ký vào biên bản để răn đe con cái không được tái diễn hành vi nguy hiểm này.
Bình An(Theo Today)
Bạn vừa gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ ngay video từ camera hành trình với Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tài xế giật giấy tờ rồi nhấn ga ‘thông' chốt kiểm dịch Covid-19 tại cao tốc Đã Nẵng - Quảng Ngãi vào ngày 17/7 đã bị Công an huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) ra quyết định tạm giam và khởi tố hình sự.
" alt=""/>Chặn đầu ô tô để quay clip, cậu bé tử vong thương tâmCác bài đăng ban đầu của những tài khoản này thường có nội dung vui vẻ, ca ngợi thành tựu của Trung Quốc. Ảnh: Graphika.
“Việc xóa mạng lưới tài khoản này có lẽ không hiệu quả lắm vì theo thông báo, dường như các tài khoản bị xóa được đăng ký từ cùng một nhóm người, thậm chí có nhiều tài khoản chỉ là ảo, không có bạn bè hay người theo dõi”, King-wa Fu, phó giáo sư của Đại học Hong Kong chia sẻ. Ông Fu cũng nhận xét Trung Quốc giờ đây đã chủ động truyền bá góc nhìn sai lệch của mình về những vấn đề liên quan đến chính trị trên toàn cầu.
Reuters dẫn lời Nathaniel Gleicher, Giám đốc an ninh mạng Facebook cho biết đây là lần đầu tiên Facebook gỡ bỏ các tài khoản được đăng ký tại Trung Quốc vì cho rằng những tài khoản này cố gắng can thiệp vào nền chính trị của Mỹ.
Graphika, một công ty phân tích mạng xã hội đồng thời là đối tác của Facebookcho biết những hội nhóm và trang tin trên Facebook được liên kết với Trung Quốc thường có chung quản trị viên.
![]() |
Mặc dù các tài khoản quản trị nằm ở nhiều nước, nghiên cứu chỉ ra chúng thực tế đều đến từ Trung Quốc. Ảnh: Graphika. |
Trước đó, một trang tin có tên “Những điều cần biết về eo biển Đài Loan” được lập ra vào năm 2016 là điểm khởi đầu cho sự bành trướng của Trung Quốc trên mạng xã hội. Từ những video về gấu trúc đăng tải trong những ngày đầu tiên, trang tin này sau đó đã đăng nhiều bình luận nhằm ca ngợi sức mạnh của Trung Quốc và đả kích vào lãnh đạo Đài Loan, bà Tsai Ing-wen.
Các bài đăng của những nhóm này thường xuyên thay đổi dựa trên tình hình ngoại giao giữa Trung Quốc và các nước khác. Năm 2019, khi biểu tình tại Hong Kong lan rộng, những trang trong mạng lưới đã bôi nhọ người biểu tình.
Tuyên truyền không hiệu quả
Các trang tin và tài khoản xã hội có liên kết với Trung Quốc hết mực ca ngợi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người cho đến nay vẫn duy trì quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh. Một số trang tin ủng hộ vị ông Duterte thu hút tới hàng chục nghìn người theo dõi. Các trang nói về tình hình Biển Đông thu hút khoảng 10.000 người theo dõi. Số lượng người quan tâm tới các vấn đề khác như Tổng thống Mỹ Donald Trump thì ít hơn.
“Những nỗ lực kiểm soát mạng xã hội của Trung Quốc trong giai đoạn này dường như không diễn ra theo đúng ý muốn vì họ đang phải đối mặt với sự phản đối từ Twitter và Facebook”, Yim Chan Chin, Giáo sư tại trường Đại học Xian Jiaotong-Liverpool ở Tô Châu, Trung Quốc cho biết.
Bà Chin tin rằng chính phủ Trung Quốc đã cố gắng thuê những công ty bên thứ ba nhằm tăng độ phủ sóng của mình trên quốc tế. Tuy nhiên, những bên thứ ba thường sử dụng nhiều tài khoản ảo hoặc tài khoản giả mạo, vi phạm vào chính sách của Facebook và Twitter.
![]() |
Các tài khoản này sử dụng công cụ AI để tạo ra những khuôn mặt mới (bên trái). Khi chồng các ảnh vào nhau, có thể thấy mắt của mọi ảnh ở cùng vị trí, dấu hiệu cho thấy chúng là ảnh tạo ra bằng máy chứ không phải ảnh thật. Ảnh: Graphika. |
“Đối với Chính phủ Trung Quốc, họ không mấy quan tâm là những chiến dịch tuyên truyền có diễn ra hiệu quả hay không. Mục đích của các chiến dịch này là cho thấy có sự trung thành với Bắc Kinh. Họ quan tâm tới những gì Chính phủ Trung Quốc nghĩ hơn là những gì mà thế giới đang nghĩ về họ”, ông Fang Kecheng nhận xét.
Gần đây, các bài viết dường như đang cố gắng tỏ ra đa chiều. Facebook tìm thấy nhiều bài viết được đăng tải tại khu vực Đông Nam Á với nội dung cả khen lẫn chê về Trung Quốc, trong khi nội dung hướng tới thị trường Mỹ thì đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về Tổng thống Trump và ứng viên tổng thống Joe Biden.
Để che giấu thân phận, các tài khoản hoặc trang thường sử dụng cách đăng ký qua VPN và lấy những hình ảnh phổ biên trên mạng xã hội về làm ảnh riêng của mình. Sau đó, trong quá trình hoạt động, một số tài khoản đã sử dụng thêm công nghệ AI để tạo ra những khuôn mặt mới. Để che giấu sự giả tạo, các bức ảnh thường có độ phân giải thấp, bị cắt gọt.
Mặc dù vậy, bằng nhiều phương pháp khác nhau, các chuyên gia của Facebook vẫn có thể tìm ra được nơi mà các tài khoản giả mạo được đăng ký.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cảnh báo rằng Facebook không chỉ đang nhắm đến mỗi Trung Quốc mà họ còn mở rộng phạm vi điều tra trên toàn cầu.
Ông Fang Kecheng cho biết: “Trước khi xóa một số tài khoản được đăng ký tại Trung Quốc, Facebook đã làm điều tương tự tại Mỹ và Nga. Tuy nhiên, Mark Zuckerberg cần đưa ra các cơ chế minh bạch hơn”.
“Facebook nên có một chính sách và tiêu chuẩn nhất quán đối với những thông tin sai lệch áp dụng cho các bên khác nhau”, Giáo sư Yim Chan Chin nói thêm.
Theo Zing
Thái Lan vừa có hành động pháp lý chống lại Facebook và Twitter vì phớt lờ yêu cầu gỡ bỏ nội dung. Đây là lần đầu tiên quốc gia này làm như vậy đối với các hãng Internet lớn.
" alt=""/>Facebook bóc mẽ hàng loạt tài khoản ảo của Trung Quốc