Từ bông cải xanh, súp lơ, cải Brussels đến cải xoăn đều chứa các hóa chất thực vật như sulforaphane có thể có đặc tính chống ung thư. Đó còn là nguồn cung cấp chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, duy trì cân nặng khỏe mạnh và có thể giảm nguy cơ ung thư ruột.
Tiến sĩ Patel nói: “Hãy thường xuyên bổ sung các loại rau họ cải trong bữa ăn của bạn, chỉ cần một nắm nhỏ khoảng 80g”.
Các loại quả mọng
Chứa nhiều chất chống oxy hóa, quả việt quất, dâu tây và mâm xôi mang lại nhiều lợi ích ngọt ngào cho bạn. Chất chống oxy hóa giúp trung hòa các phân tử có hại gọi là gốc tự do có thể làm hỏng ADN và tăng nguy cơ ung thư.
Tiến sĩ Patel khuyến nghị ăn các loại quả trên vài lần một tuần.
Rau lá xanh
Một nhóm rau khác đáng được nhắc đến là rau lá xanh, rất giàu các loại vitamin và khoáng chất. Theo các chuyên gia, những loại rau như rau chân vịt, cải xoăn, xà lách, rau muống có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể của bạn.
Bạn nên ăn các loại rau trên hằng ngày với các món salad, canh, sinh tố, nước ép.
Ngũ cốc nguyên hạt
Từ gạo lứt đến quinoa, ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ và chất dinh dưỡng tốt. Tiến sĩ Patel khuyên: “Hãy chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên cám và gạo lứt thay vì ngũ cốc tinh chế”.
Các loại đậu
Theo Tiến sĩ Patel, các loại đậu như đậu lăng và đậu Hà Lan chứa nhiều chất xơ, protein, có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Vì vậy, ông khuyến nghị mọi người nên bổ sung đậu vào chế độ ăn uống vài lần một tuần.
Các loại hạt
Hạnh nhân, quả óc chó, hạt lanh và hạt chia đều là những lựa chọn tốt để bổ sung vào chế độ ăn. Đây là nguồn thực phẩm thực vật chứa chất béo lành mạnh, chất xơ và chất chống oxy hóa.
Hơn nữa, chỉ cần tiêu thụ một nắm nhỏ, khoảng 30g các loại hạt mỗi ngày là đủ để thu được những lợi ích.
Cá béo
Chứa nhiều axit béo omega-3, các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá mòi có thể mang lại đặc tính chống viêm và giảm nguy cơ mắc phải tình trạng nguy hiểm này. Tiến sĩ Patel nói: “Hãy thưởng thức các loại cá béo ít nhất hai lần một tuần, một suất ăn khoảng 140g cá nấu chín”.
Nghệ
Chất curcumin trong củ nghệ có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, có thể có lợi trong việc ngăn ngừa ung thư. Bạn nên kết hợp nghệ với hạt tiêu đen hoặc chất béo để kích hoạt sức mạnh tiềm tàng của loại gia vị này.
Cuộc sống hiện đại khiến con người quay cuồng với công việc, với nỗi lo miếng cơm manh áo. Cũng vì thế mà chúng ta ít có thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân, quan tâm người thân, trò chuyện cùng bạn bè.
Bận rộn dường như trả trở thành căn bệnh trầm kha của thế giới. Dưới đây là chia sẻ của Omid Safi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hồi giáo của Đại học Duke về căn bệnh bận rộn.
Tình cờ gặp lại một người bạn cũ vài ngày trước, tôi lại gần hỏi han cô ấy xem giờ cô ấy đang làm gì, gia đình cô có khoẻ không. Cô ngước nhìn lên, hạ giọng nói như thầm thì: “Mình đang bận, thực sự rất bận và mình phải đi có việc bây giờ”.
Ngay sau đó, tôi lại gặp một người bạn khác và hỏi anh ấy xem dạo này thế nào. Và một lần nữa, vẫn giọng điệu ấy, câu trả lời ấy: “Mình đang bận, còn rất nhiều việc cần phải làm”.
![]() |
Ảnh minh họa |
Những câu trả lời giống nhau, với giọng điệu mệt mỏi pha chút cáu gắt. Không chỉ có người lớn mới rơi vào tình trạng như vậy. Quay trở lại Bắc Carolina khoảng 10 năm về trước, gia đình tôi đã từng rất háo hức khi chuyển đến thành phố có hệ thống giáo dục tuyệt vời này. Xung quanh có cộng đồng, có hàng xóm. Mọi thứ đều tốt đẹp.
