- Cuối tháng 10/2017 Báo VietNamNet tiếp tục nhận được nhiều đơn thư của Bạn đọc.
TIN BÀI KHÁC
ồiâmđơnthưBạnđọccuốithábournemouth đấu với tottenhamHồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 10/2017 - Cuối tháng 10/2017 Báo VietNamNet tiếp tục nhận được nhiều đơn thư của Bạn đọc.
TIN BÀI KHÁC
ồiâmđơnthưBạnđọccuốithábournemouth đấu với tottenhamHồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 10/2017Theo quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động tại Khoản 3 Điều 4 quy định như sau:
![]() |
Ảnh minh hoạ |
“3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
a) Công việc: Công việc mà người lao động phải thực hiện;
b) Địa điểm làm việc của người lao động: Phạm vi, địa điểm người lao động làm công việc đã thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi các địa điểm chính người lao động làm việc.”
Như vậy, đối với hợp đồng lao động với người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì hợp đồng phải nêu rõ các địa điểm chính người lao động làm việc. Do vậy, nếu người lao động làm việc thường xuyên làm việc tại chi nhánh công ty bạn có thể ghi địa điểm làm việc trong hợp đồng là: tại chi nhánh và địa chỉ cụ thể của chi nhánh.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Đơn vị tôi sa thải người lao động trái luật, sau khi bồi thường theo điều 42 Bộ luật lao động thì có phải bồi thường danh dự không và mức bồi thường như thế nào.
" alt=""/>Cách ghi Địa điểm làm việc trong HĐLĐ đối với nhân viên ngành xây dựngVượt qua sườn núi là đến với Bản Mèo.
Qua bao nhiêu con suối, nên cô thân quen…”
Một cô giáo ở Phú Thọ chia sẻ, mỗi khi nghe giai điệu của ca khúc này, cô lại xúc động nhớ về những tháng năm tuổi trẻ lên vùng cao dạy chữ cho các em thơ.
Đã 47 năm kể từ khi ra đời, ca khúc Cô giáo Bản Mèo được trình diễn ở rất nhiều hội thi, ngày lễ, truyền cảm hứng về tấm gương của biết bao thầy cô giáo đã không quản ngại khó khăn, vất vả, hết lòng vì học trò.
Thế nhưng, những thông tin về tác giả bài hát hầu như vắng bóng. Thậm chí, nhiều video trình diễn ca khúc không hề có một dòng nào ghi tên tác giả.
![]() |
Thầy giáo Trần Phú Thế Cường là người sáng tác ca khúc Cô giáo Bản Mèo |
Thầy giáo Trần Phú Thế Cường, cựu giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ, bài hát Cô giáo Bản Mèo ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt.
Vào tháng 5/1974, thầy và các cán bộ, giảng viên của khoa Ngữ văn có chuyến đi thực tế và nói chuyện văn chương tại miền Tây Bắc, trong đó có đi qua Điện Biên. Một hôm đoàn định đi Tây Trang, là vùng biên giới giữa Việt Nam và Lào, nhưng trời mưa dữ dội. Đi được một đoạn khoảng 20km, đoàn phải rẽ vào Đền thờ tướng Hoàng Công Chất nghỉ chân. Ở nơi này có một cây đa to xum suê cành lá. Dưới cây đa có một lớp học nho nhỏ, làm bằng tranh tre lá nứa.
“Tôi nhìn thấy một cô giáo trẻ, đang say sưa dạy khoảng 20 em đọc thơ. Bên ngoài trời mưa mà lạ lùng chim hót véo von, như thể cũng học bài cùng. Giữa khung cảnh núi rừng ấy, hình ảnh cô giáo cùng đàn em nhỏ ấy bỗng khiến trong tôi trào dâng một cảm xúc mãnh liệt. Và tôi viết Cô giáo Bản Mèo ngay trong chuyến dừng chân tại Điện Biên đó”, thầy giáo Trần Phú Thế Cường nhớ lại.
Ca khúc Cô giáo Bản Mèo do ca sĩ Ánh Nguyệt thể hiện
Thầy Cường cho biết, có nhiều người tưởng rằng, “tiếng học bài ríu rít tiếng chim ca” là hình ảnh mang tính chất văn học, nhưng không phải, đó chính là hình ảnh thực. Cô giáo trong bài hát cũng là cô giáo thực. Và cảm xúc sáng tác của tác giả cũng là cảm xúc từ hoàn cảnh thực.
Bài hát khi mới ra đời có tên là Cô giáo lên Bản Mèo. Nhưng sau này, một số người trình bày ca khúc đã sử dụng một số tên gọi khác như “Cô giáo trên Bản Mèo”, “Cô giáo Bản Mèo”, thành ra bài hát có 3 tên gọi.
