Trong khi thị trường bùng nổ căn hộ cao cấp thì Công ty Cổ phần Nhà Mơ đã “bắt tay” Tập đoàn bất động sản hàng đầu Nhật Bản The Global Group tung dự án gần 1.000 căn hộ chất lượng cao với giá trên dưới 1 tỷ.Ông Nguyễn Tri Nhân, Chủ tịch HĐQT Nhà Mơ, chia sẻ về chiến lược mới này.
Trung thành với phân khúc 1 tỷ đồng
- Ông đánh giá thế nào về xu hướng phát triển mạnh căn hộ cao cấp trong khi nguồn cung căn hộ giá vừa túi tiền tại TP.HCM lại đang giảm trong thời gian gần đây?
Những năm trước, khi thị trường khó khăn, các doanh nghiệp không dám phát triển dòng sản phẩm giá cao vì khó bán. Những sản phẩm giá cao đang ở trạng thái chờ trước đó, giờ tranh thủ bung hàng lúc thị trường tốt để tối đa lợi nhuận. Các dự án căn hộ cao cấp thường được kỳ vọng có biên độ lợi nhuận cao hơn. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản phẩm cao cấp thay vì tập trung căn hộ giá rẻ như trước đây.
- Nhà Mơ là 1 trong số ít doanh nghiệp bất động sản trung thành với phân khúc nhà ở giá trên dưới 1 tỷ đồng. Ông có thể chia sẻ về lý do chọn phân khúc này?
Nhu cầu căn hộ mức giá trên dưới 1 tỷ/căn chiếm tỷ trọng rất lớn trên thị trường và đây cũng là nhu cầu bền vững. Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM thì phân khúc này luôn trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Hơn nữa, trong tình hình nhiều doanh nghiệp tập trung làm căn hộ giá cao thì thị trường rất cần những doanh nghiệp dám làm sản phẩm như vậy.
 |
Lễ ký kết hợp tác giữa Tập đoàn The Global Group và Công ty Cổ phần Nhà Mơ |
Nhà Mơ rất may mắn vì đã tìm kiếm được quỹ đất tốt, giá hợp lý tại những vị trí tiềm năng từ nhiều năm trước. Điều này giúp giảm giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh. Cũng nhờ đó, các dự án mang thương hiệu Dream Home luôn đảm bảo chất lượng, tiện ích vượt trội so với những dự án khác cùng mức giá và vị trí tương đương.
Chất lượng khác biệt từ Nhật Bản
- Trước đây một số doanh nghiệp đã phát triển dòng sản phẩm căn hộ giá rẻ với thương hiệu riêng, chất lượng ở mức trung bình. Nhưng cũng mức giá tương đương, Nhà Mơ lại đưa ra cam kết chất lượng Nhật Bản. Ông có thể lý giải thêm về điều này?
Vừa qua, Nhà Mơ đã ký kết hợp tác toàn diện với Tập đoàn The Global Group, nhà đầu tư, phát triển và quản lý bất động sản hàng đầu Nhật Bản. Theo đó, Dream Home Palace (Q.8) là dự án khởi đầu mà Tập đoàn The Global Group sẽ hợp tác đầu tư, với số vốn lên đến 50 triệu USD. Tập đoàn bất động sản này cũng sẽ đưa kỹ thuật, kinh nghiệm phát triển vào quá trình thi công, đồng thời chuyển giao quy trình quản lý, vận hành vào dự án.
Đây là 1 bước tiến mới đối với thương hiệu Dream Home. Để làm được điều này, Nhà Mơ cũng đã không ngừng nâng cao chất lượng qua từng dự án trước đó và đối tác Nhật Bản cũng đã đóng góp nhiều kinh nghiệm quý để Dream Home Palace tiệm cận chất lượng Nhật Bản ở cùng phân khúc.
Mục tiêu của Nhà Mơ không chỉ là bán căn hộ mà chúng tôi nỗ lực để xây dựng các dự án theo đúng cam kết và tạo thành những cộng đồng văn minh, hiện đại, thỏa mãn những nhu cầu tối đa của khách hàng. Điều này làm nên giá trị gia tăng bền vững. Đơn cử như tại dự án Dream Home Luxury (Q.Gò Vấp), khách hàng mua căn hộ đến khi giao nhà đã có lời trên dưới 30% khi chuyển nhượng.
 |
Phối cảnh dự án Dream Home Palace |
Để đưa mức giá căn hộ về trên dưới 1 tỷ/căn, chúng tôi phải tối ưu hóa thiết kế. Diện tích vừa phải nhưng phải đảm bảo mỗi căn hộ có 2 - 3 mặt thoáng, các không gian trong căn hộ được bố trí khoa học, thuận tiện nhất khi sử dụng. Dream Home Palace cũng được thiết kế với đầy đủ các tiện ích cao cấp, trong 1 khu biệt lập, an ninh. Điều này thỏa mãn những tiêu chuẩn tương ứng của Tập đoàn bất động sản The Global Group, khi họ phát triển dự án phân khúc tương đương ở Nhật Bản.
