Chủ trì hội thảo gồm: Ông Lê Quốc Minh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình; PGS. TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; TS. Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; PGS. TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị.
Chuyển đổi số báo chí và xuất bản phải bắt đầu từ chuyển đổi tư duy
Ngày 6/5/2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Theo đó, chuyển đổi số (CĐS) báo chí nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, đổi mới đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh cho biết: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của báo chí hiện đại để phục vụ độc giả tốt nhất, nhanh nhất. CĐS không đơn giản là đầu tư thiết bị công nghệ, phần mềm mà phải thay đổi tư duy từ lãnh đạo đến cán bộ, phóng viên và toàn bộ quy trình sản xuất nội dung, kinh doanh, vận hành tòa soạn. Các cơ quan báo chí phải mạnh dạn, không ngừng sáng tạo, vừa làm vừa điều chỉnh thay vì chờ đợi.
Bối cảnh kỷ nguyên số đặt ra nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các cơ quan báo chí, các nhà xuất bản tiếp cận với cách làm mới, khai phá những tiềm năng sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, xuất bản các tác phẩm báo chí số, phù hợp với xu thế phát triển báo chí hiện đại của thế giới.
Ông Lê Quốc Minh nêu, để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao phó, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của độc giả, việc CĐS báo chí, xuất bản là một nhiệm vụ cấp thiết để phục vụ tốt mục tiêu tuyên truyền “đúng, trúng, kịp thời, hấp dẫn”.
Qua hội thảo này, lãnh đạo các cơ quan báo chí, đơn vị xuất bản sẽ có thêm được những kinh nghiệm để triển khai chuyển đổi số báo chí, xuất bản một cách phù hợp với năng lực, thực tiễn hoạt động và chiến lược phát triển của tòa soạn. Các chuyên gia đào tạo báo chí, xuất bản sẽ chú trọng hơn tới những kỹ năng mới, thực hành mô hình “đưa tòa soạn đến giảng đường”, gắn đào tạo với thực tiễn sinh động.
Chuyển đổi mạnh mẽ, tiếp cận tốt hơn, nhanh hơn đến người dân
Phát biểu tại hội thảo, ông Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình cho biết, tỉnh đã ban hành Nghị quyết về CĐS đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Trong lĩnh vực báo chí, tỉnh Thái Bình đã có những đầu tư về con người, cơ sở vật chất, động viên, khuyến khích tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phấn đấu thành cơ quan truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện. Đồng thời đẩy mạnh cơ hội liên kết, tương tác với bạn đọc trên các phương tiện khác nhau, nhất là tập trung cải thiện nâng cao chất lượng nội dung, công tác quản lý. Nhờ đó, lĩnh vực truyền thông trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển đổi mạnh mẽ, tiếp cận tốt hơn, nhanh hơn đến người dân.
Ông Ngô Đông Hải tin tưởng vào tính đúng đắn, cần thiết trong hoạt động này đối với sự phát triển của công tác thông tin và truyền thông. Xây dựng tòa soạn hội tụ, ứng dụng công nghệ để hái những quả ngọt đầu tay.
Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Vũ Trọng Lâm cho hay: Hiện các cơ quan báo chí, xuất bản đã có sự thay đổi tư duy, dành thời gian, nguồn lực, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân lực để đưa công nghệ vào hoạt động chuyên môn, bước đầu gặt hái được quả ngọt.
Mô hình tòa soạn hội tụ lấy sản phẩm báo chí số làm trung tâm gần như đã trở thành kiểu mẫu để các cơ quan báo chí hướng tới.
Xu hướng phát triển sản phẩm đa nền tảng diễn ra mạnh mẽ, xuất hiện các sản phẩm báo chí số mới như inforgraphics, megastory, longform…, báo chí trí tuệ nhân tạo (AI), báo chí thực tế ảo, báo chí di động, truyền hình di động, phát thanh mobile…; hình thành báo chí mạng xã hội để tăng cường tương tác với công chúng.
