GS.TS Huỳnh Văn Sơn sinh năm 1976, tốt nghiệp ĐH chuyên ngành Tâm lý - Giáo dục tại HCMUE (năm 1996), sau đó lấy bằng Thạc sĩ Tâm lý học tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và làm nghiên cứu sinh (Tiến sĩ) về Tâm lý học tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2003).
Ông Huỳnh Văn Sơn được bổ nhiệm học hàm Giáo sư chuyên ngành Tâm lý học vào năm 2019.
Tân Hiệu trưởng HCMUE từng trải qua các vị trí công tác như Trưởng Bộ môn Tâm lý học - Giáo dục học Mầm non Trường Trung học Sư phạm Mầm non TP.HCM; Giảng viên Trường CĐ Sư phạm Thể dục TW 2 - (nay là Trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM); Trưởng Bộ môn, Trưởng khoa Tâm lý Giáo dục HCMUE…
Ông là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp thành phố và hàng trăm bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.
Đồng thời, ông cũng làm chủ biên, tác giả, viết chung trên 60 đầu sách, giáo trình, tham khảo liên quan đến các lĩnh vực văn hóa học đường, giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng mềm, tâm lý học đường, tâm lý học hướng nghiệp, tâm lý sư phạm, giáo dục mầm non…
Phương Chi
PGS.TS Trần Hoàng Hải vừa được giao giữ quyền hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM.
" alt=""/>Tiến sĩ tâm lý trở thành Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCMGS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội - cho biết bài thi sẽ tiếp cập theo hướng phi truyền thống nhằm đánh giá toàn diện năng lực học sinh chứ không đơn thuần phục vụ cho tuyển sinh đại học.
Cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội gồm 3 phần; trong đó, phần 1 kiểm tra về Tư duy định lượnggồm 50 câu hỏi thực hiện trong 75 phút; phần 2 kiểm tra về Tư duy định tínhcó 50 câu hỏi thực hiện trong 60 phút; phần 3 kiểm tra về Khoa họcgồm 50 câu hỏi thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội thực hiện trong 60 phút.
Thí sinh làm bài thi trên máy tính, gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi điền đáp án; thời gian làm bài là 195 phút với thang 150 điểm.
Thí sinh sẽ biết điểm thi từng phần và tổng điểm ngay sau khi hoàn thành bài thi, trên cổng www.khaothi.vnu.edu.vn. Giấy chứng nhận kết quả thi được gửi tới thí sinh sau 14 ngày dự thi.
![]() |
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội |
Theo GS Thảo, đến nay nhà trường đã xây dựng kịch bản chi tiết cho các đợt thi của năm 2021. Đề thi được rà soát từ hơn 12.000 câu hỏi của ngân hàng đề thi Đánh giá năng lực năm 2016 để lựa chọn những nhóm câu hỏi phù hợp, kết hợp với hơn 3.500 câu hỏi được xây dựng trong giai đoạn 2017 - 2020.
“Với số lượng câu hỏi phong phú sẽ đảm bảo tính toàn diện của kỳ thi, đáp ứng sự cân bằng độ khó của từng đề thi cho mỗi học sinh tham dự nhiều đợt trong năm”, GS Thảo nói.
Bài thi mẫu đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ được công bố trước ngày 15/3/2021.
Các thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2020 |
Năm nay, Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức nhiều đợt thi, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Thí sinh đăng ký trực tuyến đợt thi đầu tiên từ ngày 1/4/202.
- Đợt 1: 08 - 09/5/2021
- Đợt 2: 22 - 23/5/2021
- Đợt 3: 05 - 06/6/2021
- Đợt 4: 12 - 13/6/2021
- Đợt 5: 10 - 11/7/2021
- Đợt 6: 24 - 25/7/2021
Thí sinh được lựa chọn ngày thi, ca thi, đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân; được thay đổi thời gian thi trước 14 ngày dự thi. ĐH Quốc gia Hà Nội ứng dụng tối đa công nghệ thông tin để tăng tính chủ động cho thí sinh và tiết kiệm chi phí xã hội.
Căn cứ vào tình hình thực tế, đơn vị tổ chức thi sẽ xác định quy mô phù hợp cho từng đợt thi, điểm thi. Theo báo cáo của Trung tâm Khảo thí, năm 2021, quy mô dự kiến khoảng 10.000 thí sinh đăng ký dự thi, chủ yếu ở địa bàn Hà Nội.
GS Thảo cho biết, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, kết quả bài thi Đánh giá năng lực này với các cơ sở giáo dục đào tạo khác để đạt mục tiêu đề ra.
“Riêng đối với hoạt động tuyển sinh đại học, việc giảm tỉ lệ ảo là điều luôn được quan tâm. Do đó, nếu các trường đại học cùng phối hợp tuyển sinh thì sẽ hạn chế được lượng thí sinh ảo từ nhiều nguồn xét tuyển khác nhau. ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tạo mọi điều kiện để công tác xét tuyển và lọc ảo diễn ra thuận lợi”, ông Hải nói.
Trên cơ sở ứng dụng khoa học đo lường chất lượng giáo dục đã áp dụng cho bài thi đánh giá năng lực các năm 2015 và 2016, ĐH Quốc gia Hà Nội đã giao cho Trung tâm Khảo thí là đơn vị chuyên môn xây dựng bài thi Đánh giá năng lực học sinh THPT. Khác với những năm trước, bài thi Đánh giá năng lực trong giai đoạn tới đây tiếp cận theo hướng đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông một cách toàn diện hơn, phù hợp khoa học khảo thí hiện đại. Ba nhóm năng lực chính cần đánh giá gồm: Sáng tạo và giải quyết vấn đề; Năng lực Toán, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu; Tự khám phá và ứng dụng công nghệ/khoa học (tự nhiên - xã hội). Tất cả các chương trình đào tạo đại học ở ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ dành chỉ tiêu, tiêu chí phù hợp để xét tuyển đối với các thí sinh sử dụng kết quả bài thi Đánh giá năng lực học sinh THPT (mã bài thi Q00) bên cạnh các phương thức xét tuyển đã áp dụng năm 2020. |
Thúy Nga
Năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 4 - 5 đợt thi đánh giá năng lực từ tháng 5 đến tháng 10, với quy mô khoảng 10.000 thí sinh.
