- Nhóm CĐV quá khích của đội bóng thành London đã lao vào ẩu đả ngay sau khi đội nhà cầm hòa Manchester City ở vòng 30 Ngoại hạng Anh đêm qua.
- Nhóm CĐV quá khích của đội bóng thành London đã lao vào ẩu đả ngay sau khi đội nhà cầm hòa Manchester City ở vòng 30 Ngoại hạng Anh đêm qua.
Theo nghiên cứu của Monta - một công ty có trụ sở tại Đan Mạch chuyên về trạm sạc xe điện, phối hợp với công ty tư vấn phân tích YouGov, nhiều người mua xe điện bày tỏ có những bất cập khi sử dụng ô tô điện.
Khảo sát cho thấy khoảng 54% chủ sở hữu xe điện không vui vì đang sử dụng xe điện nhưng chi phí điện tăng cao. Cuộc khủng hoảng giá cả và điện năng đã khiến hóa đơn tiền điện trên khắp châu Âu tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm vừa qua, và tất nhiên chi phí sạc điện cũng tăng lên ở mức tương tự.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến tâm lý của người sử dụng còn bao gồm sự thiếu minh bạch trong giá bán, có nghĩa là khách hàng chỉ biết được mức giá thực tế khi quá trình mua bán xe hoàn tất. Những người được hỏi cũng nêu khó khăn trong việc tìm ra nơi có mức giá tốt nhất, có thể là bởi các ưu đãi ở mỗi khu vực và trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau.
Ngoài ra, những ngươi đang sử dụng xe điện cho rằng họ cảm thấy rất không hài lòng khi phải tải xuống nhiều ứng dụng khác nhau để sử dụng xe điện. Điều này đến từ việc thị trường bị phân mảnh và các nhà sản xuất đôi khi "không chơi" với nhau.
Ở Pháp, tỷ lệ sử dụng xe điện tương đương với mức trung bình của châu Âu là 12%. Các nước thuộc Liên minh châu Âu đặt mục tiêu có ít nhất 30 triệu ô tô điện lưu thông trên đường vào năm 2030.
Cũng vào năm 2030, Mỹ đang hướng tới 50% số ô tô bán ra trong nước là xe điện, trong khi Trung Quốc đặt mục tiêu là 40%. Thậm chí Anh còn mạnh dạn không bán xe xăng/dầu mới vào 2030.
Trang The Sun trích dẫn lời của một số chủ xe điện cho biết, việc mang xe đi du lịch, cắm trại ở những nơi xa xôi kẻo lánh mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ bất tiện vì ít chỗ sạc điện.
Theo The Sun
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trở về từ bệnh viện sau ca chạy thận, lọc máu đến phờ phạc, cô Hoàng Thị Năm (SN 1972, quê huyện Bình Liêu) lê từng bước nặng nề về khu trọ nhỏ. Sức cô yếu đến nỗi, túi giấy tờ xách theo cũng là gánh nặng trên quãng đường vài trăm mét từ bệnh viện về phòng trọ.
Ngả lưng xuống chiếc ghế trước cửa phòng, cô Năm kể, tính đến nay là 11 năm bản thân sống chung với căn bệnh quái ác.Căn bệnh khiến sức khoẻ của cô đi xuống trầm trọng. Trên cánh tay cô hiện rõ những đoạn u thịt nhức buốt, bằng chứng cho những lần phải chọc kim tiêm vào tĩnh mạch để lọc máu.
Cũng ngần ấy năm, cô thường xuyên phải xa gia đình để ở gần cơ sở y tế nhằm duy trì sự sống. Thời gian đầu, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô Năm thuê những phòng chật hẹp, ngột ngạt gần bệnh viện. Dẫu thế, chi phí chỗ ở và sinh hoạt vẫn là gánh nặng kinh tế đè lên gia đình, bởi nguồn thu chính là từ việc làm nông ở quê.
Năm 2019, trong một lần tình cờ, cô Năm được các y, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh giới thiệu tới xin ở tại khu nhà trọ miễn phí.
Cạnh phòng cô Năm là phòng của cô Chìu Sám Múi (54 tuổi, quê huyện Bình Liêu) mới tới ở xóm trọ này được 8 tháng. Trước đó, cô Múi phải lang thang ở ghép phòng tại những khu trọ tập thể khác. Chi phí tiền phòng trọ và sinh hoạt mỗi tháng cũng phải mất gần 4 triệu đồng.