Nhiều tác phẩm báo chí ứng dụng công nghệ số và dữ liệu tạo nên tính tương tác nhiều chiều với độc giả, lôi cuốn và tạo cảm giác gần gũi.
Theo ông Vũ Trọng Lâm, CĐS tại các cơ quan báo chí hỗ trợ rất nhiều cho các nhà báo, phóng viên thuận lợi hơn trong việc thu thập thông tin, sản xuất nội dung và giúp các cơ quan báo chí tạo ra các mô hình kinh doanh mới nhằm tăng nguồn thu nhập và duy trì hoạt động của mình trong thời đại số…
Trong lĩnh vực xuất bản, các nhà xuất bản, công ty sách cũng thúc đẩy ứng dụng công nghệ số. Theo đó, đã xây dựng các kênh phát hành trực tuyến theo công nghệ đa nền tảng, đa giao diện; các loại hình sách mới như ebook, audiobook, video book đã xuất hiện ngày một nhiều hơn.
Đầu tư xứng đáng để hoàn thiện hạ tầng số cho báo chí, xuất bản
Theo ông Vũ Trọng Lâm, các vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin, nạn tin giả, xuất bản phẩm lậu, giả, tình trạng vi phạm bản quyền nội dung, quảng cáo… lâu nay còn diễn ra nhức nhối, chưa được giải quyết triệt để, gây tổn thất không nhỏ đến các cơ quan báo chí, xuất bản.
Đơn vị hoạt động chân chính nhưng lại bị canh tranh không lành mạnh dẫn đến sụt giảm nguồn thu, ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu...
Do đó, phải dành nguồn lực đầu tư xứng đáng để hoàn thiện hạ tầng số cho báo chí, xuất bản cũng như tăng cường hạ tầng công nghệ để bảo vệ các sản phẩm chính thống trước tình trạng “trộm cắp” thông tin trên mạng xã hội.
Để làm tốt lĩnh vực này, đòi hỏi các cơ quan quản lý cần nâng cao chất lượng công tác tham mưu với lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong CĐS báo chí, xuất bản để hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật; có giải pháp đồng bộ và dành nhiều nguồn lực đầu tư xứng đáng để phát triển, hoàn thiện hạ tầng số cho lĩnh lực này.
Cơ quan truyền thông phải chủ động xây dựng hệ sinh thái thông tin
Dự hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm đã có phát biểu nêu rõ những khó khăn, thuận lợi trong hành trình chuyển đổi số báo chí và xuất bản.
Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Bộ TT&TT đang rất nỗ lực để thực hiện cùng với các đơn vị đưa công cuộc chuyển đổi số báo chí, xuất bản sớm đạt kết quả đồng bộ, bền vững.
Muốn thành công trên lĩnh vực này, phải bắt đầu từ chuyển đổi nhận thức. Một chặng dài mà các cơ quan báo chí đã mạnh mẽ đi qua nhưng vẫn còn vô vàn khó khăn ở phía trước.
Đã đến lúc các cơ quan truyền thông phải chủ động xây dựng hệ sinh thái thông tin để chủ động tiếp cận tới bạn đọc của mình thay vì làm ra sản phẩm rồi chờ bạn đọc tìm đến như trước đây.
Ví như loại hình báo in, đây không còn là phương tiện để cạnh tranh tin nóng, tin nhanh với các kênh trực tuyến, điện tử nữa. Báo in nên chuyển qua sản xuất bài sâu, bài chất lượng cao để tạo ra cho mình lượng độc giả riêng biệt.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm, không phải có một trang Website là đã làm chuyển đổi số mà các đơn vị phải đầu tư nguồn lực, nhân lực và nhiều yếu tố khác nữa… Cơ quan báo chí không đủ nguồn lực để tạo nền tảng riêng mà nên cùng nhau tạo ra nền tảng chung trên không gian số để đảm bảo không lộ lọt thông tin và giảm bớt áp lực về kinh phí. Từ đó đồng bộ, đoàn kết hướng đến đích cuối của hành trình chuyển đổi số báo chí, xuất bản
Theo Giám đốc Học viên Báo chí và Tuyên truyền Phạm Minh Sơn, những ý kiến tham luận, các bài viết của các nhà khoa học nêu tại hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học hữu ích, góp phần giải quyết những vấn đề nóng đang đặt ra đối với việc thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí, xuất bản thời gian tới.
