
Bất ngờ
Ít ngày qua, mạng xã hội lan tỏa đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông Nhật Bản liên tục nói lời cám ơn chủ một tiệm mắt kính trước khi rời cửa hàng. Trước đó, người khách Nhật Bản đem chiếc kính bị hỏng đến cửa tiệm để sửa.
Sau khi chiếc kính được sửa xong, vị khách hỏi chủ tiệm số tiền mình cần phải thanh toán thì người này không nhận tiền công sửa chữa.
Sự việc khiến người khách Nhật Bản rất bất ngờ. Anh liên tục hỏi và đề nghị được trả tiền nhưng chủ cửa tiệm kiên quyết không nhận. Sau ít phút bối rối, vị khách rời cửa tiệm trong sự ngỡ ngàng, khó hiểu.
Chủ nhân của đoạn clip trên là anh Naoki Okamura (quốc tịch Nhật Bản). Anh Okamura là khách đến TPHCM du lịch.
Anh Okamura kể, chiếc kính của anh bị mất một con ốc vít nên không thể đeo. Anh quyết định tìm một cửa tiệm kinh doanh kính mắt để sửa.
Cuối cùng, anh ghé vào một tiệm kính mắt trên đường Hoàng Diệu (quận 4, TPHCM). Tại đây, anh giao tiếp bằng tiếng Anh, nhờ người chủ tiệm sửa chiếc kính cho mình.
Anh Okamura chia sẻ: “Anh ấy không nói gì mà chỉ cầm lấy kính của tôi và bắt đầu sửa chữa. Sau khoảng 5 phút, anh ấy trả lại kính cho tôi. Lúc đó, chiếc kính đã được sửa xong.
Tôi hỏi anh ấy bao nhiêu tiền nhưng anh ấy chỉ nói “Không". Tôi rất bối rối và hỏi lại mình cần phải trả bao nhiêu tiền cho chi phí sửa chữa chiếc kính. Nhưng một lần nữa, anh ấy lại nói: “Không, không”.
Lúc đó, tôi thực sự không biết phải làm gì vì đó không phải là điều tôi quen gặp. Thông thường, khi sử dụng dịch vụ, tôi phải trả tiền. Đây là thói quen và kinh nghiệm sống của tôi bao lâu nay.
Vì vậy, tôi cứ hỏi đi hỏi lại là: “Anh chắc chứ? Tôi sẽ trả tiền cho anh hoặc chí ít, tôi cũng nên gửi cho anh một thứ gì đó”. Nhưng anh ấy vẫn nhất mực từ chối.
Cuối cùng, tôi phải ngừng hỏi vì nhận thấy anh ấy có vẻ khó chịu khi tôi cứ đòi trả tiền. Tôi rời cửa hàng và nói "Cảm ơn rất nhiều, xin cảm ơn bằng tiếng Anh, tiếng Việt và cả tiếng Nhật nữa. Tôi muốn thể hiện lòng biết ơn của mình nhiều nhất có thể”.
Trải nghiệm khó quên
Sau khi rời cửa hàng, anh Okamura vẫn tiếc nuối vì không thể bày tỏ cảm xúc, lòng biết ơn của mình với người đã sửa kính không công cho anh. Hơn thế, anh luôn cảm thấy kỳ lạ, kinh ngạc trước hành động của người này.
Anh không biết việc người chủ cửa tiệm không nhận tiền thù lao có đúng hay không và vì sao người này lại làm như vậy. Để tìm câu trả lời, anh quyết định đăng tải đoạn clip ghi lại cảnh chủ tiệm từ chối nhận tiền sau khi sửa kính cho mình lên mạng xã hội.
Sau khi đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội, anh Okamura nhận về nhiều câu trả lời. Trong đó, người xem đều khẳng định, điều đó là hết sức bình thường tại Việt Nam.
Nhiều cư dân mạng còn giải thích rằng, tại Việt Nam với lòng hiếu khách, tốt bụng của mình, phần lớn người thợ sẽ không nhận chi phí sửa chữa những thứ nhỏ, đơn giản, không tốn nhiều sức lực.