"Tôi và mọi người ở đây rất thoải mái, không còn đau đầu nghĩ về chi phí thuê trọ. Mọi người cùng cảnh bệnh tật đùm bọc lẫn nhau. Để giảm chi phí sinh hoạt, chúng tôi trồng thêm rau, nhiều phòng nấu ăn chung để đỡ đi cảm giác nhớ nhà", cô Múi tâm sự.
Cô Năm và cô Múi là 2 trong số 8 người đang ở tại khu trọ miễn phí. Mỗi người đến từ một nơi khác nhau, có hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ xích lại gần nhau, sống quây quần như 1 gia đình.
Xóm trọ 0 đồng
Sau một lần đi từ thiện cho những bệnh nhân suy thận, tận mắt chứng kiến những hoàn cảnh éo le, chị Phạm Thị Thuỳ Dương (36 tuổi, Giám đốc một công ty Thương mại Đầu tư phát triển, quản lý chuỗi cửa hàng nông sản sạch) nhen nhóm trong đầu ý tưởng có một nơi giúp người bệnh cư trú không phải trả phí.
Nghĩ là làm, năm 2018, chị Dương cùng chồng mua một mảnh đất rộng 300m2 ngay gần Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh. Thời điểm đó, khu đất này vẫn còn nhếch nhác, không có nổi một cơ sở vật chất gì đáng giá.
Hai vợ chồng chị Dương bỏ tiền xây khu nhà trọ với 6 phòng. Mỗi phòng rộng 10m2 cùng khu vệ sinh và sân sinh hoạt chung. Đầu năm 2019, khu nhà được hoàn thành và được đặt tên là xóm trọ 0 đồng.
Theo chị Dương, ban đầu nhiều người khó hiểu với hành động này của chị vì bình thường nếu có diện tích đất như thế sẽ tận dụng kinh doanh thu phí.
Nhưng khi hiểu ra hành động đẹp của nữ giám đốc trẻ tuổi, mọi người cùng chung tay đóng góp vật liệu, đồ dùng. Người thì cho mái tôn, người đóng cho giường, người ủng hộ bàn ghế, quạt...
Ngoài ra, thời gian rảnh, chị Dương cũng tìm những công việc nhẹ nhàng như đan lát, khâu vá, thêu thùa cho người trong xóm trọ làm để kiếm thêm thu nhập những khi không phải đi điều trị.
"Thời điểm đầu rất ít người biết đến xóm trọ này, thông qua giới thiệu từ người quen và hệ thống bán nông sản của tôi, dần dần có những hoàn cảnh khó khăn tìm tới. Gia đình tôi theo đạo Phật, nên tôi không mong cầu nhận lại thứ gì, chỉ mong giúp đỡ được thật nhiều hoàn cảnh khó khăn có nơi ở để đủ sức chống chọi lại với bệnh tật.
Một tuần họ phải đi lọc máu 3 lần, ngoài gia đình ở xa thì họ không còn nơi nào để bấu víu, tôi chỉ mong có thêm nhiều người cùng chung tay giúp đỡ họ nhất là trong thời điểm tết Nguyên đán đang đến gần", chị Dương cho biết.
- Với bộ phận NCT có học vấn cao thì nên tận dụng trí tuệ của họ như thế nào, theo ông?
Đây là nguồn lực rất lớn, rất quý báu, trong khi nước ta còn chưa giàu. Chúng ta cần phải tận dụng, huy động NCT tham gia phát triển kinh tế, xã hội.
Sức khoẻ của NCT có thể giảm so với trước, nhưng trí tuệ vẫn sáng suốt, vẫn có thể làm việc, với tiềm năng rất lớn. Để khai thác tiềm năng này, Nhà nước ta đã có chính sách kéo dài thời gian làm việc của cán bộ, công chức có trình độ Tiến sỹ, học hàm PGS, GS trong các cơ sở đào tạo.
Luật NCT cũng đã đề cập đến chính sách phát huy vai trò của NCT tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm để phát huy tiềm năng NCT có học vấn cao tham gia các hoạt động nghiên cứu, tư vấn, phản biện chính sách, tham gia giảng dạy, giữ gìn di sản văn hóa dân tộc…
- Đặc điểm dân số già của Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì so với các quốc gia trong việc tạo công ăn việc làm cho NCT, thưa ông?
Tốc độ già hóa của Việt Nam nhanh hàng đầu thế giới vì thế ứng phó của chúng ta chưa kịp. Chúng ta có Luật Người cao tuổi ban hành vào năm 2009 nhưng đã lạc hậu rồi. Luật Việc làm không đề cập tới NCT. Một số bộ luật khác cũng chưa đề cập đầy đủ.