Ông Sơn nhấn mạnh, nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc, các đề xuất, giải pháp có giá trị cao đưa ra trong hội thảo hôm nay sẽ là cơ sở để các cơ quan kiến nghị với Đảng và Nhà nước trong thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia nói chung và chuyển đổi số báo chí, xuất bản nói riêng.
Giám đốc Học viên Báo chí và Tuyên truyền Phạm Minh Sơn cho biết, với nhiều góc tiếp cận chủ đề hội thảo khác nhau, ý kiến của các đại biểu, nhà khoa học đã tập trung phân tích, luận giải, làm rõ các nội dung khoa học xoay quanh chủ đề của hội thảo "Chuyển đổi số báo chí, xuất bản - Lý luận và thực tiễn". Từ đó làm sáng tỏ thêm những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của chuyển đổi số báo chí, xuất bản trong tình hình hiện nay.
Hữu Duyên và nhóm PV, BTV" alt=""/>Chuyển đổi số báo chí, xuất bản là nhiệm vụ cấp thiết để phục vụ độc giảVề vấn đề hướng nghiệp và tư vấn việc làm, theo TS Lê Đông Phương (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam), đây là một câu chuyện “dài hơi, rất cần thiết và phải có sự tham gia của nhiều bên”.
“Thưa thầy, em có nên học tiếp không?”
Từng có nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, đây là câu hỏi TS Lê Đông Phương thường xuyên nhận được. Điều đó dấy lên trong ông sự nghi hoặc: “Liệu công tác hướng nghiệp của chúng ta đã đạt được mục đích hay chưa?”.
“Chúng ta từng có môn học hướng nghiệp trong trường phổ thông, rồi sau đó ‘tụt hạng’ xuống thành hoạt động hướng nghiệp, tức không còn kiểm tra, đánh giá nữa.
Đây là điều tôi rất băn khoăn, bởi lẽ câu chuyện hướng nghiệp rất quan trọng. Về cơ bản, nhiều học sinh lớp 12 sau khi tốt nghiệp vẫn không biết mình muốn làm nghề gì và chỉ biết học ngành nào nghe nói sẽ kiếm được nhiều tiền”, TS Lê Đông Phương cho biết.
Do đó, theo ông cần thiết phải thực hiện hiệu quả công tác hướng nghiệp và phải thực hiện trước khi quá muộn.
“Theo tôi, chúng ta nên bắt đầu từ bậc tiểu học. Tại sao ở cấp tiểu học, học sinh chỉ thích mấy nghề như bác sĩ, giáo viên hay một nghề nào giống bố mẹ? Lý do là bởi đó là những nghề nghiệp đầu tiên trẻ được tiếp xúc”.
TS Lê Đông Phương (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)
Từng thực hiện một cuộc khảo sát trên 1.700 học sinh ở 63 tỉnh thành, TS Lê Đông Phương nhận thấy hầu hết học sinh đều thích công an, quân đội, tiếp sau đó là bác sĩ, giáo viên. Bên cạnh đó, có 2% học sinh bày tỏ nguyện vọng mong muốn được trở thành ca sĩ.
Ông cũng nhắc lại câu chuyện bản thân từng về tư vấn tuyển sinh tại An Giang. Giữa vùng lúa, vùng cá, ông hỏi: “Tại sao các con không học thú y hay bảo vệ thực vật”. Nhiều học sinh bất ngờ hỏi lại: “Thế cũng là nghề hả thầy?”.
Theo ông, đây là thực tế khá buồn, bởi lẽ theo danh mục nghề nghiệp của Tổng cục Thống kê hiện đang có trên 900 nghề. Nhưng có những nghề phổ biến học sinh vẫn không nghĩ tới.
