Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: Gia Hân.
Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng).
Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Truyền thông (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ).
Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Bộ Y tế chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi kết thúc hoạt động ban này); đồng thời dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển sang.
Bộ Ngoại giao chủ động phối hợp để tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (khi kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội).
Bộ Nội vụ chủ động xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ (sau khi chuyển một số chức năng sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế); phối hợp với Ủy ban Dân tộc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc.
Ủy ban Dân tộc chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng phương án tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ngoài ra, với các cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác, sẽ kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển chức năng nhiệm vụ về Bộ Tài chính và bộ chuyên ngành; Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.
Sắp xếp 2 Viện hàn lâm Khoa học và 2 Đại học Quốc gia, bảo đảm hiệu quả, phát huy được nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo. Trong đó có hai phương án là hợp nhất hoặc duy trì hai viện nhưng thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Đối với hai Đại học Quốc gia (Hà Nội và TP.HCM), đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM về Bộ Giáo dục và Đào tạo để quản lý.
Kết thúc hoạt động của Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam và xây dựng đề án cơ cấu lại Đài Truyền hình Việt Nam, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đài truyền hình quốc gia, có các kênh chuyên đề phù hợp.
Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện sắp xếp, tinh gọn, giảm mạnh đầu mối tổ chức bộ máy bên trong và biên chế; tập trung xây dựng Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thông tấn quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốc gia, tập trung vào báo in, báo điện tử, báo nói (VOV) để thực hiện nhiệm vụ chính trị, được ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên cho các hoạt động.
Chuyển Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào trong cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng. Cơ cấu Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp vấn đề trong an ninh mạng nhưng họ lại không hề nhận thức được điều này. Sau đây là những thách thức chính mà doanh nghiệp trong nước sẽ gặp phải với các vấn đề bảo mật hệ thống khi ứng dụng các nền tảng đám mây.
Tài nguyên không xác định (Unknown Asset) trên network
Có nhiều doanh nghiệp không hề sở hữu một kho để lưu trữ đầy đủ tất cả các tài sản CNTT và đây chính là một vấn đề lớn mà họ đang không nhận thức được. Nếu không quản lý được tất cả tài sản trên network, làm thế nào bạn có thể chắc chắn rằng network của tổ chức là an toàn?
Vì vậy doanh nghiệp cần phải rà soát tất cả các điểm truy cập khác nhau trên network là gì và điểm truy cập nào cần cập nhật bảo mật nhất.
Lạm dụng đặc quyền tài khoản người dùng
Theo Harvard Business Review, 60% cuộc tấn công được thực hiện bởi những người trong nội bộ tổ chức, cả vô tình (như việc gửi thông tin đến địa chỉ email sai hay bị mất thiết bị làm việc) và cố tình (có chủ ý để rò rỉ thông tin, tấn công phishing, tấn công social engineering thông qua tài khoản cá nhân).
Những mối đe dọa này vô cùng nguy hiểm bởi chúng đến từ chính những người dùng đáng tin cậy trong hệ thống, rất khó để phát hiện và ngăn chặn trước khi sự cố xảy ra.
Lỗ hổng bảo mật chưa được vá
Lỗ hổng zero-day là những lỗ hổng chưa được công bố hoặc chưa được khắc phục. Cho đến khi lỗ hổng được khắc phục, tin tặc có thể khai thác nó để ảnh hưởng xấu đến các chương trình máy tính, dữ liệu, máy tính bổ sung hoặc mạng. Song các lỗ hổng zero day không phải là vấn đề, các lỗ hổng đã biết nhưng lại chưa được vá mới là điều quan trọng hơn.
Khi lỗ hổng zero day được sử dụng, nó hoàn toàn có thể được phát hiện bởi nhà cung cấp phần mềm. Ngoài ra, phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để khám phá ra một lỗ hổng mới. Vì vậy, những kẻ tấn công thường thích tận dụng các lỗ hổng, sự khai thác cũ đã được biết đến.
Thiếu sự phòng ngừa chuyên sâu
Cuối cùng, bất chấp tất cả những nỗ lực, sẽ có một ngày kẻ tấn công thành công trong việc vi phạm network security. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại của cuộc tấn công phụ thuộc vào cách cấu trúc mạng. Một số doanh nghiệp có cấu trúc mạng mở, kẻ tấn công ở trong một hệ thống đáng tin cậy sẽ có quyền truy cập vào tất cả các hệ thống trên network, điều này khá nguy hiểm.
Nếu network được cấu trúc với phân đoạn mạnh (strong segmentation), tách biệt tất cả các phần riêng biệt thì bạn hoàn toàn có thể kéo dài thời gian tấn công của tin tặc, tận dụng quãng thời gian này để tập trung tìm ra lỗ hổng và ngăn chặn kịp thời.
Quản lý bảo mật CNTT kém
Một vấn đề khá phổ biến đối với doanh nghiệp là ngay cả khi họ có tất cả các giải pháp an ninh tốt nhất, nhưng lại không có đủ người để quản lý các giải pháp đó, hệ thống của tổ chức vẫn bị tấn công như thường. Những cảnh báo an ninh quan trọng có thể bị bỏ lỡ, tổ chức sẽ phải gánh chịu những thiệt hại đáng kể vì không kịp ngăn chặn tấn công.
