Thượng tá Nguyễn Văn Nam, Chỉ huy trưởng Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 cho biết, tiếp nối những thành công, sự đánh giá cao của Liên Hợp Quốc và bạn bè quốc tế với các sỹ quan Công an gìn giữ hòa bình của Việt Nam, Bộ Công an triển khai đơn vị Cảnh sát vũ trang gìn giữ hòa bình. Đây cũng là đơn vị Cảnh sát vũ trang gìn giữ hòa bình đầu tiên của Việt Nam.
Cũng theo Thượng tá Nguyễn Văn Nam, để triển khai một đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình có vũ trang thì phải tuân theo tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc với các tiêu chí đánh giá rất khắt khe.
Các cán bộ, chiến sĩ được tuyển chọn đều là những người đặc biệt tinh nhuệ trong lực lượng Công an nhân dân và được học tập, rèn luyện từ các kiến thức pháp luật quốc tế đến ý chí chiến đấu, các kỹ chiến thuật đặc biệt.
Vị chỉ huy của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 cũng cho biết, để rèn luyện kỹ, chiến thuật đặc biệt thì đơn vị thường xuyên đặt ra các tình huống giả định khác nhau để luyện tập. Các tình huống phải đảm bảo sát với thực tế mà đơn vị sẵn sàng làm nhiệm vụ ở phái bộ.
Tình huống giả định được đặt ra, Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 xử lý tình huống bảo vệ Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc dự sự kiện tại thành phố A phái bộ X, bị khủng bố tấn công.
Khi đơn vị triển khai đội hình sỹ quan bảo vệ Đặc phái viên di chuyển vào bên trong Hội trường thì bất ngờ bị nhóm khủng bố sử dụng xe ô tô loại 16 chỗ ngồi lao vào đoàn xe bảo vệ, sử dụng quả nổ, vũ khí tấn công về phía Đặc phái viên. Nhận thấy tình huống nguy hiểm, xe CSGT lao lên chặn xe khủng bố, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đặc phái viên.
Xe của lực lượng đặc nhiệm nhanh chóng tiến lên phía trước, các sỹ quan đặc nhiệm mở nắp trên của xe và tấn công nhóm khủng bố. Cùng lúc, một sỹ quan bảo vệ nhanh chóng kéo Đặc phái viên nằm xuống, lấy thân mình che chắn, các sĩ quan bảo vệ bung cặp chống đạn che chắn xung quanh, bên trên nhằm đảm bảo an toàn cho Đặc phái viên.
Đồng thời, sử dụng vũ khí, phối hợp với các lực lượng liên quan tấn công tiêu diệt nhóm khủng bố. Ngoài ra, phải che chắn, yểm trợ, phối hợp chặt chẽ với nhau, đưa Đặc phái viên lên xe nhanh chóng khỏi khu vực nguy hiểm về nơi an toàn.
Một tình huống luyện tập khác là Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 xử lý, giải quyết nhóm người tập trung đông, biểu tình, gây rối trật tự công cộng tại trụ sở Liên Hợp Quốc.
Các đối tượng biểu tình thể hiện thái độ hung hãn, manh động, sử dụng những vũ khí nhằm tấn công lực lượng chức năng. Các chiến sĩ lập thành lá chắn, ban đầu thuyết phục người biểu tình hạ vũ khí, giải tán trong hòa bình.
Tuy nhiên, với những đối tượng ngoan cố, lực lượng chức năng sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng cảnh khuyển... để khống chế đối tượng.
Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 cũng diễn tập tình huống giả định đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin trên nhà cao tầng, rà phá khắc phục bom mìn. Đây là tình huống đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ phải sử dụng tổng hợp các kỹ chiến thuật, phối hợp với nhiều lực lượng để triển khai.
Theo tình huống, một đoàn cán bộ của Liên Hợp Quốc vừa hạ cánh ở sân bay, trên đường di chuyển đến cơ quan làm việc thì bị một nhóm 6 đối tượng được trang bị súng, lựu đạn, mìn... khống chế, bắt giữ. Chúng đưa ra yêu sách, đòi chính quyền sở tại thả những đối tượng của chúng đang bị nhà chức trách bắt giữ.