“Do đó, việc bắt đầu giới thiệu về các nghề từ bậc tiểu học cho học sinh là điều cần thiết. Chỉ có như vậy mới không xảy ra câu chuyện 27 điểm vẫn trượt đại học. Đó là do học sinh không được định hướng đầy đủ”, TS Lê Đông Phương nói.
Tránh chuyện vào đại học lại “lặng lẽ rút lui”
Cũng theo TS Lê Đông Phương, vì tư duy nghề nghiệp không đầy đủ nên đã dẫn đến nhiều sinh viên vào đại học rồi lại bỏ học.
Ông cho rằng, chính các bậc phụ huynh, các nhà giáo phải là những người đầu tiên ý thức được câu chuyện hướng nghiệp.
“Hướng nghiệp nghe có vẻ to tát nhưng thực ra không có gì lớn lao nếu trong quá trình dạy, thầy cô có ý thức giới thiệu về nghề nghiệp cho học sinh.
Ví dụ, nói về nghề thợ hàn có thể giới thiệu cần sử dụng công cụ gì hay sản phẩm đầu ra sẽ ra sao. Qua đó, những em có thiên hướng về kỹ thuật có thể nhìn thấy được điều đó là phù hợp với mình”, ông nói.
Cũng theo ông, một phần ảnh hưởng đến xu hướng chọn nghề của học sinh là liên quan đến gia đình. Nhiều gia đình hiện nay đang nặng về câu chuyện: “Học ngành gì để sau này ra kiếm được nhiều tiền”. Đây là câu chuyện rất phổ biến.
Bên cạnh đó, trào lưu xã hội và trào lưu kinh tế địa phương cũng ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh thay vì lựa chọn những ngành nghề phù hợp với mình.
TS Lê Đông Phương kể, ông từng có dịp lên một trường THPT ở Lào Cai. Ở đó, 20% học sinh muốn học tiếng Trung, 20% học sinh lại muốn học nghề Y. Điều đó khiến ông bất ngờ.
Ông bèn hỏi hiệu trưởng và biết được lý do, tỉnh đang dự định sắp tới sẽ mở một bệnh viện đa khoa; còn việc nhiều học sinh muốn học tiếng Trung là vì các em muốn đi xuất khẩu lao động.
“Đó là một thực tế rất đáng buồn. Do đó, ngay từ sớm, cần hình thành cho học sinh ý niệm về chọn ngành, chọn nghề cho tương lai thay vì đến hết lớp 12 mới chờ đợi tìm trường có khả năng đỗ”.
Ở rất nhiều nước như Pháp, Đức, Anh, câu chuyện cho học sinh tiếp xúc với loại hình nghề khác nhau trong xã hội khá phổ biến. Mỗi năm vài lần, học sinh được đi tới các trang trại, cơ sở sản xuất trong cộng đồng.
Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục ở Việt Nam cũng đã học hỏi mô hình này thông qua việc cho học sinh đi “dã ngoại”. Nhưng theo TS Lê Phương Đông, thay vì cho học sinh đi tìm hiểu thực tế cuộc sống lao động, học sinh lại được đi đến những khu resort hay các khu vui chơi để cắm trại,…
Do đó, để tránh những câu chuyện đáng tiếc như sinh viên học đến năm thứ 2 lại “lặng lẽ rút lui” để tìm cho mình con đường khác, ông Phương cho rằng, cần sớm để học sinh ý thức được thế giới nghề nghiệp và bắt đầu chuẩn bị cho mình những lựa chọn trong tương lai.
Thúy Nga
Việc hướng nghiệp, tư vấn việc làm sắp tới có thể sẽ được tăng cường ngay từ bậc Tiểu học.
" alt=""/>Vì sao Bộ GDTừ trước đến nay, tôi vẫn luôn áy náy vì không lo được cho vợ cuộc sống giàu sang, lúc nào cũng khiến vợ lo lắng về tiền bạc. Mỗi lần nghe vợ mắng mỏ, tôi càng thấy tủi thân hơn.