Nội dung bài hát cũng có một số “dị bản” so với bản gốc. Ví dụ, câu hát “Mà niềm vui dạt dào bên vách nứa” một số người hát: “Mà niềm vui dạt dào bên vách suối”, có người lại hát là “vách núi”, “cũng không sao cả, không làm ảnh hưởng đến nội dung của bài hát”, thầy Cường nói.
Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, tự học nhạc từ sách và đài
Thầy giáo Trần Phú Thế Cường cho biết, không chỉ có Cô giáo Bản Mèo, mà thầy còn là tác giả của rất nhiều ca khúc, như Về miền Tây, Trên biên cương sông Mã,…; một số bài cho các hội, trường và được sử dụng làm bài truyền thống như Bài ca Hội cựu giáo chức Việt Nam.
Đặc biệt, thầy cùng với thầy Văn Nhân là tác giả của hợp xướng Tiếng hát sư phạm (gồm có 4 chương, trong đó, thầy Văn Nhân viết chương 3, chương 4).
Tuy nhiên, thầy Cường lại không phải là người được đào tạo bài bản về nhạc. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng thầy đã sớm chịu cảnh vất vả của một cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ.
“Mẹ tôi mất năm tôi 4 tuổi, còn bố mất khi tôi 7 tuổi. Tôi phải đi ở nhờ những ông chú, bà bác của mình, vừa học vừa làm đủ thứ để có tiền. Tôi say mê âm nhạc nhưng không có điều kiện để học bài bản, tôi đến với âm nhạc bắt đầu từ tự học, qua sách và qua những chương trình dạy hát của Đài Tiếng nói Việt Nam”, thầy Cường chia sẻ.
Trở thành giảng viên của Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội bộ môn Nghệ thuật học, sau này thầy mới có dịp đi học một số chương trình về hòa âm, phối khí do các nhạc sĩ dạy.
Những năm tháng tuổi thơ nhọc nhằn cộng với những ngày tháng trải nghiệm khi xung phong lên vùng cao dạy chữ trước khi trở thành giảng viên đại học, thầy có sự đồng cảm với nỗi vất vả, hy sinh của các thầy cô giáo, thương yêu học trò và yêu nghề dạy.
Ngày thầy lên một điểm trường của Tuyên Quang dạy học, chỉ có nhà tranh vách nứa, thậm chí chỗ đi vệ sinh cũng không có. Các em đều là người dân tộc, rất nghèo. Thầy giáo cũng nghèo, nhưng vẫn dùng cả đồng lương ít ỏi cho các em mua sắn, mua ngô chống đói. Thầy cũng đi mấy chục cây số đường đèo cùng trò về thăm nhà, rồi đá bóng, chơi đùa cùng các em.
Vì thế, thầy Trần Phú Thế Cường cho rằng, giáo viên phải có tình yêu với nghề, với ngành, với con người thì mới gắn bó được với nghề.
"Ngày xưa đi học, không có chuyện quà cáp giáo viên bởi thời gian đó đầy vất vả. Bản thân thầy phải đi dạy bổ túc văn hóa vào buổi tối để lấy tiền. Thời của thầy không có tiền đút lót giáo viên, nhưng các thầy cô rất thương học trò.
Đó là cái tình của con người với con người, cái tình của ngành sư phạm" - thầy Cường nói.
Cũng theo thầy Cường, xã hội phát triển, nhiều thứ thay đổi, trong đó có cả mối quan hệ thầy trò nhưng với các thầy cô giáo, điều quan trọng nhất là tấm lòng, tình cảm của các em học sinh, chứ không phải là vật chất.
Và khi đi dạy, khát vọng lớn nhất của những người thầy vẫn là đem đến tri thức, mong cho các em học giỏi, nên người, sau này có cuộc sống hạnh phúc và dựng xây đất nước.
Cũng vì tình cảm đó, mà mỗi khi bài hát về nghề thầy ra đời được đón nhận, yêu mến với thầy Cường đó là niềm vui rất lớn, dù tác giả dường như bị “lãng quên”.
