Trước đó, khoảng 0 giờ 45 phút sáng cùng ngày, hàng chục cán bộ chiến sĩ Công an TP Biên Hòa phối hợp với Phòng Cảnh sát bảo vệ và Cơ động (PK20) Công an tỉnh Đồng Nai bất ngờ kiểm tra hành chính nhà hàng bia (thường gọi là bar H5) do Công ty TNHH Hoàng Nam (số K30, đường Võ Thị Sáu, khu phố 7, phường Thống Nhất, TP Biên Hòa) quản lý.
Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện nhiều thanh niên đang có biểu hiện phê ma túy, nhảy múa trong tiếng nhạc inh ỏi.
![]() |
Cơ quan chức năng kiểm tra quán bar |
Qua kiểm tra, lực lượng công an phát hiện và thu giữ nhiều viên nén ma túy tổng hợp và gói tinh thể màu trắng, nghi là ma túy đá và bột khay; thảo mộc khô, nghi là bồ đà, vứt vương vãi trên nền nhà và cất giấu trong gầm ghế ngồi của quán.
Ngoài ra, lực lượng công an còn phát hiện, thu giữ một số dao, hung khí nguy hiểm và một số dụng cụ sử dụng ma túy. Công an TP Biên Hòa đã lập biên bản, đưa gần 200 đối tượng, trong đó có khoảng 50 nữ về trụ sở công an để phục vụ công tác điều tra.
![]() |
Công an phát hiện và thu giữ một số dao, hung khí nguy hiểm và một số dụng cụ sử dụng ma túy. |
Được biết, địa điểm trên trước đây cũng là một quán bar. Tuy nhiên, quá trình hoạt động, lực lượng chức năng phát hiện nhiều sai phạm nên đã rút giấy phép. Sau đó, được cấp phép trở lại cho một đơn vị khác kinh doanh nhà hàng bia.
Đột kích vào club 162 ở Q.Gò Vấp, công an đã phát hiện có nhiều dân chơi đang phê ma túy, lắc lư điên cuồng
" alt=""/>Đột kích quán Bar tạm giữ gần 200 ngườiTại phiên họp thứ 4 Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam, tại Hà Nội vào chiều 16/1/2014, ông Đoàn Quang Hoan – Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, hiện đã có một số tỉnh đề xuất thay đổi thời gian triển khai số hóa truyền hình tại địa phương và đề nghị cho lùi thời hạn tắt sóng truyền hình tương tự (analog) thêm 1 năm.
Việc lùi thời hạn tắt sóng analog này liên quan đến việc sẽ bị chồng lấn sóng truyền hình tương tự và số tại 5 tỉnh, thành phố triển khai số hóa trong giai đoạn I với các tỉnh lân cận. Mới đây, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã có báo cáo về việc này và đề nghị Ban Chỉ đạo xem xét phương án ngừng phát sóng truyền hình tương tự theo khu vực thay vì phương án ngừng phát sóng truyền hình tương tự theo vùng hành chính như Đề án đã được phê duyệt.
Ông Trần Quang Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền dẫn Phát sóng của VTV cho biết, VTV đã phát hiện ra việc chồng lấn sóng tương tự và số và đã báo cáo lên Bộ TT&TT. Ông Hưng cho rằng, theo lộ trình số hóa thì 5 tỉnh, thành phố lớn sẽ dừng sóng tương tự từ ngày 31/12/2015, khi đó sóng truyền hình tương tự tại các tỉnh, thành lân cận thuộc nhóm 2 chắc chắn sẽ tràn sóng vào các tỉnh đã số hóa thuộc nhóm 1, đây là vấn đề mà VTV cũng như các đài địa phương không thể kiểm soát được. Vì vậy nếu 5 tỉnh, thành phố thuộc nhóm 1 dừng sóng tương tự, các tỉnh lân cận vẫn phát sóng tương tự, chắc chắn sẽ xảy ra chồng lấn sóng vào các tỉnh, thành phố này.
Liên quan đến kiến nghị này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son chỉ đạo, các thành viên Ban chỉ đạo cần nghiên cứu kỹ hơn nữa việc cho ngừng phát sóng analog ở các tỉnh nhóm 1 cùng với nhóm 2. Nếu cần thiết sẽ thực hiện phương án cho các tỉnh thuộc nhóm 1 phát sóng song song cả tương tự và số cùng với thời điểm tắt sóng analog của nhóm 2 (chênh lệch nhau 1 năm). Việc kéo dài thêm 1 năm này để đảm bảo người dân không bị gián đoạn quyền được xem các chương trình truyền hình thiết yếu.
