- Vietnamnet trân trọng gửi tới độc giả lịch thi đấu lượt trận thứ 15 và bảng xếp hạng vòng loại World Cup 2018 khu vực Nam Mỹ.
- Vietnamnet trân trọng gửi tới độc giả lịch thi đấu lượt trận thứ 15 và bảng xếp hạng vòng loại World Cup 2018 khu vực Nam Mỹ.
![]() |
Ảnh: CNN |
Thị thực vàng
Các chương trình đầu tư để có được giấy phép cư trú và đầu tư nhận quốc tịch (CIP), còn được biết đến là "thị thực vàng", hiện đang nở rộ ở nhiều nước. Đó là cách giúp những người siêu giàu không chỉ đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách chuyển tiền tới một quốc gia khác, mà còn mang lại cho họ nhiều lợi ích về quyền công dân, trong đó có tấm hộ chiếu mới.
Trong 5-10 năm qua, động cơ chính của những người tham gia CIP - thường có tài sản ròng từ 2 triệu USD đến 50 triệu USD - là được tự do đi lại, hưởng lợi về thuế cùng nhiều yếu tố khác như giáo dục hoặc tự do dân sự tốt hơn.
Nhưng theo CNN, với đại dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, không ít gia đình giàu có tính đến cả yếu tố chăm sóc sức khỏe, cách thức đối phó dịch bệnh và nơi ở an toàn để đảm bảo một kế hoạch dự phòng cho tương lai.
"Người giàu không tính toán kế hoạch cho 5 hay 10 năm, họ dự trù trước cả trăm năm, cho cuộc sống và tài sản", CNN dẫn lời Dominic Volek, Giám đốc phụ trách châu Á của hãng tư vấn cư trú và công dân toàn cầu Henley & Partners. Hãng này nhận định, sự quan tâm đến CIP gia tăng thời gian gần đây có thể liên quan đến Covid-19 và y tế, thậm chí "các dự đoán ngày tận thế" nói chung.
Hãng cho biết đã nhận được số lượng yêu cầu từ khách hàng tăng kỷ lục 49% trong nửa đầu năm 2020, so với cùng kỳ năm ngoái. Và số người gửi đơn sau tư vấn trong quý 1/2020 tăng 42% so với quý cuối cùng của năm 2019.
Những điểm đến ưa thích
Nói đến các chương trình công dân cụ thể, Montenegro và Cyprus là hai điểm đến ưa thích nhất, với số đơn xin mới tăng lần lượt là 142% và 75% trong 3 tháng đầu năm 2020, so với 3 tháng cuối năm 2019. Malta cũng được nhiều người để ý đến.
"Nhiều người siêu giàu rất quan tâm đến Cyprus và Malta, bởi vì hai nước này cho phép người đăng ký quốc tịch cùng gia đình họ được tự do đi lại trong Liên minh châu Âu", ông Volek nói thêm. "Họ còn được hưởng nền giáo dục và y tế tốt hơn (so với đất nước quê nhà của mình)".
Các chương trình xin cư trú ở Australia và New Zealand cũng nhận được sự quan tâm cao độ, nhưng vì một lý do khác: xử lý tốt đại dịch Covid-19. CNN cho biết, chỉ người siêu giàu mới có thể tham gia những chương trình như vậy: Mức giá tham gia CIP tại Australia là 1-3,5 triệu USD, còn tại New Zealand khoảng 1,9-6,5 triệu USD.
Khách hàng của CIP cũng ngày càng đa dạng. Số lượng đơn đăng ký tăng cao nhất trong 9 tháng qua là từ Mỹ, Ấn Độ, Nigeria và Lebanon. Đặc biệt, số đơn của người Mỹ tăng 700% trong quý 1 năm 2020, so với quý 4 năm 2019. Xu hướng tăng ổn định là dòng người đầu tư từ Trung Quốc và Trung Đông.
Theo CNN, một số người siêu giàu tham gia các chương trình kể trên đơn giản chỉ là để tìm kiếm một nơi vắng người và an toàn, để họ có thể cư trú cùng gia đình phòng khi có một đại dịch khác bùng phát. Kể cả chưa được chấp nhận ngay, họ vẫn muốn chuẩn bị sẵn sàng cho một viễn cảnh như vậy.
" alt=""/>Cách giới siêu giàu 'đổ tiền' tránh Covid"Đạt chưa bao giờ nghĩ mình sẽ viết báo hoặc ra sách", tác giả tâm sự. "Ban đầu tôi nghĩ những vấn đề mình quan tâm không phải là điều thị trường Việt Nam hứng thú. Khi viết về một công trình, bạn vừa phải là bạn của kiến trúc sư, vừa phải là bạn của chủ nhà, vừa phải biết khen ngợi cái đẹp", anh nói.
Một trong những điểm đặc biệt của cuốn sách là cách tác giả nhìn nhận về sự "lộn xộn" trong cảnh quan đô thị Việt Nam. Thay vì chỉ trích, anh cho rằng đây có thể là một nét đặc trưng của thời đại, khi công nghệ cho phép con người được tự do thể hiện cá tính trong không gian sống của mình.
"Đó là một điều thú vị của thời đại này. Một ngôi nhà cổ có cửa kính hiện đại cũng được, không sao cả. Nó là dấu vết cho thấy đây là ngôi nhà của thời đại, có sự kết hợp giữa quá khứ và hiện tại", KTS Đạt nhận định.
Trong bối cảnh đô thị hiện đại, vai trò của kiến trúc sư không chỉ dừng lại ở việc thiết kế không gian. Theo KTS Đạt, họ còn là người giúp làm rõ "ngôi nhà trong mơ" của khách hàng - điều mà trong thời đại bùng nổ thông tin, có thể trở nên mơ hồ bởi quá nhiều hình ảnh tham khảo.
"Kiến trúc sư không phải là người thêm vào sự mơ hồ đó, mà là người giúp biến những điều mơ hồ thành cụ thể", anh nhấn mạnh. "Chúng ta luôn có một hình dung về ngôi nhà trong đầu, nhưng nó thường là tổ hợp của nhiều hình ảnh khác nhau trong suốt cuộc đời. Kiến trúc sư sẽ giúp làm rõ hình ảnh đó", anh nói thêm.
Khi được hỏi về lời khuyên cho sinh viên kiến trúc, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách. Anh gợi ý nên bắt đầu với một cuốn sách kinh điển của một giáo sư có uy tín, đọc kỹ từ lời giới thiệu đến những mô tả, và quan trọng nhất là phải đọc cho hết cuốn sách đó.
Có ngôi nhà ở trong takhông chỉ là một cuốn sách về kiến trúc, mà còn là những suy ngẫm sâu sắc về mối quan hệ giữa con người với không gian sống trong xã hội hiện đại. Qua đó, tác giả mong muốn đóng góp một góc nhìn mới về kiến trúc và đô thị Việt Nam, đồng thời tạo cảm hứng cho thế hệ kiến trúc sư trẻ trong hành trình khám phá nghề nghiệp của mình.
Tác phẩm 'Có ngôi nhà ở trong ta'Trong tác phẩm Có ngôi nhà ở trong ta (Phanbook & NXB Dân Trí vừa ấn hành) Bùi Thúc Đạt cho thấy viết sách cũng là một phần của công việc nghiên cứu, nghiền ngẫm để thực hành kiến trúc.
Cuốn sách dày 196 trang gồm hai phần: Nhà: trong, ngoài, trước, sauvà Hình thái, Hình và thái, minh họa bởi chính tác giả. Bùi Thúc Đạt đặt ngôi nhà - trọng tâm của kiến trúc - vào bối cảnh văn hóa và lịch sử, vượt khỏi chức năng ở để trở thành biểu tượng của ký ức, thẩm mỹ và di sản văn hóa. Mỗi chi tiết nội thất, ngoại thất, ánh sáng, màu sắc hay bối cảnh nơi chốn được tác giả phân tích như sự phản chiếu tâm thế sống qua các thời kỳ lịch sử.
Với nền tảng nghiên cứu sâu về kiến trúc thế giới, tác giả sử dụng dữ liệu phong phú và trường liên tưởng rộng để tạo nên những luận điểm thuyết phục và ý tưởng độc đáo. Các bài báo khoa học, giải thưởng uy tín, và ý kiến chuyên gia quốc tế được lồng ghép nhuần nhị, hướng đến không gian sống, hình thái kiến trúc Việt Nam và cách ứng xử với di sản văn hóa trong bối cảnh đô thị hóa thực dụng.
" alt=""/>'Có ngôi nhà ở trong ta'Bỏ học giữa chừng vì khó khăn kinh tế
June Almeida sinh năm 1930 ở TP Glasgow, Scotland. Cha bà làm tài xế xe buýt, mẹ làm nhân viên giặt là. Lớn lên trong gia đình thuộc tầng lớp lao động, Almeida al lại có niềm đam mê khoa học ngay từ nhỏ. Bà là đứa trẻ tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh và luôn đặt câu hỏi về cách mọi thứ hoạt động.
Không có tiền trả học phí, bà buộc phải rời trường học năm 16 tuổi và bắt đầu làm kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại Bệnh viện Hoàng gia Glasgow, sau đó là Hội đồng Nghiên cứu Y tế (MRC), theo The New York Times.