Các đối tượng sau đó đưa các con tin đến một tòa nhà cao 5 tầng. Nhiệm vụ lúc này của Cảnh sát gìn giữ hòa bình là tiếp cận, giải cứu con tin, bắt giữ các đối tượng khủng bố.
Một tổ bắn tỉa tiêu diệt khủng bố được bố trí canh gác ở tháp nước cạnh tòa nhà mục tiêu. Trong khi đó, từ mặt đất, các chiến sĩ tiếp cận bằng các kỹ thuật như dây thừng, sào đẩy...
Tình huống giả định đặt ra là tòa nhà nơi các đối tượng khống chế con tin được trang bị 100% kính cường lực. Vì vậy, một tổ chiến sĩ sử dụng kỹ thuật gói buộc lượng nổ, sử dụng tay kích nổ nối dài để phá cửa, tạo điều kiện cho mũi tấn công khác đột nhập vào trong.
Các nhóm, tổ tấn công phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển, ăn ý... Kết quả, các đối tượng khủng bố bị khống chế, tất cả con tin được giải cứu an toàn.
Tuy nhiên, tình huống vẫn chưa kết thúc khi nhóm khủng bố còn cài đặt một số bom mìn tự tạo. Ban chỉ huy tác chiến đã cử tổ bom mìn rà soát, khắc phục, xử lý bom mìn toàn bộ khu vực xung quanh tòa nhà, trên ô tô. Để xử lý bom mìn, các chiến sĩ sử dụng súng bắn áp lực nước để phá hủy cơ cấu ngòi nổ.
(Nguồn: Vietnamnet)" alt=""/>Cận cảnh lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam thi triển chiến thuật cứu con tinSmartphone là một trong những vật dụng không thể thiếu của nhiều người hiện nay vì tiện dụng và đa nhiệm. Tuy nhiên, khi sở hữu quá nhiều ứng dụng trong điện thoại, chúng ta sẽ thường xuyên bị làm phiền bởi những thông báo quảng cáo đến từ các app giao đồ ăn, quản lý tài chính…
Nhận ra điều này, Leon (29 tuổi) ở Vũ Hán, Trung Quốc đã quyết định bỏ dùng iPhone từ tháng 3/2021. Thay vào đó, anh mua một chiếc điện thoại cơ bản Light Phone 2 và Punkt MP02, mang theo bên mình tập vở, thẻ chứng minh nhân dân, thẻ giao thông công cộng, đèn pin và thẻ ngân hàng mọi lúc mọi nơi, thay thế cho smartphone.
Ban đầu, anh chỉ định thử nghiệm điều này một tháng nhưng giờ đây nó đã trở thành một lối sống riêng. “Smartphone rất tiện dụng nhưng cũng không tránh khỏi những mặt trái. Bằng cách nói không với thiết bị hiện đại, tôi muốn ra tìm ra công nghệ mà tôi thật sự cần sau khi đã vứt bỏ chúng một thời gian”, Leon nói với Sixth Tone.
Việc từ bỏ smartphone trong suốt gần 2 năm như Leon là ví dụ điển hình cho một lối sống đang được nhiều người mong muốn theo đuổi, có tên là “tối giản kỹ thuật số” (digital minimalism).
Thuật ngữ này được giáo sư ngành khoa học máy tính Cal Newport đề cập lần đầu vào năm 2019. Ông cho rằng lối sống này giúp con người chỉ tập trung vào một số hoạt động trực tuyến nhất định và ưu tiên thời gian còn lại cho những điều thật sự có giá trị.
Ở Trung Quốc, nghiện smartphone là một điều rất phổ biến khi quốc gia này có thời lượng sử dụng điện thoại cao nhất trong 24 nước được khảo sát năm 2021. Thế nhưng, gần đây, các trang mạng xã hội Trung Quốc lại bắt đầu rộ lên lối sống “tối giản kỹ thuật số” với hàng nghìn người hưởng ứng trên Douban.