Sau khi quyết định định cư ở đây, tôi đã sang nhà hàng xóm để hỏi xem liệu có thể cho con gái nhà họ và con gái nhà tôi chơi với nhau được không. Người mẹ, một người rất thân thiện, mở điện thoại ra xem thời khoá biểu của con và nói rằng: “Con bé chỉ có 45 phút rảnh mỗi ngày, thời gian còn lại đã có lớp học thể dục dụng cụ, học đàn piano và luyện âm. Con bé rất bận”.
Thật khủng khiếp, thói quen bận rộn xuất hiện từ tuổi đời rất trẻ.
Vậy làm sao để kết thúc cuộc sống như vậy? Tại sao chúng ta bắt bản thân phải bận rộn? Tại sao bắt cả con trẻ bận rộn theo? Chúng ta đã quên rằng chúng ta là con người chứ không phải cỗ máy?
Trẻ nghịch đất, lấm bẩn là buồn tẻ? Thế nên vì quá yêu thương con cái nên chúng ta lập thời khoá biểu kín cả ngày cho chúng, khiến chúng căng thẳng và bận rộn như chúng ta?
Điều gì đã khiến thế giới thành ra như thế này, nơi mà những người yêu thương nhau, quan tâm nhau không thể bình thản ngồi lại với nhau, hỏi han nhau, chia sẻ những câu chuyện đời thường với nhau.
Làm cách nào mà chúng ta lại tạo ra một thế giới bận rộn đến vậy, quá nhiều việc để làm nhưng lại không có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, để hỏi han nhau, để… thở? Làm sao chúng ta có cuộc sống đúng nghĩa khi quá bận rộn đây?
Căn bệnh mang tên “bận rộn” chính là kẻ huỷ hoại sức khoẻ và hạnh phúc của chúng ta. Nó cản trở chúng ta dành thời gian bên gia đình và những người thân yêu, nó khiến chúng ta bị cô lập khỏi cộng đồng.
Từ những năm 1950, chúng ta đã phát minh ra nhiều máy móc, trang thiết bị mới với kỳ vọng khiến cuộc sống dễ dàng hơn, thuận tiện hơn và đơn giản hơn. Vâng, giờ thì chúng ta không có “tự do” hay thời gian rảnh như những thập kỷ trước.
Thậm chí một số người không thể phân biệt ranh giới giữa làm việc và ở nhà. Điện thoại thông minh và máy tính xách tay đã xoá bỏ sự phân chia văn phòng làm việc và nhà. Và khi những đứa trẻ lên giường đi ngủ, chúng ta lại lên mạng.
Mỗi ngày tôi nhận hàng núi email (thư điện tử). Và tôi vẫn chưa có ý tưởng gì để giải quyết chuyện này. Tôi đã thử nhiều biện pháp khác nhau như chỉ trả lời thư vào buổi tối, không trả lời thư vào cuối tuần, đề nghị mọi người đến trực tiếp để giải quyết thay vì gửi email.
Nhưng mọi thứ vẫn vậy, họ vẫn cứ gửi với số lượng không thể đếm xuể: email cá nhân, email công việc, vừa cá nhân vừa công việc. Ai cũng muốn nhận được ngay thư trả lời. Và tôi cũng rơi vào trạng thái “rất bận”.
Mỗi người mỗi cảnh. Rất nhiều người phải làm nhiều công việc khác nhau để nuôi sống gia đình vì đồng lương ít ỏi. 20% trẻ em đang sống trong cảnh nghèo đói, và rất nhiều ông bố bà mẹ phải làm những công việc có thu nhập rất thấp chỉ để có chiếc áo để mặc, có cơm ăn qua ngày. Tất cả đều tất bật.
Mô hình gia đình hạt nhân với một người kiếm tiền giờ đây không còn tồn tại nữa. Tình trạng của hầu hết các gia đình hiện nay là cả vợ và chồng đều ra ngoài làm việc kiếm tiền. Điều này không tốt chút nào. Và chúng ta cũng không nên sống kiểu như vậy.
