Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, cuối buổi sáng ngày 24/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có buổi nói chuyện với hơn 2.000 trí thức, doanh nhân, học sinh và sinh viên Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. 200 sinh viên ĐH FPT đã tham dự sự kiện này.
Khoảng thời gian chờ đợi khá lâu trước buổi nói chuyện không làm những người có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia cảm thấy sốt ruột, thay vào đó là tâm trạng háo hức, chờ đợi được trực tiếp gặp gỡ và nghe người đứng đầu Nhà Trắng nói chuyện.
![]() |
12 giờ 10 phút, Tổng thống Mỹ Barack Obama xuất hiện, gửi lời chào bằng tiếng Việt: “Xin chào. Xin chào Việt Nam!” khiến tất cả mọi người trong khán phòng đứng dậy vỗ tay, vỡ òa với niềm xúc động. Nguyễn Văn Tú, sinh viên khoa Kỹ thuật phần mềm, Đại học FPT nhớ lại: “Khoảnh khắc ấy thực sự vô cùng đáng nhớ đối với em. Thần tượng, ngưỡng mộ ông Obama từ lâu, chờ đợi từ sớm để được gặp ông, giờ đã thỏa mong đợi. Tổng thống Mỹ thật chân thành, gần gũi và đáng mến”.
Tổng thống Mỹ bắt đầu bài nói chuyện của mình bằng những ấn tượng về đất nước, con người Việt Nam như món bún chả ông đã ăn, những chai bia ông đã uống, sự đón tiếp nồng hậu của người dân ở tất cả những nơi ông đã đi qua. Ông cho rằng những năm gần đây, Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, bằng chứng là những ngôi nhà cao tầng, nhiều doanh nhân trẻ với các công ty khởi nghiệp, Internet lan tỏa đến mọi ngôi nhà.
Ông Obama khẳng định nước Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho sinh viên nước ta sang du học, mở các mô hình giáo dục hiện đại trong nước, giúp khắc phục những hậu quả chiến tranh để lại.
Người đứng đầu một trong các quốc gia lớn nhất thế giới gây ấn tượng mạnh mẽ với đông đảo học sinh sinh viên bởi cách nói chuyện điềm đạm và kiến thức sâu rộng trên các lĩnh vực lịch sử, văn hóa. Văn Hoàng Minh, sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học FPT chia sẻ: “Thật bất ngờ khi ông Obama am hiểu lịch sử Việt Nam đến vậy. Ông liên tục nhắc đến những nhân vật lịch sử như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Lý Thường Kiệt… Ông còn biết cả thơ của nhà thơ Nguyễn Du, các bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nữa”.
" alt=""/>Sinh viên ĐH FPT tiếc nuối vì chưa được “chất vấn” Tổng thống ObamaLiên Minh Huyền Thoại cũng không phải là ngoại lệ. Con trai à, thời của bố, môn này chỉ mới phát triển và không được nhiều người công nhận là môn thể thao chính thống đâu. Lão chủ tịch ESPN lừng danh còn từng bảo rằng: Nó chỉ đơn thuần là một cuộc "cạnh tranh". Nhưng có hề gì, ta vẫn đam mê nó như những gì ta đam mê với bóng đá hay quần vợt vậy.
Con trai yêu!
Nếu trong khu vườn có một bông hoa tuyệt đẹp, người ta sẽ dồn sự chú ý vào nó mà bỏ qua những bông hoa còn lại. Nhưng bố của con thì khác, bố lại thích ngắm những bông hoa kém phần lộng lẫy kia. Con không tin? Hãy hỏi mẹ con xem, vì sao bố yêu và cưới mẹ con chứ không phải một cô gái khác?
Trong thi đấu bất kỳ môn thể thao nào, lịch sử chỉ khắc tên nhà vô địch. Người ta nhớ về con với tư cách là kẻ chiến thắng chứ không nhớ con là người thua cuộc. Liên Minh Huyền Thoại cũng vậy, bạn bè của bố cứ nhắc mãi Dandy, Imp của năm 2014 hay Faker năm 2013 như tượng đài bất diệt. Ăn cũng Faker, ngủ cũng Faker, trà chanh chém gió cũng Faker, thậm chí khi bàn về bóng đá, chú Phước trong xóm ta còn hùng hồn nói rằng: "Messi là ai? Có đi mid giỏi như Faker không?"
Bố cũng như bạn bè thôi, cũng thần tượng Faker, cũng yêu thích TPA năm 2012. Nhưng bố khác ở chỗ, bố có sự đồng cảm trước thất bại, bố bị ảm ảnh bởi những giọt nước mắt của người thua cuộc.
