Những suy cho cùng, không có lửa thì làm sao có khói. Tôi bí mật tìm hiểu với mong muốn dập tắt những tin đồn đang làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín gia đình.
Nhưng càng tìm hiểu, tôi càng thấy hoài nghi về niềm tin của mình dành cho mẹ. Ngay khi để ý, tôi nhận ra mỗi lần về ngoại, mẹ thường mang theo những bộ váy gợi cảm.
Mẹ cũng bỏ vào túi xách chai nước hoa có mùi hương quyến rũ, thỏi son môi yêu thích cùng bộ đồ ngủ không còn phù hợp với lứa tuổi của mình.
Từ đó, những nghi ngờ về mẹ trong tôi lớn dần. Tuần trước, mẹ lại về ngoại. Tôi và đứa em ruột quyết định theo dõi bà. Sau khi mẹ rời nhà, chúng tôi lái xe bám theo sau.
Về đến quê, chị em tôi thuê phòng ở khách sạn có thể nhìn thấy cổng nhà ngoại từ trên cao. Hôm đó, chị em tôi thay phiên nhau ngồi bên cửa sổ, dán mắt vào cổng nhà ngoại.
Ngày đầu, tôi không thấy mẹ ra khỏi nhà. Bà đặt một số thức ăn về nấu cơm cho ngoại. Nhưng trưa hôm sau, tôi thấy mẹ lái xe ra khỏi nhà.
Mẹ đến quán nước khá xa nhà bà ngoại để uống nước, trò chuyện với một người đàn ông lạ mặt. Cuộc trò chuyện kết thúc chóng vánh. Khi ly nước chưa kịp vơi, cả hai đã ra xe, chạy về hướng một khu du lịch sinh thái của tỉnh Long An.
Chúng tôi bám theo rồi ngỡ ngàng nhìn thấy mẹ cùng người đàn ông lạ mở cửa một căn nhà 2 tầng nhỏ nhưng được trang trí rất đẹp. Rồi sau đó mẹ mặc bộ váy gợi cảm, dùng màu son đậm, ngả đầu vào ngực gã đàn ông ở trần đang đứng hút thuốc trên lan can tầng lầu.
Chứng kiến cảnh ấy, nước mắt tôi trào ra. Tôi đau đớn, uất ức đến mức không muốn nhìn mặt hay gặp bà nữa. Tôi khóc thật nhiều rồi lấy điện thoại quay lại cảnh đau đớn ấy trước khi bốc máy gọi cho bà.
Như mọi lần, mẹ không nghe máy. Lau vội những giọt nước mắt, tôi gửi đoạn video vừa quay cho bà kèm lời nhắn: “Ngoại nói mẹ vất vả quá, lần nào về thăm cũng tất tả, mẹ con chưa trò chuyện được bao nhiêu đã lại chia tay.
Thế nên ngoại nhắn là nếu mẹ bận quá thì lâu lâu hãy về thăm. Nhưng nếu về thì cố ở lại với ngoại 1-2 hôm cho ngoại đỡ buồn”. Sau đó, chị em tôi trở về thành phố mà lòng nặng trĩu.
Chúng tôi vẫn chưa thể chấp nhận sự thật đáng xấu hổ này. Chúng tôi cũng không biết phải đối diện với sự thật bẽ bàng ấy ra sao.
Liệu tôi có nên cho bố biết sự thật. Tôi có nên vạch trần mẹ hay tìm đến gã đàn ông kia để xin ông ta buông tha cho bà, trả lại cho chị em tôi người mẹ mà chúng tôi từng tự hào?
Độc giả giấu tên
Chắc vì là bé gái, lại chịu thiệt thòi bố mẹ ly hôn nên con gái của chồng tôi khá nhạy cảm, lầm lì ít nói. Bé rất dễ khóc, mỗi lần khóc là không thể dỗ được, thậm chí còn hay gào lên.