- Khách hàng mua căn hộ giá rẻ thường không có nhiều tích lũy tài chính mà phải vay mượn. Ông có thấy đây là vấn đề lớn khi phát triển hàng ngàn sản phẩm nhắm đến đối tượng này?
Khách hàng mua căn hộ mức giá trên dưới 1 tỷ đa phần là gia đình trẻ mua căn nhà đầu tiên nên thường phải vay mượn người thân hoặc vay vốn ngân hàng. Đây là vấn đề chung mà nhiều doanh nghiệp phải tính toán.
Tuy nhiên, tại dự án Dream Home Palace, Nhà Mơ và Tập đoàn bất động sản The Global Group đã đưa ra gói hỗ trợ tài chính để khách hàng yên tâm mua nhà.
Theo đó, căn hộ có mức giá từ 898 triệu/căn 2 phòng ngủ, khách hàng chỉ phải trả lãi suất 5%/năm trong 24 tháng đầu tiên, và đặc biệt, là khi ký hợp đồng chỉ thanh toán 15%, 15 tháng sau thanh toán tiếp 10% và đến khi nhận nhà mới thanh toán thêm 5%, tất cả đều theo tiến độ xây dựng tương ứng, đảm bảo lợi ích của khách hàng.
Xin cảm ơn ông!
Thu Hằng" alt=""/>Thực hư căn hộ vừa túi tiền chất lượng Nhật Bản
 trên mỗi chuyến xe. Mức phí này được tính trực tiếp vào tổng số tiền khách hàng phải trả cho mỗi cuốc xe. Các ứng dụng gọi xe công nghệ thu phí sử dụng nền tảng cho đến nay không phải là chuyện mới. Tuy nhiên, đến nay vẫn có khá nhiều khách hàng khá ngạc nhiên khi không hề biết mình phải trả khoản phí này.</p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Phí nền tảng của một dịch vụ trên ứng dụng Grab |
Grab là ứng dụng đầu tiên thu phí nền tảng từ 19/2/2020. Mức phí (ở thời điểm thông báo) đối với các dịch vụ hai bánh là 1.000 đồng và 4 bánh là 2.000 đồng trên mỗi cuốc xe. Riêng dịch vụ GrabFood là 2.000 đồng và giao hàng GrabExpress là 3.000 đồng.
Để thực hiện khấu trừ khoản phí nền tảng này, Grab sẽ điều chỉnh một số khoản phụ phí trên mỗi chuyến xe. Hệ thống tự động khấu trừ khoản phí nền tảng này trong ví của tài xế sau khi các chuyến xe được hoàn thành. Điều này có nghĩa là các khoản phí này không ảnh hướng đến thu nhập tài xế mà chỉ tính trên tổng số tiền khách hàng sử dụng.
Chẳng hạn: Khi khách hàng đặt dịch vụ gọi xe 2 bánh Grabbike với cước phí là 50.000 đồng, tuy nhiên sẽ phải trả thêm 1.000 đồng phí nền tảng nên sẽ thanh toán cho tài xế tổng cộng 51.000 đồng, số tiền này hiển thị khi đặt xe.Tài xế sau khi thu 51.000 đồng sẽ trả 10.000 đồng tiền chiết khấu 20% và 1.000 đồng tiền phí nền tảng cho Grab, còn lại vẫn giữ 40.000đ doanh thu như trước đây.
Theo lý giải từ Grab, phí nền tảng được sử dụng với mục đích mở rộng quyền lợi bảo hiểm tai nạn cá nhân: Đối tác Grab 2 bánh sẽ được bảo hiểm trong suốt thời gian sử dụng ứng dụng Grab Driver (khi ứng dụng của đối tác ở chế độ sẵn sàng nhận cuốc xe) thay vì chỉ áp dụng trong chuyến đi như hiện nay. Ngoài ra, khoản phí này được sử dụng để nghiên cứu và phát triển nhiều tính năng giúp đối tác và khách hàng an toàn hơn trong mỗi chuyến xe.