" alt=""/>Nhiều Đài kiến nghị lùi thời hạn tắt sóng truyền hình analog![]() |
Căn hộ 25m2 do doanh nghiệp trong TPHCM xây dựng. Ảnh: Lê Quân - Liêu Lãm - Zing.vn. |
Thiếu nhất quán
Căn hộ thương mại 25m2 đang xôn xao dư luận mấy ngày nay vì UBND TP.HCM bày tỏ quan điểm không cho phép xây dựng căn hộ thương mại dưới diện tích 45m2. Thực tế, đến thời điểm hiện tại, căn cứ các quy định hiện hành, tiêu chuẩn diện tích tối thiểu của căn hộ chung cư là 25m2 đối với nhà ở xã hội và 45m2 đối với nhà thương mại. UBND TP.HCM lý giải “cấm cửa” căn hộ này bởi việc xây dựng chung cư thương mại có diện tích căn hộ dưới 45m2 sẽ làm gia tăng quy mô dân số và áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phá vỡ quy hoạch được phê duyệt, đồng thời có nguy cơ xuất hiện tình trạng “khu ổ chuột trên cao”.
Thế nhưng cách đây vài tháng, Bộ Xây dựng đồng ý cho một doanh nghiệp tại TP.HCM được phép xây căn hộ thương mại 25m2. Thậm chí, Bộ Xây dựng còn có văn bản gửi các cơ quan báo chí, khẳng định quy định cho phép xây dựng căn hộ có diện tích vừa và nhỏ (tối thiểu 25m2) không phải là nguyên nhân hình thành các khu nhà ở chất lượng kém. Bộ này cho rằng, trong thời gian chờ ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nhà chung cư, chấp thuận doanh nghiệp có thể tạm thời xây dựng căn hộ diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 25m2 kèm thêm điều kiện phải đảm bảo các yếu tố chất lượng xây dựng, chất lượng hoàn thiện, hệ thống trang thiết bị, điều kiện hạ tầng, dịch vụ quản lý vận hành.
Nhưng chính Bộ Xây dựng lại là cơ quan quản lý thiếu nhất quán trong các quyết định của mình bởi trong văn bản trả lời kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) trước đó từng không đồng ý thí điểm đầu tư xây dựng căn hộ, nhà trọ, phòng trọ cho thuê với diện tích dưới 25m2 của doanh nghiệp.
Người nghèo đến bao giờ có nhà?
Số phận căn hộ thương mại 25m2 chưa biết cơ quan quản lý định đoạt thế nào nhưng doanh nghiệp và người dân như ngồi trên đống lửa. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, tác giả căn hộ 25m2 cho biết, văn bản của TP.HCM không chấp nhận căn hộ thương mại dưới 45m2 tạo ra sự không công bằng cho chính doanh nghiệp và người dân đô thị. “Hiện, tỉnh Bình Dương phát triển rất tốt nhà 25m2 cho công nhân và được tỉnh ủng hộ vậy vì sao TP.HCM lại không được?”, ông Đực thắc mắc. Việc TP.HCM không đồng ý xây sẽ khiến “1 triệu năm nữa người nghèo vẫn không có nhà”, ông Đực nói.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA phân tích, trên thực tế, Bộ Xây dựng và UBND TP.HCM đã chấp thuận cho thí điểm xây dựng căn hộ chung cư nhà ở thương mại có diện tích tối thiểu 38m2 sàn với một tỷ lệ nhất định tại một số dự án. Luật Nhà ở 2014 đã giao thẩm quyền cho Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thẩm quyền quyết định về tiêu chuẩn thiết kế nhà ở thương mại, nhà ở xã hội phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Ông Châu cho rằng, tại TP.HCM, nhu cầu căn hộ chung cư nhà ở xã hội, nhà ở thương mại nhỏ có 1 - 2 phòng ngủ, có giá bán vừa túi tiền là rất lớn, cần phải được giải quyết thật thỏa đáng. Do đó, HoREA kiến nghị Bộ Xây dựng và UBND TPHCM cho phép căn hộ chung cư nhà ở thương mại có diện tích tối thiểu 25m2 sàn. Điều kiện tồn tại đối với căn hộ “hộp diêm” này là phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
“Tôi nghĩ cần phải cho phép tỷ lệ căn hộ nhỏ có diện tích từ 25m2 sàn đến dưới 45m2 sàn không vượt quá 25-30% tổng số căn hộ của chung cư. Riêng tại TP.HCM, cần “bật đèn xanh” cho loại căn hộ có diện tích từ 25m2 sàn đến dưới 45m2 sàn tại các quận vùng ven và các huyện ngoại thành thì mới phù hợp với thực tế”, ông Châu nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng: “Hiện nhiều người cho rằng, phát triển chung cư 25m2 sẽ biến thành các khu ổ chuột. Tôi xin nói, ổ chuột hay không nằm ở chất lượng sống của người dân trong chung cư đó. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý rằng, bước tiếp theo sẽ phải xây dựng quy trình quản lý các chung cư 25m2 này sao cho phù hợp. Quan trọng là làm sao đảm bảo nhu cầu hiện tại”.
Theo Tiền phong
Khi cho phép xây dựng căn hộ 25m2, Bộ Xây dựng chỉ cho phép một người ở trong căn hộ 25m2?
" alt=""/>Căn hộ thương mại 25m2: Bộ và thành phố vênh nhau, ai chịu thiệt?