Thấy con như vậy, chồng tôi rất lo lắng, mong tôi có thể chăm sóc bé tận tình. Tôi cũng cố gắng làm tròn trách nhiệm, "nâng như nâng trứng", sợ bé bị tổn thương, không vui.
Nhưng quả thật nuôi một đứa con 4 tuổi rất khó. Tôi không phải kiểu phụ nữ quá khéo léo nhưng tôi luôn dặn lòng phải cố gắng hết sức có thể.
Hàng ngày, chồng tôi muốn tôi nấu đồ ăn sáng cho bé. Vì công việc của anh quá bận, anh muốn tôi đưa đón bé đi học mẫu giáo rồi tối về tắm rửa, ru con ngủ..., tôi đều đáp ứng hết.
Dù sống với nhau cả năm trời, con bé vẫn chẳng mấy khi nói chuyện với tôi, trừ những lúc bé có nhu cầu gì đó. Điều này khiến tôi khá buồn, tôi thật sự không biết nên làm thế nào để chúng tôi thân thiết hơn.
Nhưng việc đó không khiến tôi chạnh lòng bằng lúc chồng trách móc tôi chăm sóc con không tốt. Có vẻ anh ấy không thấy được sự cố gắng, những vất vả của tôi khi vừa phải đi làm, vừa phải làm mẹ.
Hơi một tí xảy ra chuyện gì là chồng tôi lại đổ hết mọi trách nhiệm lên đầu tôi. Con bé lười ăn cơm cũng là do tôi không biết nấu món con thích. Con bé đau bụng cũng là do tôi mua thức ăn không đủ tươi ngon. Con bé không chịu mở miệng chào khách đến chơi nhà cũng là do tôi không biết dạy con...
Còn cái gì không phải do tôi nữa không? Thế anh ấy ở đâu, có vai trò gì?
Bé khá lầm lì, thỉnh thoảng tôi muốn uốn nắn, dạy bé điều gì, chỉ cần hơi nói to là bé lại gào khóc. Chồng tôi chưa cần biết chuyện gì xảy ra đã ngay lập tức trách móc tôi ghê gớm, "nhìn tôi với ánh mắt khác".
Có lần trường mẫu giáo tổ chức đi dã ngoại, chồng tôi không thích lắm nhưng tôi khuyên anh nên cho con tham gia để có thêm trải nghiệm, vui vẻ với các bạn. Ai biết được lúc đi, bé chẳng may bị ngã, trầy xước hết cả người.
Chồng tôi như phát điên, mắng tôi xối xả không biết thương con, cố tình "tống" con đi dã ngoại để không phải chăm. Anh còn nói tôi "đúng là dì ghẻ" nên mới cư xử như thế.
Nghe thấy hai tiếng "dì ghẻ" từ miệng anh, tôi không thể chịu đựng nổi, thế là vợ chồng cãi nhau to. Tại sao anh ấy dám nói với tôi như thế chứ? Nói thật, nhìn thấy con như thế tôi xót lắm, tôi cũng chỉ xuất phát từ ý tốt, muốn con cởi mở, hòa đồng hơn thôi.
Sống với nhau hơn một năm, tôi muốn sinh em bé nhưng chồng tôi nhất định không chịu. Lý do anh đưa ra là muốn tôi thời gian này chỉ tập trung vào con gái.
- Bây giờ em vẫn còn vụng về lắm, vẫn chưa đủ tốt làm sao sinh thêm con được?
- Thế bao giờ mới được hả anh?
Chồng tôi im lặng. Nhiều lúc tôi không biết vì sao mình phải sống như thế này nữa. Luôn cố gắng nuôi con riêng của chồng, coi như con đẻ mà vẫn thường xuyên bị chê trách, rồi còn bị gán mác "dì ghẻ".
Chồng tôi phải hiểu rằng khi anh ấy đi vắng, ai là người chăm lo cho con gái, ai là người ở bên cạnh nấu ăn, tắm rửa, đưa đón con đi học mỗi ngày?