Việt Nam là một nước phương Đông nên vẫn còn tư tưởng “ốm tha già thải”. Nhưng chúng ta không biết rằng cách đây 50-60 năm hoặc xa hơn nữa, tuổi thọ người Việt Nam rất thấp - 50 tuổi đã là già. Còn bây giờ tuổi thọ người Việt lên tới 74 tuổi, có những khu vực thành thị còn cao hơn. Vì thế, 60-69 tuổi vẫn còn khoẻ mạnh.
Quan điểm của người phương Đông là già thì nghỉ, ở nhà trông cháu. Lối suy nghĩ đó không còn phù hợp với thực trạng nữa.
Thứ hai, độ tuổi 60-69 của NCT Việt Nam chiếm quá nửa, tức là NCT Việt Nam còn trẻ hơn rất nhiều so với các nước khác. Bản thân NCT ngồi không một chỗ cũng thấy mình lãng phí, kể cả là có lương hưu.
- Theo quan sát của ông, NCT ở các nước đang được cộng đồng của họ tận dụng như thế nào để không lãng phí nguồn nhân lực, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho lực lượng lao động chính?
Các quốc gia trên thế giới cũng đều nhận ra tiềm năng, vai trò của NCT. Ở Úc và Đức, Chính phủ hỗ trợ NCT đào tạo lại, chuyển đổi sang nghề mới và họ đầu tư rất lớn cho các hạng mục này. Thái Lan già hóa dân số sớm hơn chúng ta và họ cũng có những chiến lược đào tạo, chuyển đổi nghề cho NCT khi họ không làm nghề cũ được nữa. Họ thống kê ra những ngành nghề mà NCT có thể tham gia được một cách hiệu quả, sau đó tổ chức giới thiệu những ngành nghề đó tới NCT, kết nối NCT với người sử dụng lao động.
Ở Nhật Bản, chúng ta có thể bắt gặp những lái xe taxi 70-80 tuổi. Với các trí thức bậc cao, có học vấn thì hầu như người ta không nghỉ hưu, mà làm việc suốt đời.
Năm ngoái, tôi có tham dự hội thảo các nhà khoa học trên thế giới gồm 50 quốc gia, chủ trì là Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ. Các chuyên gia đều tập trung nhiều vào người già châu Á vì châu Á chiếm 60% NCT trên thế giới.
Các nhà khoa học nói rằng, loài người đang đứng trước 2 vấn đề mới kể từ khi chúng ta xuất hiện, đó là biến đổi khí hậu và già hóa dân số.
Ứng phó với già hóa dân số chưa có một quốc gia nào thành công cả, kể cả Nhật Bản và Singapore. Chính vì thế, các nhà khoa học khuyến cáo các quốc gia nên xây dựng lộ trình già hóa dân số khoẻ mạnh, hạnh phúc đến năm 2050. Chúng ta phải chuẩn bị từ bây giờ, nếu không, sẽ không kịp.
Trong vấn đề già hóa dân số, đừng chỉ nhìn già hóa là gánh nặng, mà còn phải nhìn thấy ở đó những tiềm năng, cơ hội để phát triển và tăng trưởng kinh tế. Ví dụ như chúng ta có thể phát triển các ngành nghề phục vụ NCT. Đặc biệt, NCT không chỉ là gánh nặng mà còn là nguồn lực để phát triển, tăng trưởng nếu chúng ta biết tận dụng năng lực của họ. Nếu các quốc gia không tranh thủ được nguồn lực này thì sẽ già hóa không thành công.
LTS: Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, chỉ 1/3 số người cao tuổi Việt Nam có lương hưu, và các trợ cấp khác. Hầu hết lao động người cao tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương – không có hợp đồng, lương thấp, không được đóng bảo hiểm…
Tuy nhiên, có một thực tế là, hơn một nửa người cao tuổi Việt Nam đang ở độ tuổi 60-69 – độ tuổi mà hiện nay nhiều người vẫn còn khoẻ mạnh, minh mẫn. Nhưng một phần do không tìm được công việc phù hợp, một phần vì tư tưởng cũ, họ chưa được tận dụng hết sức khoẻ, trí tuệ của mình, gây ra lãng phí cho chính người cao tuổi và cả cho đất nước.
VietNamNet giới thiệu tuyến bài Già hoá dân số và việc làm cho người cao tuổinhằm làm rõ hơn về vấn đề này.
" alt=""/>Người già còn sức khoẻ, trí tuệ có thể làm việc suốt đời