Ngay sau Grab, be cũng triển khai thu phí nền tảng từ đầu tháng 4 /2020 với tất cả các dịch vụ beBike, beCar, beDelivery, be đi chợ, thuê xe theo giờ… Mức phí này được tính là 6.377% trên tổng tiền khách phải trả cho mỗi cuốc xe.
Phí nền tảng be sẽ được thanh toán bởi khách hàng cùng với cước vận tải của từng chuyến xe và được tài xế thu hộ đối với chuyến xe thanh toán bằng tiền mặt hoặc be thu đối với các chuyến xe thanh toán bằng thẻ ngân hàng, ví điện tử hoặc phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác. Đối với cuốc xe khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, hệ thống thanh toán sẽ tự động khấu trừ khoản phí sử dụng ứng dụng này trong tài khoản tài xế ngay sau khi hoàn thành chuyến đi.
 |
Mức phí nền tảng mà khách hàng phải trả cho một dịch vụ của be. Giao diện tài xế hiển thị rõ mức phí này |
Với mức thu tính theo tỷ lệ % tổng số tiền mỗi cuốc xe, mức cước phí khách hàng be phải trả sẽ tương đối cao nếu di chuyển quãng đường dài. Phí sử dụng ứng dụng be được cho là sử dụng vào mục đích đầu tư phúc lợi và hỗ trợ những nhu cầu và lợi ích thiết yếu của tài xế về bảo hiểm, dịch vụ chăm sóc, dịch vụ giải đáp thắc mắc từ tài xế… Ngoài ra, khoản phí này hỗ trợ công tác nghiên cứu và cải tiến ứng dụng be, nhằm liên tục đổi mới công nghệ, kỹ thuật và mang đến trải nghiệm tốt hơn cho tài xế và khách hàng khi sử dụng ứng dụng.
Từ tháng 5/2020, GoViet (nay là Gojek Việt Nam) cũng chính thức phụ thu phí nền tảng từ cho mỗi đơn hàng GoBike. Theo đó, mức phí này là 1.000 đồng cho toàn bộ các đơn hàng và 2.000 đồng vào giờ cao điểm. Cũng như hai ứng dụng be, Grab, mức phí này sẽ được sử dụng để triển khai các sáng kiến nhằm mang lại cho khách hàng những chuyến đi đáng tin cậy, đồng thời xây dựng các chương trình hỗ trợ, đào tạo đối tác tài xế và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Như vậy, cả 3 ứng dụng gọi xe phổ biến nhất hiện nay là Grab, be, và Gojek Việt Nam đều thu phí dùng ứng dụng đối với khách hàng. Tuy mức phí này được các ứng dụng thông báo rộng rãi trên các website chính thức, nhưng hầu như các khách hàng lại ít biết đến khoản phí phải trả này.
Chị N.H.T (Hà Nội), một khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ di chuyển Grab và be cho biết dù rất hay gọi xe trên các ứng dụng nhưng chị không hề biết mức phí nền tảng mà mình phải trả cho mỗi cuốc xe.
 |
Hóa đơn khách hàng không hiển thị chi tiết về mức phí nền tảng |
Thực tế, trên giao diện ứng dụng của người dùng không hiển thị thông tin riêng về mức phí sử dụng nền tảng. Mức phí này được tính chung vào hóa đơn các chuyến xe. “Do mức phí không đáng kể nên người dùng cũng không để ý”, chị N.H.T nói.
Thậm chí, chính nhiều tài xế công nghệ cũng không hiểu rõ về khoản phí này. Trong cuộc đình công của tài xế bevừa qua, nhiều tài xế cho biết bị khấu trừ khoản phí “vô lý” và bày tỏ bức xúc. Tuy nhiên, trên thực tế, đây chính là mức phí sử dụng nền tảng mà be khấu trừ do tài xế đã thu hộ ứng dụng gọi xe khi khách hàng thanh toán. Về cơ bản, số tiền tài xế được nhận không thay đổi.
Duy Vũ

Indonesia phạt Grab 2 triệu USD
Cơ quan chống độc quyền của Indonesia vừa ra quyết định phạt Grab vì hành vi phân biệt đối xử đối với các tài xế. Grab Indonesia sẽ kháng cáo.
" alt=""/>Ứng dụng gọi xe thu thêm phụ phí, nhiều khách hàng không hề hay biết