Tôi mới 25 tuổi, chưa có mấy kinh nghiệm và đang trên hành trình học cách làm mẹ. Làm mẹ bình thường đã khó, nuôi con không phải do mình sinh ra còn khó hơn. Nhiều lúc cáu giận, con không nghe lời, muốn mắng con cũng không được. Mà giờ muốn được sinh con cũng không cho.
Tôi nên làm gì bây giờ?
Theo Dân trí
Như Ánh - Thủ khoa của Trường ĐH Mỏ - Địa chất
Nỗ lực vượt qua “vỏ ốc vô hình”
Khác hẳn với hình ảnh của Như Ánh hiện tại, những năm tháng phổ thông, Ánh vốn là một cô bé nhút nhát, chưa từng nghĩ mình có thể đứng nói chuyện trước đám đông.
“Một biến cố xảy đến với gia đình khiến em không thể tập trung vào việc học và trở nên ít nói hơn. Chỉ đến những năm cấp 3, khi dần ý thức được việc phải cố gắng để mẹ không còn buồn lòng nữa, em mới bắt đầu nỗ lực với quyết tâm thi đại học”, Ánh kể lại.
Vốn học khối B, để tăng cơ hội đỗ, một tháng trước kỳ thi THPT Quốc gia, Ánh quyết định ôn thêm cả môn Lý để dự thi khối A.
“Đó là quãng thời gian không nghỉ và vất vả vô cùng. Em lao vào học, có những ngày đến 12 giờ đêm mới về đến nhà để ăn cơm. Một tháng trước khi thi vào đại học, ngày nào em cũng thức tới 2 giờ sáng, 5 giờ lại tiếp tục dậy để chuẩn bị bài vở”, Ánh nhớ lại.
Ánh vốn “nổi tiếng” với sự năng động trong các hoạt động Đoàn đội
Nữ sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân với ý nghĩ sẽ không phải lo toan về học phí, do đó cũng đỡ đần mẹ nhiều hơn.
Tuy nhiên, đạt số điểm 24, Ánh không thể trúng tuyển vào ngôi trường này. “Nếu là con trai, có lẽ em đã đỗ rồi. Em khóc rất nhiều khi nhận được kết quả ấy”.
Trượt nguyện vọng 1, Ánh nộp hồ sơ vào Trường ĐH Mỏ - Địa chất - ngôi trường mà Ánh cũng đã tìm hiểu khá nhiều trước đó. Nữ sinh đặt mục tiêu đạt học bổng tất cả các kỳ học để trang trải học phí.
“Thay vì học thuộc giáo trình, em tự ghi âm lại bài giảng rồi lên thư viện ngồi nghe. Em nghe để hiểu nội dung chứ không phải học thuộc từng chữ, như thế đi thi mới có thể viết theo ý hiểu của mình”.
Trong khi nhiều bạn đỗ vào trường với số điểm cao hơn nhưng mang tâm lý “nghỉ xả hơi” ngay từ năm nhất thì Ánh lại cho rằng, đây chính là thời điểm “vàng” để kéo điểm cho toàn khóa học.
“Hai năm đầu tiên chủ yếu là những môn đại cương khá khó. Nếu không nỗ lực ngay từ những bước đầu, đến năm cuối sẽ không thể gỡ gạc lại điểm”.
Có chiến lược và mục tiêu cụ thể, kết thúc năm nhất, Ánh là một trong số ít sinh viên xuất sắc đạt trên 3,6/4 và giành học bổng Hiệp định 911 của chính phủ Việt Nam và Nga.
Mặc dù được hỗ trợ toàn bộ học phí và tiền sinh hoạt trong thời gian học tại Nga, nhưng Ánh quyết định ở lại học tập trong nước vì “có rất nhiều người không đi du học và vẫn có thể thành công. Nếu có năng lực thực sự thì dù ở đâu, bản thân cũng có thể tỏa sáng”, nữ sinh trường Mỏ nói.
Nhiều thành tích xuất sắc
Bước vào trường, Ánh may mắn gặp được một người chị khóa trên đã liên tục động viên, giúp đỡ.