Con trai à, bố không thể nào quên được cái ôm mặt khóc đầy đau khổ của Rekkles và của xPeke tại Chung kết Thế giới năm 2014. Không đau sao được khi Fnatic cần một chiến thắng để có cơ hội vào vòng sau. Trận đấu kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ, nhà chính bên địch chỉ còn 1 phát đánh thường nữa là chiến thắng thì bị lật kèo thua ngược không thể cay đắng hơn...
Cái cảm giác ấy hẳn nhiều người yêu mến Bayern Munich trong bóng đá đã từng trải qua năm 1999. Trận chung kết Champions League năm đó, khi mọi người đã chuẩn bị chào đón nhà Vua mới của châu Âu thì Manchester United đã kéo cầu thủ và người hâm mộ Bayern từ thiên đường xuống địa ngục chỉ trong 102 giây cuối cùng của thời gian đá bù. Đó là những giọt nước mắt cay đắng và đau khổ.
Rekkles ôm mặt khóc sau trận đấu với OMG
" alt=""/>Liên Minh Huyền Thoại và những xúc cảm mang lại từ nóNgày 18/5, Nokia cho biết đã ký hợp đồng cấp phép sử dụng độc quyền thời hạn 10 năm với HMD để sản xuất smartphone và tablet thương hiệu Nokia. HMD thuộc sở hữu của Smart Connect LP, quỹ đầu tư tư nhân do cựu quan chức Nokia Jean-Francois Baril điều hành. Sản phẩm sẽ do Foxconn (hay còn biết đến với cái tên FIH Mobile Limited) của Đài Loan sản xuất, Nokia nhận được phí bản quyền trên doanh số bán ra. Cùng lúc này, Microsoft cũng thông báo bán mảng điện thoại phổ thông cho HMD và FIH Mobile của Foxconn với giá 350 triệu USD.
Đây là mô hình nhượng quyền sử dụng mà Nokia Technologies đề xuất cho thấy công ty này sẽ quay trở lại thị trường, và xem xét số tiền mà công ty kiếm được nhờ vào việc bán quyền sử dụng thương hiệu cũng như tài sản trí tuệ của mình. Foxconn làm việc với các đối tác và biết được về những thiết kế smartphone hiện đại. Việc hợp tác sẽ đem đến nhiều cơ hội hơn và cho phép Foxconn bước thêm một bước vào chuỗi bán lẻ với các thiết bị của mình, đồng thời đem đến cơ hội lợi nhuận cho công ty.
Hướng tới một thị trường BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) mới
Foxconn đã sản xuất rất nhiều thiết bị thuộc mọi phân khúc giá khác nhau. Đối với dự án mới này, có lẽ hãng sẽ hướng đến một chiếc điện thoại ở tầm trung vào cao cấp, nhưng chắc chắn không thể tương đương với Galaxy S7 hoặc iPhone 7 Pro. Tuy nhiên, có lẽ nó cũng phải ngang ngửa với những sản phẩm đến từ HTC hay Xiaomi. Chiếc điện thoại này có thể đem đến lợi ích kinh tế lớn cho công ty bởi sản phẩm họ làm ra được kỳ vọng có hiệu suất không thua kém các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, khi mang trên mình thương hiệu Nokia vốn còn rất mạnh vào thị trường BRIC, Foxconn có thể thách thức các đối thủ khác và lọt vào top 10 nhà sản xuất thiết bị lớn nhất thế giới vào thời điểm này năm sau.
Chắc chắn sản phẩm Foxconn làm ra không phải là một thiết bi ấn tượng mà nhiều công ty mơ đến, nhưng nó sẽ đem lại lợi nhuận ròng trên từng thiết bị cao hơn cho hãng này.
Sẽ có 3 sản phẩm được tung ra
Quay trở về thị trường với một sản phẩm duy nhất sẽ giúp công ty tập trung vào một chiến dịch marketing và toàn bộ nguồn lực chỉ dồn vào một sản phẩm mà thôi. Thế nhưng, dường như ngoài thiết bị có giá khoảng 300 USD được nhắc đến ở trên, sẽ có thêm hai sản phẩm khác với phân khúc giá 200 và 100 USD cùng mang thương hiệu Nokia. 2 sản phẩm giá rẻ hơn này có thiết kế tương tự như sản phẩm giá 300 USD. Điều đó sẽ tạo nên một danh mục sản phẩm rộng hơn và làm hài lòng các nhà mạng hơn vì khách hàng có thêm lựa chọn.
" alt=""/>Hướng đi nào cho 'Nokia của Foxconn'?