Khi tôi hỏi “dạo này bạn thế nào” là tôi đang quan tâm thực sự và muốn biết về tình hình của bạn.Tôi không muốn biết có bao nhiêu việc phải làm trong lịch làm việc của bạn, cũng không muốn biết bạn còn bao nhiêu email cần phải trả lời trong hòm thư.
Tôi chỉ muốn biết bạn đang sống thế nào, bạn đang vui hay đang buồn. Hãy lắng nghe lòng mình, nghe trái tim mình lên tiếng.
Hãy nhớ rằng bạn là một con người chứ không phải cỗ máy làm việc. Bạn cần phải giao tiếp, kết nối với mọi người.
Ở trường đại học nơi tôi đang giảng dạy, rất nhiều sinh viên chọn cách sống “học chăm chỉ, chơi tới bến”. Đây có thể là một cách phản ánh lối sống của chúng ta và sự bận rộn của chúng ta.
Không có phép màu nào để giải quyết tình trạng này. Tất cả những gì tôi biết là chúng ta đang tự đánh mất quyền được sống đúng nghĩa là một con người.
Chúng ta cần thay đổi thái độ, cách nhìn về công việc, công nghệ. Chúng ta cần phải biết chúng ta muốn gì: một cuộc sống ý nghĩa, kết nối với cộng đồng và cân bằng giữa công việc và thư giãn.
Tôi muốn các con tôi được lấm bẩn, được chơi những trò được cho là ngu xuẩn, thậm chí là buồn tẻ để học cách trở thành một con người đúng nghĩa. Tôi muốn chúng ta sống chứ không phải tồn tại. Sống là khi chúng ta có thể dừng lại, nhìn vào mắt nhau, chạm vào nhau và hỏi thăm nhau.
Vậy làm thế nào để điều chỉnh cuộc sống của bạn ngay từ hôm nay? Nếu bạn nghe được câu trả lời “mình đang bận lắm”, hãy tiếp tục bằng câu “mình biết, bạn yêu. Tất cả chúng ta đều bận, nhưng mình muốn biết trái tìm bạn ra sao”.
Kim Minh (Theo Brightside)
" alt=""/>Sự thật ẩn sau câu nói 'Mình bận lắm'Gọi là “quán” cho sang nhưng thực ra nơi bán bánh rán nổi tiếng này chỉ có tấm bạt dựng tạm để che nắng che mưa, vài chục chiếc ghế nhựa sờn cũ, bạc màu...
Những ngày Hà Nội trở lạnh, dù vừa sau thời gian giãn cách xã hội nhưng rất nhiều khách vẫn xếp hàng dài và ngồi kín dãy ghế trước quán.
Trước khi dịch Covid-19 diễn ra, quán đông khách đến nỗi, thực khách đến thưởng thức sẽ được phát phiếu theo số thứ tự. Chủ quán gọi đến số của ai thì người đó mới đến lượt lấy đồ.
Quán bánh rán mặn Võng Thị này nằm ở trong ngõ 242 Lạc Long Quân, đã xuất hiện hơn 30 năm. Trước đây, quán nằm ở phố Thụy Khuê, khu vực gần chợ Bưởi. Sau này vì nhiều lý do, quán được chuyển đến ngõ 242 đường Lạc Long Quân, Tây Hồ.
Chị Nguyễn Thị Mai Hoa (chủ quán) chia sẻ: “Mẹ tôi mở quán từ năm 90. Ban đầu mẹ làm bánh bán ở chợ Bưởi để mưu sinh. Ngày ấy, tôi hay theo mẹ ra chợ, bán những chiếc bánh nóng giòn giá 500 đồng, 700 đồng. Sau này, bánh được nhiều người khen, yêu thích nên tôi nối nghiệp, giữ công thức gia truyền của mẹ.
Khi mới chuyển về đây, nằm trong ngõ khuất nên quán ít khách lắm. Mãi sau này, khách truyền tai nhau, quán mới đông như bây giờ. Tính đến nay món bánh gia truyền nhà tôi đã xuất hiện được hơn 30 năm”.
Sau khi phải đóng cửa gần 3 tháng vì dịch Covid - 19, quán chỉ mới mở bán trở lại nhưng đã ngay lập tức thu hút rất đông người đến mua.