Thế nhưnh, việc tìm một nhóm bảo mật CNTT nội bộ đủ lớn để quản lý tất cả các nhu cầu của tổ chức luôn là một quá trình tốn kém và mất thời gian. Để xây dựng đội ngũ nhân viên bảo mật CNTT một cách nhanh chóng, doanh nghiệp nên lựa chọn sử dụng dịch vụ của một đối tác chuyên nghiệp.
P.V
Tổ chức Chống lừa đảo Toàn cầu (Anti - Phishing Working Group - APWG) vừa công bố Công ty An ninh mạng Viettel là thành viên mới nhất.
" alt=""/>Những thách thức bảo mật đám mây doanh nghiệp Việt sẽ phải đối mặt3C Call Center là trung tâm tiếp nhận, xử lý và chăm sóc khách hàng thông qua hệ thống các má lr (IP Phone, máy tính, smartphone hoặc má di động truyền thống), được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây.
Đây là một giải pháp do nhà mạng MobiFone cung cấp, có khả năng đáp ứng yêu cầu của một tổng đài chuyên nghiệp với hàng trăm chuyên viên, thực hiện và tiếp nhận không giới hạn số lượng cuộc gọi đồng thời. Khả năng định tuyến phân phối cuộc gọi thông minh và khả năng giám sát chất lượng cuộc gọi cho phép tối ưu hoá hoạt động của tổng đài chuyên nghiệp.
Ưu điểm của 3C Contact Center là giải pháp tổng đài đa kênh hợp nhất, cho phép nhân viên giao tiếp với khách hàng trên nhiều kênh khác nhau, bao gồm thoại, SMS, Facebook, livechat, email trên một giao diện duy nhất, giúp đơn giản hóa thao tác cho nhân viên đồng thời nâng cao khả năng quản lý của doanh nghiệp.
Trong đó, đặc biệt phải kể đến giải pháp 3C SMS, cho phép nhân viên tổng đài gửi tin nhắn bán hàng, chăm sóc khách hàng ngay trên giao diện website trong khi giao tiếp với khách hàng đơn giản, dễ dàng mà không gián đoạn cuộc gọi của nhân viên, tăng tốc độ xử lý yêu cầu, năng suất làm việc của nhân viên, của tổng đài.
Ngoài ra, 3C hỗ trợ gửi tin nhắn hàng loạt cho danh sách khách hàng theo chiến dịch thiết lập sẵn, tính năng có ở gói giải pháp Contact Center.
Với giải pháp MobiFone 3C SMS, doanh nghiệp có thể thông tin tới các đối tượng khách hàng đang sử dụng mọi loại hình dịch vụ viễn thông cơ bản đến hiện đại, các máy điện thoại thế hệ cũ sử dụng mạng 2G cũng có thể nhanh chóng tiếp cận thông tin do doanh nghiệp chuyển tải. Đồng thời, nhờ việc sử dụng mạng di động thông thường, chất lượng thoại của nhân viên và khách hàng luôn được đảm bảo ngay cả khi nhân viên phải di chuyển liên tục, ở những nơi không có wifi/3G/4G/Internet.
MobiFone 3C có thể tích hợp với các phần mềm CRM sẵn có của doanh nghiệp thông qua các dạng API, giúp quá trình quản lý dữ liệu khách hàng dễ dàng, thông suốt. Khách hàng có thể gửi tin nhắn ngay trên các thiết bị khác nhau như điện thoại di động, laptop, máy tính để bàn, thiết bị di động… và thông tin được lưu trên tài khoản cloud của khách hàng, khi cần có thể sử dụng ngay lập tức.
MobiFone 3C được bảo mật dữ liệu mức cao, khách hàng không lo lộ dữ liệu. Nếu khách hàng đã có sẵn số điện thoại tổng đại, MobiFone sẽ tiến hành chuyển đổi số thuê bao của doanh nghiệp sang tổng đài 3C chỉ trong 1 buổi làm việc kể từ khi ký hợp đồng sử dụng giải pháp.
Theo đại diện MobiFone, có rất nhiều lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ MobiFone 3C. Trước hết, đây là giải pháp được xây dựng trên nền tảng công nghệ mạnh mẽ của Google phát triển nên có thể đáp ứng số lượng cuộc gọi đồng thời lớn nhưng “ngốn” ít tài nguyên.
Thứ hai, MobiFone 3C dễ dàng triển khai với số lượng lớn doanh nghiệp do tận dụng được hạ tầng vốn có của chính doanh nghiệp (Internet, thiết bị VoIP, điện thoại thông minh, website…) mà không phải cài đặt thêm phần mềm nào, đảm bảo tính tinh gọn và dễ dàng triển khai.
Thứ ba, MobiFone có tính năng thoại tổng đài đầy đủ cũng như tích hợp sẵn các công cụ quản lý dữ liệu khách hàng (CRM), có khả năng mở rộng các tính năng liên kết mạng xã hội (web chat, Facebook page, email, sms,…).
“Với các lợi ích kể trên, chi phí cước thoại tổng đài sử dụng giải pháp MobiFone 3C tiết kiệm hơn so với hình thức tổng đài truyền thống từ 40 - 49%. Đây là con số tiết kiệm lớn cho doanh nghiệp”, đại diện MobiFone cho biết.
Mọi yêu cầu tư vấn về giải pháp, khách hàng có thể gọi đến số điện thoại 0936.110.116 hoặc chat với nhân viên chăm sóc khách hàng của MobiFone trên website https://3c.mobifone.vn.
Thúy Ngà
" alt=""/>MobiFone 3C SMS