![]() |
Leon đã mua điện thoại cơ bản để nghe gọi, nhắn tin và đặt báo thức thay cho smartphone. Ảnh: Leon. |
Họ chia sẻ những kinh nghiệm “cai” mạng xã hội, giới hạn thời gian online, xóa các ứng dụng hay bỏ hẳn các thiết bị điện tử quen thuộc. “Tôi không còn lướt trang chủ mỗi ngày như trước đây và cũng không thấy lạc lõng nếu làm thế. Thế giới vẫn vận hành bình thường dù tôi có xem mạng xã hội hay không”, một người dùng Douban chia sẻ. Anh đã bỏ dùng ứng dụng nhắn tin WeChat trong gần 2 năm qua.
Nhưng với Leon, anh không chỉ giảm thời gian dùng smartphone mà còn quyết định từ bỏ hẳn tất cả tiện ích mà thiết bị này mang lại. Anh đã sử dụng một chiếc điện thoại cơ bản, chỉ để nghe gọi, nhắn tin, đặt báo thức trong suốt 20 tháng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc anh phải mang theo bên mình rất nhiều thứ.
Leon phải dùng tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng mỗi khi thanh toán thay vì quét WeChat hay Alipay như trước đây. Chàng trai 29 tuổi còn phải mang theo một chiếc điều khiển có nút gọi để đặt xe ở những địa điểm nhất định. Anh cũng đi siêu thị để mua đồ dùng cần thiết thay vì đặt trên các sàn thương mại như trước đây.
“Sử dụng các công cụ tối giản như vậy giúp tôi tập trung vào mục đích chính hơn. Nếu cần làm một việc bất kỳ, tôi chỉ cần dùng đúng thiết bị có chức năng đó”, Leon nói với Sixth Tone. Chàng trai nói rằng khi không có những thứ gây xao nhãng trên các nền tảng trực tuyến, anh bắt đầu để ý đến những điều xung quanh mình hơn.
Thay vì dành hàng giờ lướt điện thoại, Leon dùng thời gian rảnh cho những hoạt động tưởng chừng nhàm chán như cho chim ăn, sửa máy ảnh, máy đánh chữ hoặc chỉ đơn giản là thư giãn một mình. “Lúc đầu, tôi chỉ định ngừng sử dụng smartphone một tháng thôi chứ chẳng bỏ quá một năm”, anh cho biết.
Tuy nhiên, cũng giống như Việt Nam, người dân Trung Quốc cần phải sử dụng mã QR mỗi khi đến các địa điểm công cộng, báo cáo tình trạng sức khỏe và lịch sử di chuyển thường xuyên trên các ứng dụng theo dõi phòng Covid-19. Điều này gây không ít bất tiện cho những người không dùng điện thoại thông minh.
![]() |
Chàng trai phải sử dụng nhiều vật dụng, thiết bị thay thế khi "cai" smartphone gần 2 năm trời. Ảnh: Leon. |
Chia sẻ với Sixth Tone, Leon cho biết anh luôn phải mang theo thẻ chứng minh nhân dân, kết quả kiểm tra PCR và một tờ giấy in mã số sức khỏe. Anh còn dùng một chiếc iPod Touch để kết nối Wi-Fi mỗi khi cần trình mã sức khỏe để đi qua cổng tàu hay hải quan ở sân bay.
“Đại dịch đã khiến chúng ta khó lòng thoát khỏi smartphone. Nhưng chiếc iPod khiến tôi cảm thấy yên tâm hơn mỗi khi phải di chuyển đến các địa phương có quy định phòng dịch khác”, anh nói.
Ở thời điểm hiện tại, Leon cho biết anh vẫn chưa có ý định quay lại với điện thoại thông minh. Chàng trai vẫn cho rằng mình hoàn toàn có thể tận dụng nhiều thiết bị khác nhau để thay thế smartphone và thói quen này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích đến không ngờ.
“Tôi sẽ không bị sao nhãng hoặc bị thu hút bởi các smartphone ngày nay nữa. Sống ‘tối giản kỹ thuật số’ hay không không quan trọng. Quan trọng là bạn cần vạch rõ công nghệ nào là cần thiết với mình”, Leon khẳng định.
(Theo Zing)
" alt=""/>Thanh niên quyết bỏ iPhone, dùng điện thoại 'cục gạch'TIN BÀI KHÁC:
Cô gái xấu xí thành triệu phú vì không được chết