Điều khiển xe mô tô phân khối lớn nhưng không tập trung vào việc lái xe, không chú ý quan sát các phương tiện khác cùng tham gia giao thông trên đường, nhiều “quái xế” đã phải nhận kết đắng.
" alt=""/>Tesla tự lái đâm vào cảnh sát khi tài xế đang “xem phim”Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong văn bản vừa ban hành đã nêu rõ: tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết 55, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của lãnh đạo các ngành, các cấp, người sử dụng lao động, người lao động; đặc biệt là nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong ngành năng lượng nói chung và ngành điện lực nói riêng.
Đồng thời xác định toàn diện các nhiệm vụ chủ yếu, cụ thể, khả thi, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của Nghị quyết này.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế, người đứng đầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và các địa phương có trách nhiệm chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp và quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả.
Chương trình đặt mục tiêu phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong nước, phục vụ cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, trong đó năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175-195 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), đến năm 2045 đạt khoảng 320- 350 triệu TOE; tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125-130GW, sản lượng điện đạt khoảng 550-600 tỷ kWh.
Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25-30% vào năm 2045.
Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đến năm 2030 đạt mức 105-115 triệu TOE, năm 2045 đạt mức 160-190 triệu TOE. Cường độ năng lượng sơ cấp năm 2030 đạt từ 420-460 kgOE/1.000 USD GDP, năm 2045 từ 375-410 kgOE/1.000 USD GDP.
Xây dựng hệ thống điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối an toàn với lưới điện khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc top 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc top 3 nước dẫn đầu ASEAN.
Các cơ sở lọc dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu trong nước; đảm bảo mức dự trữ chiến lược xăng dầu đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng. Đủ năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khoảng 8 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỷ m3 vào năm 2045.
Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.
Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045.
Tầm nhìn đến năm 2045, đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các phân ngành năng lượng phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống hạ tầng năng lượng phát triển đồng bộ, hiện đại, khả năng kết nối khu vực và quốc tế được nâng cao; chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học-công nghệ và năng lực quản trị ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến của một nước công nghiệp phát triển hiện đại.
Để đạt được những mục tiêu nói trên, các bộ, ngành như: Công thương, TN&MT, GTVT, KH&ĐT, Tài chính…tập trung thực hiện các giải pháp như: phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hóa, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững.
Phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; cơ cấu lại các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng song song với thực hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả; phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực; nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ phục vụ ngành năng lượng.
Đồng thời, kế hoạch cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hóa phát triển năng lượng; đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa…
D.V
Tập đoàn Enterprize Energy của Anh ước tính sẽ đầu tư 12 tỷ USD cho dự án điện gió ngoài khơi tại Kê Gà, Bình Thuận.
" alt=""/>Năng lượng tái tạo chiếm 20% tổng cung năng lượng vào năm 2030Windows Update sẽ không tự động cài đặt những bản cập nhật này
"Optional Quality Update" (Bản cập nhật chất lượng tùy chọn) là một bản cập nhật Windows mà bạn không cần phải cài đặt ngay. Chúng không đi kèm những sửa lỗi bảo mật. Nếu một bản vá bảo mật quan trọng xuất hiện, Windows Update sẽ tự động cài đặt ngay, không cần chờ đợi.
Tuy nhiên, có một số bản cập nhật thuộc dạng tùy chọn. Chúng thường khắc phục các lỗi liên quan đến độ ổn định hoặc những vấn đề khác trên Windows. Một vài trong số này có thể là các bản cập nhật driver phần cứng. Lựa chọn cài đặt những bản cập nhật này hay không tùy thuộc vào bạn.
"Cumulative Update Preview" là gì?
Một trong những bản cập nhật Optional Quality Update phổ biến nhất là "cumulative update preview". Microsoft phát hành các bản cập nhật tích lũy này mỗi tháng 1 lần vào Patch Tuesday, tức ngày thứ Ba thứ 2 của mỗi tháng.
Các bản cập nhật này đi kèm một lượng lớn những bản sửa lỗi cho nhiều sự cố khác nhau. Thay vì phát hành một số bản cập nhật trong suốt 1 tháng, Microsoft lại gộp tất cả chúng vào 1 bản cập nhật lớn.
Những gói này được gọi là "tích lũy" bởi chúng bao gồm tất cả các bản sửa lỗi từ những tháng trước trong 1 gói duy nhất. Chẳng hạn, nếu bạn không bật máy tính trong vài tháng, bản cập nhật tích lũy của 1 tháng sẽ gộp tất cả các bản sửa lỗi từ nhiều tháng trước vào. Windows sẽ chỉ phải cài đặt 1 bản cập nhật lớn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh tình trạng khởi động lại PC không cần thiết.
Microsoft không giữ mọi bản sửa lỗi cho bản cập nhật tích lũy. Ví dụ, các bản cập nhật bảo mật quan trọng sẽ được phát hành ngay lập tức mà không cần phải chờ đợi những bản cập nhật khác gộp vào.
