
Theo FastGo, trong tháng 10/2019, các tài xế này có tỷ lệ hoàn thành cuốc khách lần lượt là 52,34%, 59,89% và 72,02%. Họ không đáp ứng đủ các điều kiện cam kết, đặc biệt là đối với tỷ lệ hoàn thành chuyến đi. Chính vì vậy, FastGo quyết định khởi kiện cả 3 tài xế vì đã có hành động làm ảnh hưởng đến uy tín công ty.
Sau khi ngồi vào bàn đàm phán, trước những lý lẽ đưa ra từ phía FastGo, các tài xế sau đó đã nhận sai, xin lỗi và hứa sẽ không tái phạm. Tại buổi làm việc, FastGo đã chấp thuận lời xin lỗi và xem xét rút đơn kiện đối với các tài xế. Đơn vị này cũng cho biết sẽ xem xét cho các đối tác tài xế này tiếp tục tham gia chương trình hỗ trợ mua xe theo thoả thuận trước đây.
Trước đó như VietNamNet đã đưa tin, sáng 13/11, xuất hiện nhiều xe ô tô dừng đỗ, gây mất trật tự xung quanh tòa nhà 18 Tam Trinh (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây cũng là nơi đặt trụ sở FastGo. Những chiếc ô tô đều được phủ kín bởi các băng rôn có nội dung tố cáo hãng gọi xe này có hành vi lừa đảo.
Trọng Đạt
" alt=""/>Rút đơn kiện vụ 3 tài xế tố cáo ứng dụng FastGo lừa mua xe![]() |
hững mẫu môtô phân khối lớn của Trung Quốc được bày bán tại một cửa hàng xe máy lớn ở TP HCM |
Một thương hiệu khác của Trung Quốc từng khá quen với người tiêu dùng Việt khoảng chục năm trước là Loncin cũng có mẫu môtô phân khối lớn HR7. Mẫu xe này sao chép phong cách thiết kế của chiếc Honda CB500F, còn phần đầu xe lại khá giống chiếc Ducati XDiavel.
Người bán quảng cáo là xe được trang bị phanh đĩa đôi đi kèm kẹp phanh Nissin 4 piston và cả hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Mẫu XGJAO RZ35 của Trung Quốc lại "nhái" y chang mẫu R3 của Yamaha nhưng giá bán chỉ khoảng 50 triệu đồng. Tương tự, chiếc Lifan Hunter 125 (38 triệu đồng) sao chép theo mẫu xe Ducati Scrambler (400 triệu đồng).
Giới kinh doanh môtô cho biết gần đây, một doanh nghiệp nhập khẩu lô môtô 125 phân khối lớn thương hiệu Andean Ad từ Trung Quốc với kiểu dáng khá giống mẫu môtô MV Agusta Brutale Dragster của Ý nhưng giá chỉ 36 triệu đồng trong khi xe thật có giá lên tới cả tỉ đồng.
Một thương hiệu môtô khác của Anh nhưng đã được Trung Quốc mua lại là Brixton gần đây được dân chơi xe khá chuộng nhờ thiết kế mang hơi hướng cổ điển và giá bán khá mềm, từ 47-58 triệu đồng. Hiện Brixton phân phối chính thức ở Việt Nam các dòng xe BX Classic, BX Scrambler, BX Racer, động cơ 125cc và 150cc.
Nhiều trang mạng giới thiệu kinh doanh môtô phân khối lớn, trong đó có cả việc nhận mua hộ hàng từ Trung Quốc về. Khách chỉ cần chọn mẫu xe, đặt cọc vài triệu đồng và chờ một, hai tuần người bán sẽ giao hàng tận nhà với giá chỉ vài chục triệu đồng/xe.
Ông Lê Khắc Nam (ngụ quận 3, TP HCM) cho biết do mê xe phân khối lớn nên mua đến 3 chiếc môtô Trung Quốc, mỗi xe chỉ vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn sử dụng, xe thường xuyên hư hỏng, trục trặc lặt vặt, mỗi lần sửa đều mất từ vài triệu đến cả chục triệu đồng.
Từ bài học của mình, ông Nam lưu ý những ai mê xe phân khối lớn nên tìm mua xe mới có giá mềm từ các hãng lớn để bảo đảm chất lượng, đồng thời được bảo hành, bảo dưỡng.
Môtô tiền tỉ vẫn bán chạy Thị trường trong nước hiện bán nhiều dòng môtô phân khối lớn của các hãng với giá cả tỉ đồng. Chẳng hạn Honda có mẫu Gold Wing, giá bán lẻ lên đến 1,118 tỉ đồng. Hoặc Yamaha có mẫu Twin Engine 1,4 tỉ đồng, K1600B của BMW hơn 1 tỉ đồng, Superbike của Ducati 1,225 tỉ đồng, H2SXSE của Kawasaki gần 900 triệu đồng, Diavel của Ducati 926 triệu đồng. Giới kinh doanh cho biết dù giá cao ngất ngưởng nhưng vẫn có khách tìm mua, hầu hết là dân chơi xe đặt hàng công ty nhập về. |
(Theo Người lao động)
" alt=""/>Môtô Trung Quốc nhái xe xịn, giá vài chục triệu hút kháchTrong khi đó nền tảng gọi đồ ăn Meituan và sàn thương mại điện tử Pinduoduo cũng “gia nhập câu lạc bộ” các công ty có giá trị vượt 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (150 tỷ USD). Còn với mức tăng lần lượt là 14 và 41 bậc, JD.com và Xiaomi đều mở đường vào top 20.
Trong số 500 công ty niêm yết hàng đầu của Trung Quốc, 56 công ty thuộc ngành dược phẩm và sinh học, 50 công ty làm về công nghiệp điện tử và 40 công ty trong ngành CNTT.
Ngưỡng lọt vào danh sách top 500 công ty niêm yết của Trung Quốc năm nay là 44,59 tỷ nhân dân tệ (6,7 tỷ USD), tăng 11,9 tỷ nhân dân tệ (1,785 tỷ USD) so với năm ngoái.
Thủ đô Bắc Kinh vẫn là trung tâm, với 96 công ty trong danh sách đóng trụ sở, tổng giá trị thị trường là 23,21 nghìn tỷ nhân dân tệ (3,48 nghìn tỷ USD).
Đến ngày 3/1 vừa qua, khoảng 7.742 công ty Trung Quốc đã được niêm yết trên 15 sàn giao dịch lớn toàn cầu bao gồm Thượng Hải, Thâm Quyến, Hong Kong và New York. Tổng giá trị các công ty này đạt 136,59 nghìn tỷ nhân dân tệ (20,5 tỷ USD), tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái.
Anh Hào (Theo China Daily)
Sau hơn một thập kỷ làm việc cho một trong những hãng điện tử lớn nhất thế giới, Liu Fengfeng mới nhận ra đâu là nơi “cơn sốt tìm vàng” thực sự diễn ra ở Trung Quốc - chip bán dẫn.
" alt=""/>Xếp hạng công ty Trung Quốc năm 2020: Tencent dẫn đầu, Alibaba vẫn đứng thứ hai