Từ sau khi sinh con, tiền bạc càng khó hơn, vợ chồng chưa có chuyến đi chơi nào để hàn gắn tình cảm gia đình. Nói thật, với kinh tế của chúng tôi, đi một chuyến du lịch thì cả tháng phải ăn mì tôm. Bao nhiêu thứ tiền đè lên vai, tiền điện, tiền nước, tiền trả góp ngân hàng, tiền ăn uống học hành cho con cái…
Vợ quê xa, mỗi năm chúng tôi chỉ về được một lần vào dịp Tết, có năm không về vì dịch, vì kinh tế. Lần này, lớp cấp 3 của vợ tổ chức họp lớp, vợ nói muốn về gặp bạn bè nhân tiện thăm bố mẹ.
Tôi dù không dư tiền nhưng thấy vợ buồn nên cũng cố gắng lo cho cô ấy được gặp gỡ bạn bè, gia đình, bõ công bao ngày không về được vì dịch bệnh. Tôi đặt vé khứ hồi cho vợ đi một mình 5 ngày. Hôm đi, vợ chọn rất nhiều quần áo đẹp, hầu hết là những bộ váy sexy thời con gái hay mặc. Tôi thắc mắc thì vợ bảo phải “mặc đẹp bạn bè biết mình thế nào, ăn mặc xuề xòa quá người ta cười vào mặt cho”.
Sau chuyến họp lớp tưởng viên mãn ấy, vợ về nhà với khuôn mặt buồn rầu. Những ngày sau đó, cô ấy liên tục kiếm cớ gây sự, cãi nhau với chồng. Tôi có hỏi tại sao thì vợ không nói gì, có vẻ coi thường chồng.
Thấy thái độ của vợ khác lạ, tối đó, đợi vợ ngủ say, tôi mò đọc thử tin nhắn trong điện thoại, tìm hiểu xem ngày hôm đó thực sự xảy ra chuyện gì. Lướt đến đoạn vợ tâm sự với cô bạn thân thời cấp 3, tôi tá hỏa hiểu rõ nguyên nhân.
Thì ra mục đích chuyến đi họp lớp này không phải để gặp lại các bạn cũ mà vợ chỉ muốn gặp một người, đó là người yêu cũ của cô ấy. Vừa rồi, vợ tôi nghe tin anh ta rất giàu có, trở thành giám đốc công ty lớn nên có vẻ tiếc nuối, muốn xuất hiện lộng lẫy trước mặt người cũ để thể hiện mình. Thế nhưng không ngờ, anh ta lại đưa vợ đi cùng. Cô vợ ấy không chỉ xinh đẹp còn cao ráo như người mẫu, lại là tiểu thư con nhà giàu. Nghe giọng vợ than thở với bạn thân, tôi thấy rõ sự thất vọng của cô ấy khi mình chẳng là gì trong mắt người cũ.
Trước đây, anh ta từng si mê vợ tôi, theo đuổi kiên trì khó ai sánh bằng nhưng khi đó, anh ta chỉ là một sinh viên nghèo, phải đi làm thêm suốt tuần. Còn gia đình tôi khi đó có phần nhỉnh hơn, tôi lại gần vợ hơn nên chiếm được lợi thế. Tôi không hiểu mục đích vợ gặp lại người yêu cũ để làm gì. Là cô ấy muốn “nối lại tình xưa” hay muốn chứng minh cho anh ta thấy mình xinh đẹp hơn trước?
Những chuyện đó cho đến hôm nay tôi mới hiểu rõ. Trước giờ tôi không nghĩ vợ lại đau đáu về người yêu cũ như vậy. Tự nhiên tôi chột dạ, liệu có phải đó là lý do cô ấy luôn khó chịu với tôi mỗi khi vợ chồng túng thiếu tiền bạc khiến cuộc sống căng thẳng. Liệu có phải vợ đang ân hận vì đã lấy một người đàn ông đến tiền đưa cả nhà đi du lịch một tháng cũng phải căn ke?
Độc giả T.H
*Mời độc giả gửi bài viết chủ đề Họp lớp về email: [email protected]. Trân trọng cảm ơn!