Gần cuối tháng, Microsoft sẽ cung cấp một bản "cumulative update preview" trong Windows Update. Tuy vậy, Microsoft lại thường bỏ qua bản cumulative update preview vào cuối tháng 12. Những bản cập nhật preview này bao gồm tất cả các bản sửa lỗi sẽ được phát hành cho mọi người dưới dạng không tùy chọn vào ngày Patch Tuesday tiếp theo.
Chẳng hạn, vào ngày 30/11 vừa rồi, Microsoft đã phát hành bản Cumulative Update Preview 2020-11. Nếu không chọn cài đặt nó, chiếc PC của bạn sẽ nhận được "bản cập nhật tích lũy" cuối cùng, không phải "preview" trong vài tuần sau đó, vào ngày Patch Tuesday tiếp theo, trong ví dụ này là ngày 08/12/2020.
Những bản cập nhật "C" và "D"
Microsoft thường gọi những bản cập nhật tích lũy này dưới một cái tên khác. Cụ thể, đây là những bản cập nhật "C" và "D", tùy thuộc vào việc chúng được phát hành vào tuần thứ 3 hay thứ 4 mỗi tháng.
Bản cập nhật tích lũy ổn định cuối cùng sẽ được phát hành vào tháng tiếp theo, được gọi là bản cập nhật "B". Đó là bởi nó được phát hành vào tuần thứ 2 của tháng.
Những bản cập nhật preview biến bạn trở thành người kiểm thử phần mềm
Từ "preview" gợi ý rằng bạn đang giúp Microsoft thử nhiệm bản cập nhật bằng cách cài đặt nó. Microsoft có một lượng lớn người dùng chú ý đến bản cập nhật và chọn cài đặt nó. Microsoft gọi những người truy cập vào Windows Update và chọn cài đặt các bản cập nhật thủ công là "seeker" – những người đang tìm kiếm các bản cập nhật.
Bằng cách chỉ cài đặt bản cập nhật cho những "seeker" này, Microsoft có thể phát hiện liệu bản cập nhật đó có gây ra các vấn đề trên nhiều chiếc PC Windows 10 hay không. Nếu có, công ty có thể tạm dừng hoặc khắc phục bản cập nhật trước khi đưa nó rộng rãi đến mọi người vào ngày Patch Tuesday.
Các bản cập nhật preview hàng tháng này gần như tương tự với chương trình Windows Insider của Microsoft. Những người muốn thử nghiệm các phiên bản mới của nền tảng có thể tải bản cập nhật về sớm nhất có thể, trong khi những ai không muốn cài đặt các bản cập nhật Windows có thể đợi đến khi Microsoft tung ra phiên bản ổn định.
Chúng ta có nên cài đặt bản cập nhật tùy chọn?
Nếu bạn đang gặp sự cố với chiếc PC của mình, lựa chọn cài đặt bản cập nhật tùy chọn là một cách để sớm khắc phục các sự cố đó. Chúng thường khá ổn định, và ổn hơn rất nhiều so với các bản dựng Windows 10 ban đầu dành cho những người chọn tham gia chương trình thử nghiệm "Windows Insider".
Tuy nhiên, nếu không gặp bất kỳ sự cố nào đối với chiếc PC của mình, bạn sẽ không cần cài đặt bản cập nhật chất lượng tùy chọn này, trừ khi bạn muốn giúp Microsoft kiểm tra bản cập nhật này. Nếu đợi một vài tuần, chiếc PC của bạn sẽ nhận được các bản sửa lỗi tương tự sau khi trải qua quá trình thử nghiệm bổ sung.
Cách cài đặt các bản cập nhật chất lượng tùy chọn
Để kiểm tra các bản cập nhật chất lượng tùy chọn, hãy truy cập vào Settings -> Update & Security -> Windows Update. Nhấp vào "Check for Update" để kiểm tra các bản cập nhật có sẵn. Windows sẽ tự động cài đặt mọi bản cập nhật bắt buộc (bao gồm cả các bản cập nhật bảo mật và bản cập nhật tích lũy không tùy chọn).
Nếu có bản cập nhật chất lượng tùy chọn, bạn sẽ thấy một thông báo như vậy nằm dưới nút "Check for Updates". Nhấp vào "Download and Install" nếu bạn muốn cài đặt nó cho chiếc PC của mình.
Bạn cũng có thể nhấp vào "View all optional updates" để xem tất cả các bản cập nhật tùy chọn mà bạn có thể cài đặt. Chẳng hạn, danh sách này có thể đi kèm các bản cập nhật driver tùy chọn, có thể hữu ích nếu bạn đang gặp vấn đề trên chiếc PC của mình. Tuy nhiên, nút này sẽ chỉ xuất hiện nếu các bản cập nhật tùy chọn thực sự có sẵn cho PC của bạn.
Nếu gặp trục trặc với bản cập nhật, bạn có thể truy cập vào Settings -> Update & Security -> Windows Update -> View Update History -> Uninstall Updates để xóa bỏ chúng ra khỏi chiếc PC Windows 10 của mình.
(Theo How To Geek, VnReview)
Microsoft đang phát triển một dự án mới để lấp đầy "khoảng trống ứng dụng" trong Microsoft Store (còn được gọi là Windows Store), bằng cách hỗ trợ các ứng dụng Android gốc.
" alt=""/>“Optional Quality Update” trên Windows 10 thực sự là gì?