" alt=""/>Lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội “bật mí” về bài thi Đánh giá năng lực năm 2021Đây là bài kiểm tra về mức độ hiểu con của cha mẹ mà cô giáo chủ nhiệm dành riêng cho phụ huynh làm ngay tại buổi họp phụ huynh vừa diễn ra hôm 24/1.
Trước đó, cô giáo chủ nhiệm đã thông báo kết quả học tập của học sinh tới phụ huynh bằng cách gửi bảng điểm và phiếu nhận xét chi tiết tới từng người.
![]() |
Bảng câu hỏi phụ huynh lớp 6A0, Trường THPT Cát Linh (Hà Nội) nhận được |
Đã vài ngày trôi qua, nhưng khi nhắc đến buổi họp vừa qua, chị Minh Anh - một phụ huynh của lớp - vẫn đầy cảm xúc.
Chị Minh Anh cho biết, suốt hành trình cùng con trai học tập và lớn lên là 10 năm, chị tham dự không thiếu một buổi họp phụ huynh nào.
"Nhưng khi nhận được bài test này, mình rưng rưng xúc động. Minh nhìn thấy tâm huyết của cô giáo khi đưa ra ý tưởng tuyệt vời để đánh thức sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái".
Theo chị Minh Anh, kết quả bài test có thể chưa hẳn đã khẳng định là cha mẹ có thực sự hiểu con hay không vì chúng thay đổi thường xuyên, "nhưng nó là một bài test về tình yêu và sự quan tâm, sát sao của cha mẹ hàng ngày với con, giúp cha mẹ thay đổi và gần gũi con như những người bạn"...
![]() |
Phụ huynh đang trả lời câu hỏi |
Tác giả của bảng hỏi này là cô Nguyễn Thị Thùy Mia, giáo viên chủ nhiệm lớp 6A0.
Trước đó một tuần, cô Mia đã cho học sinh trả lời 20 câu hỏi này. Đến ngày họp, sau khi phụ huynh trả lời xong, cô gửi lại phần trả lời của học sinh, và đó chính là đáp án.
Cô Mia cho biết, cô không thu lại các phiếu trả lời, coi như đó là món quà cho phụ huynh và cũng để đảm bảo sự riêng tư cho phụ huynh và học sinh.
“Khi hỏi có phụ huynh nào trả lời đúng tất cả không, không có phụ huynh nào giơ tay. Khi mình hỏi có phụ huynh nào làm đúng 18-19 câu không, cũng không có phụ huynh nào giơ tay. Ở mức 15-17 câu có khoảng 5 người. Mức từ 10-14 câu có khoảng 10 người. Đa phần phụ huynh ở trong nhóm đúng từ 5-9 câu, khoảng 20 người. Và có 1 ông bố tự nhận mình trả lời đúng ở mức 1-4 câu”.
![]() |
Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Mia |
Đây không phải là năm đầu tiên mà đã là năm thứ 4 cô Mia đề nghị phụ huynh trả lời phiếu câu hỏi dạng này. Tuy nhiên, các câu hỏi mỗi năm không lặp lại hoàn toàn mà được thay đổi khoảng 70% cho phù hợp với đối tượng học sinh.
![]() |
Ngoài ra, cô còn cho học sinh viết lên 2 tấm thiệp về hai chủ đề: Con đã cảm nhận về những nỗi vất vả của bố mẹ như thế nào?, những lời hứa của các con với bố mẹ?.
Cả hai tấm thiệp này cũng được gửi tới phụ huynh như một món quà nhỏ của cô và trò.
"Quà" cho phụ huynh sau buổi họp cuối học kỳ I |
"Phụ huynh đã rất xúc động, có người còn không kìm được nước mắt. Có người chia sẻ rằng ở nhà con ít bộc lộ cảm xúc, ít nói chuyện với bố mẹ, nên không ngờ rằng con cũng nhận biết và thấu hiểu được những vất vả của bố mẹ khi nuôi dưỡng con khôn lớn. Qua những dòng viết của con, có người nhận ra rằng họ hiểu con chưa đủ để biết con thực sự cần gì, muốn gì...".
![]() |
Cô giáo Mia và học trò |
Cô Mia cũng cho biết với những học trò ở lứa tuổi cấp hai, rất nhiều tâm sự thầm kín mà các con không dám nói với bố mẹ nhưng lại nhắn tin với riêng cô để xin lời khuyên.
"Học sinh ở cấp hai là những đứa trẻ mới lớn và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn dậy thì, có những phụ huynh còn chưa biết sẽ đối xử với con mình theo cách nào. Bằng cách để học sinh và phụ huynh cùng chia sẻ, mình mong phụ huynh sẽ có cách để thấu hiểu con hơn, để đồng hành cùng các con trong ở giai đoạn mà chúng lớn lên, thay đổi và trưởng thành từng ngày" - cô Mia bày tỏ.
Phương Chi
Sau buổi họp phụ huynh cuối học kỳ I vừa qua, nhiều phụ huynh lớp 3A1 Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) "khoe" những tờ nhận xét hết sức dễ thương về con mình mà họ nhận được từ cô giáo chủ nhiệm lớp.
" alt=""/>Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi