Đông y và kinh nghiệm dân gian cũng sử dụng mật ong làm phương thuốc chữa trị nhiều chứng ho khác nhau. Vậy những tính năng nào giúp mật ong trở thành phương thuốc có công dụng trừ ho tốt như vậy?Một kháng sinh tự nhiên
Mật ong được ví như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên vì khả năng kháng được nhiều loại vi khuẩn, nấm và rất lành tính. Kinh nghiệm quen thuộc trong đời sống cho thấy, khi bị viêm họng, ngậm một ngụm mật ong nguyên chất, rồi để từ từ trôi qua cổ họng. Việc tiếp xúc trực tiếp là điều kiện thuận lợi để mật ong phát huy tác dụng kháng lại các vi khuẩn và nấm tại chỗ.
Mặt khác, các hoạt chất Albumin và Panthotenic trong thành phần mật ong có tác dụng kích thích tái tạo tế bào mới nên làm lành nhanh các tổn thương niêm mạc họng.
Nhờ vậy, mật ong có tác dụng tốt đối với chứng viêm họng. Trong điều trị các bệnh viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm phổi… mật ong thường được kết hợp trong phác đồ điều trị, nhằm giảm liều kháng sinh cho bệnh nhân, hạn chế được tác dụng phụ do kháng sinh mang lại, và rút ngắn được thời gian điều trị.
An thần, giúp ngủ ngon
Thói quen uống mật ong trước khi đi ngủ giúp cho mọi người có được giấc ngủ ngon và sâu hơn. Đây là một tác dụng có lợi đối với các chứng ho về đêm. Bằng việc tạo ra giấc ngủ dễ dàng, ngủ sâu, người bệnh trải qua một đêm ngon giấc mà không bị chứng ho quấy rầy hay làm mất giấc ngủ của người khác. Vì vậy, không có lí do gì khiến bạn trần trừ việc uống vài ngụm mật ong trước khi đi ngủ khi đang bị ho cả.
Giảm ho tốt hơn cả Dextromethorphan
Nghiên cứu của tiến sĩ Ian Paul. và cộng sự tại trường đại học Pensylvania (Hersey, Mỹ), khi so sánh tác dụng giảm ho của mật ong với một hoạt chất tân dược có tác dụng giảm ho thường dùng là Dextromethorphan (DM), đã không khỏi ngạc nhiên trước kết quả nghiên cứu rằng mật ong tốt hơn hẳn các loại thuốc mua ở quầy.
Nghiêu cứu cũng được tiến hành trên trẻ nhỏ và cho kết quả tương tự: 105 trẻ từ 2 đến 18 tuổi, chia 2 nhóm: nhóm uống mật ong 30 phút trước khi đi ngủ và nhóm sử dụng DM có hương vị mật ong cũng 30 phút trước khi đi ngủ. Kết quả là những trẻ uống mật ong giảm được các cơn ho và co thắt hơn hẳn những trẻ sử dụng DM. Tiến sĩ Paul nói: "Sử dụng mật ong là một liệu pháp an toàn, hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi khi chúng bị ho hay cảm cúm".
Vị thuốc bổ dưỡng, tăng sức đề kháng
Thành phần mật ong chứa nhiều loại enzym tốt cho tiêu hóa, kích thích ăn ngon; các đường hấp thu nhanh (glucose, fructose…) giúp tạo ra nhiều năng lượng cho cơ thể; nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng…
Theo đông y, các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho mãn tính, ho tái đi tái lại nhiều lần là bệnh thuộc chứng hư. Nên trong trị ho cũng cần phải cứu bổ ngay. Mật ong đáp ứng được công dụng vừa trừ ho, vừa bổ dưỡng, nên phù hợp với quan điểm trị bệnh toàn diện, vừa bổ, vừa tả của y học cổ truyền.
Dân gian cũng ứng dụng hiểu biết này để tạo ra nhiều phương thuốc trừ ho từ mật ong, kết hợp với các thảo mộc đơn giản, dễ kiếm như mật ong hấp với quất nguyên vỏ xanh, mật ong hấp gừng, tỏi, đu đủ, cánh hoa hồng bạch… đều là những phương thuốc được ưa chuộng, nhất là khi sử dụng cho trẻ nhỏ.
Thuốc ho Bảo Thanh với ô mai, vỏ quýt, mật ong và các thảo dược
Thuốc ho Bảo Thanh được đúc kết trên cơ sở kết hợp các vị thuốc dân gian quen thuộc mật ong, vỏ quýt, ô mai với bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao có lịch sử hơn 300 năm.
Nhờ tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc bào chế và phối thuốc của y học cổ truyền, thuốc ho Bảo Thanh phát huy đồng thời công năng vừa bổ, vừa tả, không chỉ chữa trị phần ngọn của bệnh (thông qua tác dụng giảm ho, hóa đờm), mà còn coi trọng trị bệnh từ gốc (thông qua tác dụng bổ phế và điều hòa cơ thể). Từ đó, tạo ra hiệu quả trị bệnh bền vững, cải thiện sức khỏe từ bên trong.
Bảo Thanh là thuốc ho bổ phế, điều trị hiệu quả các chứng ho do thay đổi thời tiết, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh. Nhất là các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho tái đi tái lại do phế âm hư, sử dụng Bảo Thanh cho hiệu quả rất tốt.
Thuốc ho Bảo Thanh được sản xuất trong nhà máy đạt các tiêu chuẩn thực hành tốt của tổ chức y tế thế giới, nên chất lượng luôn ổn định. Năm 2014, sản phẩm được Bộ y tế trao tặng giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt, nhằm tôn vinh thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tốt.
Thúy Ngà" alt=""/>Vì sao mật ong trừ ho tốt nhất?


|
Trẻ bị bệnh cúm cần đeo khẩu trang để phòng lây lan |
GS.TS Nguyễn Gia Bình nhấn mạnh, cúm là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp, nếu người bệnh đến chỗ đông người, bệnh rất dễ lây lan.
Những người bị cúm cần đeo khẩu trang và khẩu trang cần giặt bằng xà phòng sát khuẩn hàng ngày. Người khỏe mạnh đến chỗ đông người cũng nên đeo khẩu trang để phòng bệnh.
Mùa đông thời tiết lạnh, ẩm, thích hợp cho virus phát triển, vậy cách phòng bệnh đơn giản nhất là làm nhà cửa thông thoáng, cần mở cửa sổ làm thông khí.
Với những người mắc bệnh mạn tính, bệnh phổi, chạy thận, đái tháo đường, người thường xuyên dùng thuốc corticoid, hay người già, trẻ em... nguy cơ bị cúm cao hơn. Do vậy vào khoảng tháng 8 nên đi tiêm phòng cúm. Còn đối với người bình thường không nhất thiết phải tiêm phòng cúm.
GS Bình cũng khuyến cáo, khi bị cảm cúm không nên dùng kháng sinh bởi thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus cúm. Uống kháng sinh không đúng làm loạn khuẩn.
Khi bị cúm thông thường, có thể dùng một số loại thuốc giảm triệu chứng như thuốc hạ sốt với trẻ em. Nếu bị đau đầu có thể dùng thuốc nhóm paracetamol.
Truyền dịch cho trẻ bị tay chân miệng rất nguy hiểm
Theo GS.TS Phạm Nhật An - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, Nguyên Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương, tay chân miệng (TCM) là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh thường là nhẹ và biến chứng không nhiều, nhưng nếu ở thể nặng, biến chứng, có thể gây tử vong và để lại di chứng nặng, nhất là di chứng thần kinh.
Đây là bệnh lây lan, nên cần phải phòng ngừa, nếu để xảy ra dịch sẽ rất khó khống chế. Nếu tỷ lệ mắc tăng lên, thì tỷ lệ bệnh nặng và biến chứng cũng sẽ tăng lên, và cũng có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh TCM thường có biểu hiện ban đỏ, mụn phỏng ở tay, chân và miệng. Đầu tiên, xuất hiện các ban đỏ, sau đó các ban đỏ có thể biến thể thành các mụn phỏng ở da, tập trung ở vùng tay, vùng mông, và lòng bàn chân, lòng bàn tay. Đặc biệt, trong miệng xuất hiện các nốt đỏ, sau đó có thể loét và lan ra cả môi, cả lợi. Bệnh TCM có thể kèm theo sốt nhẹ, một vài trường hợp có triệu chứng đau họng, tiêu chảy nhẹ. Thể nặng có thể sốt cao, giật mình, nôn, bỏ bú, trường hợp nặng có thể khó thở, suy hô hấp.
Bệnh TCM thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi, trẻ càng nhỏ càng dễ bị nặng hơn. TCM không có vaccin phòng bệnh nên chủ yếu vẫn là phòng bệnh thụ động, giảm nguy cơ phơi nhiễm. Nếu có trường hợp bị TCM, cần cách ly tốt để tránh lây sang cho các trẻ em khác.

|
Nốt phỏng trên cơ thể bé do bị bệnh tay chân miệng |
Khi trẻ bị TCM nhẹ vẫn ăn chơi bình thường, sốt rất nhẹ, không quá 38 độ C có thể điều trị tại nhà. Biện pháp điều trị cơ bản là dùng dung dịch sát khuẩn ở miệng, dùng gel đánh vào miệng để giữ vệ sinh hoặc giảm đau trước khi ăn 30 phút. Ở da giữ cho nốt phỏng không nên vỡ, để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Tắm được, nhưng tránh làm vỡ mụn phỏng, nên dùng dung dịch sát khuẩn bôi thường xuyên. Khi trẻ sốt, phải cho thuốc hạ sốt sớm. Ở nhiệt độ 38 độ C, có thể cho uống thuốc hạ nhiệt. Cho uống đầy đủ nước dung dịch điện giải như oresol.
Khi cho trẻ ăn, cần cho trẻ ăn thức ăn mềm như súp, sữa và thức ăn không được để nóng. Thức ăn nóng sẽ làm cho miệng trẻ vốn bị loét sẽ dễ đau.
Tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch. Trẻ bị TCM rất hay bị phù phổi cấp và suy tim cấp nên truyền dịch sẽ rất nguy hiểm. Khi bị TCM phải có sự chỉ định của bác sĩ mới được truyền dịch.
Bệnh tiêu chảycũng là bệnh nguy hiểm cho trẻ. GS.TS Phạm Nhật An cho biết, nguyên nhân gây tiêu chảy có thể do ăn uống hoặc do các nguyên nhân khác như viêm tai giữa, viêm màng não… nhưng đa số là do rota virus.
Hiện nay đã có vắc xin phòng tiêu chảy do rota virus là vắc xin uống có tác dụng phòng bệnh tốt sau khi uống đủ 2 lần.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
" alt=""/>Chuyên gia y tế chỉ cách phòng, trị bệnh mùa lạnh