“Chị ấy nói với em rằng, nếu chỉ biết tới mỗi việc học, em cũng chỉ là một đứa mọt sách mà thôi. Nhưng nếu em tham gia các hoạt động, quãng thời gian sinh viên của em sẽ cực kỳ đáng nhớ và sẽ tạo nên một bước ngoặt lớn”.
Câu nói ấy đã khiến Ánh “vỡ” ra nhiều điều.
“Em được đi tiếp sức mùa thi và nhiều trải nghiệm khác rất vui vẻ. Quãng thời gian đó, em cảm tưởng như mình bước sang một trang mới nhẹ nhàng hơn rất nhiều”, Ánh nói.
Bản thân các thầy cô thời phổ thông khi gặp lại Ánh cũng thấy ngỡ ngàng trước sự thay đổi của học trò cũ.
Quãng thời gian đại học đã khiến Ánh thay đổi rất nhiều
Ở trường, Ánh chủ động đăng ký tham gia cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên. Nữ sinh đã lựa chọn đề tài “Sản xuất tấm gỗ ép công nghiệp bằng rơm rạ”. Nghiên cứu này giúp nhóm của Ánh đoạt được giải Nhì, đồng thời được một vài doanh nghiệp đặt vấn đề hợp tác sản xuất.
Đến cuối năm 2019, Ánh đoạt giải Nhà vô địch sinh thái trẻ khu vực ASEAN, trở thành đại diện Việt Nam duy nhất tại hạng mục trẻ tuổi.
Nữ thủ khoa xinh đẹp của trường ĐH Mỏ - Địa chất
Tiếp đó, Ánh đề xuất với TS Nguyễn Quốc Phi, Phó trưởng khoa Môi trường về mong muốn thực hiện đồ án với đề tài ISO - vốn chưa có sinh viên nào thực hiện.
Đây cũng là lĩnh vực nữ sinh mong muốn làm việc sau khi ra trường. Được thầy hướng dẫn kết nối với một công ty chuyên tư vấn về lĩnh vực ISO, Ánh tận dụng thời gian để nâng cao khả năng chuyên môn và làm đồ án. Với sự táo bạo trong lựa chọn đề tài và khả năng phản biện sắc sảo, Ánh đã giành 9,8/10 điểm.
Mong "bù đắp" cho mẹ
Sau 4 năm, Như Ánh cho rằng môi trường đại học đã cho mình rất nhiều thứ. “Ngày bảo vệ đồ án tốt nghiệp, mẹ xuất hiện và ngồi dưới lắng nghe em trình bày. Nhìn thấy mẹ, em đã bật khóc. Sau tất cả, cuối cùng mẹ đã có thể cảm thấy vui và hạnh phúc về em”.
“Em chưa từng nghĩ mình sẽ thành thủ khoa vì mục tiêu của em chỉ là giành học bổng để mẹ đỡ vất vả. Đến bây giờ, mong muốn của em cũng chỉ là bản thân sớm ổn định để bù đắp lại quãng thời gian vất vả mà mẹ đã trải qua”.
Trịnh Ngọc Như Ánh trong ngày nhận Bằng tốt nghiệp
Tốt nghiệp đại học, Ánh hi vọng sẽ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực ISO.
“Dù còn chập chững nhưng em vẫn đang đi theo đúng đam mê của mình. Em nghĩ rằng, con đường nào rồi cũng có thể dẫn tới thành công nếu bản thân nỗ lực", nữ thủ khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất bày tỏ.
Thúy Nga
Với điểm tổng kết 4.0/4.0, Nguyễn Thị Minh Hòa là tân thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Ngoại thương. Nữ thủ khoa có thể sử dụng 4 ngôn ngữ khác nhau và làm việc tại một tập đoàn đa quốc gia từ khi là SV năm thứ tư.
" alt=""/>Nữ thủ khoa xinh đẹp của trường ĐH Mỏ