Quán phục vụ thực khách bánh rán ngọt và bánh rán mặn. Bánh rán mặn có giá là 9.000/chiếc, bánh rán ngọt là 6.000/ chiếc - khá cao so với những quán bánh rán khác. Tuy nhiên, thực khách thích thú bởi bánh ở đây nhân đầy đặn, nước chấm hấp dẫn... Những chiếc bánh rán mặn có mùi vị khó nơi nào "bắt chước" được.
Không cửa hàng, không biển tên nhưng bánh rán Võng Thị vẫn luôn nườm nượp khách
Giờ tan tầm, khoảng 16 - 17:30, thực khách phải xếp hàng chờ rất lâu, thậm chí chờ cả tiếng để mua hay thưởng thức món bánh rán mặn
Trước đây, mỗi thực khách sẽ được phát cho một chiếc vé có ghi số thứ tự và bao giờ chủ quán đọc đến số thì mới được thưởng thức bánh. Tuy nhiên, bây giờ khách đến đây không cần lấy số nữa mà chỉ cần xếp hàng chờ đợi
Góc làm bánh và chế biến "lộ thiên" nên khách nào cũng có thể quan sát. Xung quanh là loạt ghế nhựa sờn bạc xếp san sát
Để phục vụ đủ bánh cho khách hàng, quán luôn có ít nhất 6 chiếc chảo to luôn nóng rực trên bếp than đỏ lửa
Những chiếc bánh sau khi nặn được chiên lần lượt qua 6 nồi dầu lớn ở nhiệt độ cao. Theo chủ quán việc rán bánh qua nhiều lượt dầu sẽ giúp bánh luôn đạt được độ nóng giòn
Ở đây có 5 - 6 người làm, mỗi người một công đoạn từ nặn, chiên đến cắt bánh và giao cho khách. Ai nấy đều nhanh thoăn thoắt thì mới kịp phục vụ khách
Vỏ bánh được chiên giòn tan, phần nhân đẫm vị, đầy đặn, thơm phức. Vỏ bánh rán được làm từ bột nếp trộn đều cùng dầu gấc nên màu sắc luôn vàng ruộm đẹp mắt
Nhân bánh được chế biến cầu kì với đủ loại nguyên liệu: miến, nấm hương, mộc nhĩ, thịt heo và các loại gia vị trộn đều. Chị Hoa luôn tự tay chế biến nhân bánh bởi đây là phần quan trọng nhất để giúp bánh có hương vị đúng chuẩn
Bánh rán Võng Thị vẫn là nước mắm chấm chua ngọt nhưng không pha loãng, để riêng mà nó hơi sền sệt, có vị cay được rưới trực tiếp vào bát bánh đã được cắt miếng nhỏ, ăn kèm một chút đu đủ xanh
Nước chấm cũng là điều khiến thực khách "nghiện" bánh rán ở đây. Hương vị bánh rán không thay đổi qua nhiều năm nhưng phần nước chấm được chị Hoa cải biến để phù hợp hơn với khẩu vị khách hàng
Chị Hoa cho biết, mỗi ngày quán bánh rán bán khoảng 20kg cả nhân và vỏ bánh, tương ứng với vài trăm cái. Chị thường dậy từ 5 giờ sáng để tự tay chuẩn bị các loại nguyên liệu cần thiết từ vỏ bánh, nhân bánh, nước sốt và nộm ăn kèm.
"Nhiều hôm không đủ hàng cho khách nhưng tôi không có ý định làm nhiều thêm bởi việc làm bánh ngon rất kì công, nhiều công đoạn. Nếu làm nhiều mà không đảm bảo chất lượng thì tôi không làm", chị Hoa chia sẻ.
Cũng theo chia sẻ của chủ quán nguyên liệu làm ra chỉ đủ để bán hết trong ngày, nếu nguyên liệu để tồn lại đến hôm sau bánh sẽ không bao giờ đạt được độ “mềm bên trong, giòn bên ngoài”.
Bánh rán Võng Thị với đủ thứ hương vị đậm đà hòa vào nhau, chua cay mặn ngọt quấn quýt vị giác
Món ăn này thu hút thực khách mọi lứa tuổi
Nhiều vị khách tới mua vài chục chiếc bánh, túi lớn túi nhỏ mang về để "bõ công xếp hàng"
Hiền Linh - Ánh Tuyết (Ảnh: Minh Khôi)
" alt=""/>Bánh rán vỉa hè 'phát số' ở Hà Nội, khách xếp hàng dài đợi mua giờ tan tầm