“Có nhiều người hỏi tôi, vì sao tôi không đăng ký bản quyền tác giả, hoặc không phàn nàn ca sỹ hát mà không ghi tên tác giả? Tôi trả lời: Ai hát cũng được, càng nhiều người hát càng tốt, miễn là truyền được tình yêu đối với nghề giáo, sự tri ân với những thầy cô hết lòng về học sinh thì đó là niềm hạnh phúc lớn lao đối với tôi rồi”, thầy Cường chia sẻ. |
Mai Nguyễn
" alt=""/>Đi tìm tác giả của bài hát Cô giáo Bản MèoKhi mới 27 ngày tuổi, Linh đã bị viêm phổi. Sau 1 năm điều trị tại bệnh viện tỉnh, tình trạng của con vẫn không khá hơn. Chị Dương đưa con lên bệnh viện tuyến trung ương làm xét nghiệm. Bác sĩ chẩn đoán Linh mắc chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh do đột biến gen STAT6. Đây được xem như một trong những căn bệnh hiếm và ác tính ở trẻ em, khiến cơ thể không có sức đề kháng, dễ bị viêm nhiễm nặng.
Vì vậy, suốt từ lúc sơ sinh đến nay, Linh thường xuyên sống trong tình trạng tắc nghẽn phổi, co thắt khí quản. Không những vậy, con còn bị ăn mòn xương chũm ở tai, mất khả năng nghe ở tai phải và bị teo vỏ não.
Do một loạt biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh, suốt 6 năm qua, Linh ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Tháng nào con cũng phải nhập viện. Nhớ lại khoảng thời gian đó, chị Dương rưng rưng: “Rất nhiều lần tôi đã tưởng mình mất con rồi. Con bị viêm phổi suy hô hấp nhiều đợt, bác sĩ phải dùng biện pháp đặt ống nội khí quản, cho thở máy đến 13 lần. Nhờ sức sống mãnh liệt mà con đều vượt qua được. Các bác sĩ đều nói đấy là kì tích".
Bởi nằm viện dài ngày, chi phí chữa bệnh của Linh vô cùng tốn kém. Do tình trạng bệnh phức tạp, con cần sử dụng nhiều loại thuốc đắt đỏ nằm ngoài danh mục bảo hiểm hỗ trợ. Trung bình mỗi tháng, gia đình chị Dương cần trả gần 40 triệu đồng tiền thuốc cho con.
Trong khi đó, kinh tế cả nhà chỉ trông vào đồng lương văn thư xã ít ỏi của anh Vũ Xuân Tiệp, chồng chị Dương. Để có tiền cho Linh đi bệnh viện, ông nội con đã bán đất của gia đình lấy 700 triệu đồng. Số tiền đó dùng hết vào việc trang trải thuốc men. Chưa kể, vợ chồng chị Dương vẫn còn một bé gái năm nay 11 tuổi đang đi học.
Theo thời gian, bệnh của Linh ngày càng nặng khiến phổi con yếu dần đi. Thậm chí, có thời điểm các bác sĩ cảnh báo con có thể bị ngừng thở bất cứ lúc nào do những diễn biến khó lường của bệnh tật.
Cũng bởi thế, dù chị Dương nhiều lần muốn cho con đi học nhưng mọi người đều cảm thấy ái ngại, sợ những bất trắc có thể xảy ra trên lớp. Năm nay, ngay cả khi đã đủ tuổi vào lớp 1, chị cũng không dám cho con đến trường.
Cuộc sống hàng ngày của đứa trẻ nếu không truyền thuốc thì sẽ là những cuốn vở tập tô, những nét chữ mẹ tự dạy ở nhà. Thời gian gần đây, bệnh nặng hơn, phác đồ điều trị cho Linh cần sử dụng những loại thuốc nhập từ nước ngoài với chi phí 27-28 triệu đồng/lọ, mỗi tháng dùng đến 2 lọ khiến cha mẹ lao đao.
Thời điểm hiện tại, do không thể lo nổi tiền thuốc, chị Dương vẫn chưa thể cho con tiếp tục điều trị. Nhà cửa đã thế chấp, đất đai cũng đem bán, những nơi hỏi vay được đều đã hỏi, chị Dương bất lực vì tính mạng con gái đang như chỉ treo mành chuông, chẳng biết cầm cự được đến khi nào.
Ông Vũ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch UBND xã Phương Chiểu xác nhận: Vợ chồng chị Vũ Thị Thùy Dương và anh Vũ Xuân Tiệp là công dân địa phương, có con gái Vũ Khánh Linh mắc bệnh hiểm nghèo, thường xuyên phải đi bệnh viện. Chị Dương đã nghỉ việc để theo con, anh Tiệp gánh vác kinh tế gia đình và thuốc thang, đến nay đã hoàn toàn kiệt quệ. Rất mong hoàn cảnh của họ nhận được sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Thùy Dương, đội 2, thôn Phương Thượng, xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. SĐT: 0918951268. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2023.288 (bé Vũ Khánh Linh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |
" alt=""/>Mẹ nghẹn ngào vì tính mạng con gái 6 tuổi như 'chỉ treo mành chuông'