Anh tâm sự: “Những câu giải thích ấy càng khiến tôi ngỡ ngàng. Bởi ở Nhật Bản, bạn sẽ không được sửa chữa thứ gì miễn phí, đặc biệt khi đó là lỗi của bạn. Ít nhất tôi cũng chưa bao giờ có trải nghiệm tương tự ở quê hương của mình.
Là một người sinh ra và lớn lên ở Nhật Bản, tôi thấm nhuần văn hóa trên. Do đó, cách mà người đàn ông ở cửa tiệm hành xử thực sự khiến tôi ngạc nhiên.
Khi tôi đăng tải clip lên mạng xã hội để tìm câu trả lời, rất nhiều người Việt Nam đã giải thích cho tôi hiểu. Một số bạn còn chỉ tôi mua tặng anh ấy ly cà phê, cốc trà sữa, sinh tố… để thay cho lời cám ơn.
Tôi yêu mến sự hiếu khách của người Việt Nam dành cho mình và những người khách nước ngoài như tôi.
Sau trải nghiệm thú vị này, tôi sẽ bắt đầu học tiếng Việt. Tôi muốn diễn đạt tất cả lòng biết ơn của mình bằng chính ngôn ngữ của người Việt Nam".
Trong nhà tôi luôn có một người là đàn ông nhưng tính tình còn quá đàn bà, lúc nào cũng săm soi, khó chịu, xét nét từng tí một, đến từng hạt bụi ở bàn kính ông cũng phàn nàn, điều này khiến tôi cảm thấy ức chế vô cùng. Người đó không ai khác, chính là bố chồng tôi.
![]() |
Ảnh: Magic4walls |
Bố chồng tôi năm nay gần 80 tuổi. Nghe mẹ chồng tôi kể, tuy là đàn ông nhưng ông không phải trụ trong gia đình. Nhà cửa, mọi thứ trong gia đình đều do mẹ chồng tôi làm ra và sắm sửa. Đã như vậy song có chuyện gì trong nhà thì phải nhất nhất tuân theo bố chồng tôi.
Bố đã nói thì cấm có sai, đứa nào cãi thì ông cụ lên giọng dỗi rồi này kia, nói con cái bất hiếu. Có những chuyện rõ ràng bố sai rành rành, cả nhà nói bố bảo thủ, cố chấp, ngang bướng, thế mà bố tôi nhất định cho là mình đúng. Người nào nói cố vào, bố chửi đổng lên, sợ quá nên thôi luôn…
Một xu không làm ra nhưng ông ại luôn đi ba hoa bốc phét có rất nhiều tiền trong ngân hàng. Nhiều khi tôi nghe thấy mà chỉ biết cười.
Mới đây, chồng tôi gây ra một việc có lỗi với tôi. Anh lấy một khoản lớn tiền nhà đi tiêu mà không hỏi tôi tới một lời. Tôi tức tối nói chuyện với ông bà để mong ông bà dạy bảo chồng mình.
Thay vì nhận lỗi cho con trai, ông bố chồng tôi sang nhà bố mẹ đẻ tôi nói chuyện. Ông bảo, rằng nhiều khi nói dối cũng là tốt. Khi tôi nói lại thì bảo tôi láo, còn dọa đánh tôi... Tôi thật sự vô cùng uất ức.
Tôi nói chuyện với mẹ chồng, bà bảo mong tôi hãy thông cảm. Bà cũng kể 40 năm qua, bà sống chịu đựng nhiều với người chồng như vậy. Đã không làm ra tiền lại còn bảo thủ và ngang bướng. Nhiều khi muốn bỏ đi nhưng nghĩ vì các con nên bà cắn răng chịu đựng. Bà bảo tôi bỏ qua cho ông, vì ông chả còn sống được bao nhiêu nữa.
Thật sự tôi vô cùng uất ức với hành động của bố chồng, cảm thấy bị tổn thương nên 1 tuần nay tôi không hề nói chuyện và coi như ông không tồn tại trước mặt mình. Tôi không biết hành động này của tôi đúng hay sai nữa. Tôi cần mọi người một lời khuyên.
(Theo Dân Việt)
" alt=""/>Tâm sự: Khốn khổ với người đàn ông chua ngoa hơn cả mẹ chồng