Chính tại MRC, Almeida lần đầu tiên quan tâm đến kính hiển vi điện tử. Công nghệ này cho phép các nhà nghiên cứu hình dung virus và các hạt vi mô khác một cách chi tiết hơn so với khả năng của kính hiển vi truyền thống. Almeida trở thành chuyên gia trong việc sử dụng kính hiển vi điện tử và bắt đầu áp dụng nó vào công việc nghiên cứu virus.
Phát hiện mang tính bước ngoặt nhưng bị từ chối
Năm 1960, Almeida chuyển đến London đảm nhận một vị trí tại Đơn vị Nghiên cứu Cảm lạnh Thông thường (CCU) thuộc Hội đồng Nghiên cứu Y học Anh.
Một ngày nọ, quản lý của CCU, Tiến sĩ Tyrrell thu được mẫu virus giống hình vương miện, nghi là virus cúm. Tyrrell ghi nhãn cho loại virus này là B814, nhưng ông đã thất bại khi nuôi cấy nó trong phòng thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu bắt đầu nghi ngờ rằng B814 có thể là virus hoàn toàn mới.
Tiến sĩ Tyrrell gửi mẫu cho Almeida, hy vọng rằng kỹ thuật kính hiển vi điện tử của bà có thể giúp nhận dạng virus nhưng ông không kỳ vọng quá nhiều. Tuy nhiên, những phát hiện của bà vượt quá sự mong đợi của Tyrrell. Almeida không chỉ quan sát và tạo ra hình ảnh rõ ràng về virus, mà khẳng định đã phát hiện ra hai virus tương tự trong nghiên cứu của bà trước đó.
Tuy vậy, nghiên cứu đã bị hội đồng thẩm duyệt từ chối xuất bản, viện dẫn lý do những bức ảnh chụp của Almeida chỉ là hình ảnh kém chất lượng về các hạt virus cúm, nhưng sâu xa, bà hiểu vì bản thân không có bằng cấp và địa vị khoa học.
Virus này sau đó được Tyrrell và Almeida đặt tên là corona (nghĩa là "vương miện" trong tiếng Latinh). Năm 1967, những bức ảnh về virus B814 được công bố. Nhà khoa học nữ nổi danh đến mức rất nhiều bác sĩ nổi tiếng trên thế giới đã tìm đến học hỏi phương pháp bóc tách làm lộ hình hài con virus của bà.
Almeida tiếp tục làm việc trong lĩnh vực virus học trong suốt sự nghiệp của mình. Vào những năm 1970, bà chuyển đến Canada, làm việc tại Viện Ung thư Ontario và Viện Nghiên cứu Y khoa Quốc gia. Nghiên cứu của bà về bệnh sởi Đức/Rubella đã giúp phát triển vắc xin sởi đầu tiên và hiện trở thành một phần trong lịch trình tiêm vắc xin tiêu chuẩn cho trẻ em trên toàn thế giới.
Vào những năm 1980, Almeida trở lại Anh, làm việc trong một phòng thí nghiệm ở thị trấn Beckenham. Tại đây, bà đã giúp tiến hành một trong những xét nghiệm chẩn đoán HIV đầu tiên - bước đột phá lớn trong cuộc chiến chống lại đại dịch AIDS.
"Tôi không có gì ngoài sự nhiệt huyết và lòng quyết tâm"
Tuy đạt nhiều thành tựu, Almeida phải đối mặt với những thách thức và sự phân biệt đối xử xuyên suốt sự nghiệp của mình, chỉ vì bà là một phụ nữ trong khoa học. Bà vừa phải vượt qua sự gièm pha về xuất thân bị cho là thấp kém do không có bằng cấp, cũng như nạn phân biệt giới tính.
Trong một cuộc phỏng vấn với tuần san y khoa The Lancet, Almeida nói: "Tôi không có bằng cấp, không có tiền và cũng không có bạn bè có tầm ảnh hưởng. Tất cả những gì tôi có tràn đầy nhiệt huyết và quyết tâm".
“Không còn nghi ngờ gì nữa, Almeida là một trong những nhà khoa học Scotland xuất sắc nhất thời bấy giờ. Nhưng điều đáng buồn là bà ấy gần như bị lãng quên trong suốt thời gian dài”, giáo sư Hugh Pennington tại Đại học Aberdeen, Scotland trả lời National Geographic.
“Mãi đến khi dịch Covid-19 bùng phát, người ta mới nhớ lại những công trình nghiên cứu và đóng góp to lớn của bà cho khoa học.”
Công trình của Almeida đã mở đường cho các nghiên cứu sâu hơn về coronavirus, bao gồm cả những loại gây ra dịch SARS, MERS và Covid-19. Di sản của bà vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều nhà virus học và nhà khoa học, những người tiếp tục nghiên cứu những loại virus mới và phát triển các phương pháp điều trị cũng như vắc xin để chống lại chúng.
Tử Huy (theo The New York Times)