“Bác sĩ nói con bị viêm phổi nặng và biến chứng. Tôi không nghĩ bệnh chuyển nặng nhanh như thế, trở tay không kịp”, chị N. chia sẻ.
Giường bên cạnh, là một bé gái mới 28 ngày tuổi. Anh Ngô Văn Tùng (30 tuổi, ngụ Bình Phước) đang vỗ về con để vợ ra ngoài nghỉ mệt sau 3 ngày chăm sóc. Ban đầu, bé cũng chỉ sổ mũi, ho ít, được khám ở gần nhà.
Ngày thứ 2, con ho nhiều, khó thở, vợ chồng anh gấp rút chuyển con lên TP.HCM. “Hôm nay bé vẫn phải thở oxy nhưng đã đỡ hơn trước, giảm ho, ăn được. Lúc con khó thở phải cấp cứu, tôi hoảng hốt lắm, rất sợ", người cha nói.
Lúc này, phòng Cấp cứu ở Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 gần như kín giường. 24 trẻ có tình trạng nặng đang được chăm sóc, nhiều ca phải thở oxy, thở áp lực dương liên tục qua mũi.
Bệnh tăng đến đâu, ứng phó đến đấy
Theo bác sĩ CKII. Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, từ tháng 10 trở đi là mùa của bệnh hô hấp. Việc gia tăng trẻ nhập viện được tính toán sẵn để chuẩn bị giường, thuốc, nhân lực.
Bác sĩ Phong cho hay, sáng 12/10, Khoa Hô hấp 1 đang có 258 trẻ điều trị, tăng khoảng 100 ca so với trước đó. Tuy nhiên, dự báo đến cuối tuần có thể tăng đến 300 trẻ nội trú, tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi và đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi. Cùng thời điểm, Khoa Hô hấp 2 đang điều trị cho 54 em.
Với tình hình trên, các phòng bệnh không tránh khỏi cảnh đông đúc hay phải kê thêm giường ở hành lang. Kéo theo đó, điều dưỡng, bác sĩ cũng không ngơi nghỉ để theo sát diễn tiến sức khỏe của các bé.
“Có thời điểm, chúng tôi nhận đến 350 ca nên cũng quen với áp lực và sự vất vả. Vấn đề là phân công hợp lý, hỗ trợ nhau trong công việc, mục tiêu quan trọng nhất là sức khỏe của các bé”, bác sĩ Phong nói.
Hiện mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM khám ngoại trú cho khoảng 7.000 trẻ. 20-30% trong số đó là trẻ khám bệnh liên quan đến hô hấp. Tương tự, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận khoàng 6.500 lượt khám/ngày, Bệnh viện Nhi đồng TP khoảng 1.500-2.000 lượt khám/ngày.
Phụ huynh cần làm gì?
Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Phong, phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến những trẻ có bệnh nền, bệnh bẩm sinh (bại não, di chứng não, tim bẩm sinh…) vì hệ miễn dịch kém, dễ bị virus tấn công trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi. Những bệnh nhi này thường có diễn tiến nhanh, khó lường, nặng nề.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh hô hấp ở trẻ em gồm:
- Cho trẻ uống nhiều nước, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng.
- Tiêm chủng đầy đủ.
- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, thông khí tốt, tránh bụi bẩn, khói thuốc
- Giữ vệ sinh cho trẻ, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm khi có các triệu chứng đường hô hấp như ho, sổ mũi, sốt… Bác sĩ sẽ tư vấn cho cha mẹ cách theo dõi, tránh bệnh diễn tiến nhanh, nặng.
Trường hợp trẻ có 1 trong các triệu chứng nặng toàn thân như sốt cao liên tục khó hạ, co giật, bỏ ăn bỏ bú, khó thở hoặc các triệu chứng đường hô hấp nặng hơn (ho, khò khè…), phụ huynh cần cho trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Hồ Nguyễn Kinh Khánh bình luận:"Lý do mình muốn đi du học là đây". Ngoài ra Kim Nguyễn còn cho biết:"Hay là tất cả chúng ta dắt tay nhau đi du học thôi chứ đề này thì tụi mình đều 10 điểm cả rồi".
![]() |
Đề thi toán vào lớp 10 ở Mỹ được bạn nam đăng tải trên mạng xã hội |
Nhưng thực ra mà nói, nếu đó chính xác là đề toán thi vào lớp 10 ở Mỹ thì các bạn học sinh Việt Nam đều có thể lấy điểm 10 một cách rất dễ dàng nhất. Vì ngay từ cấp 2, chúng ta đã phải học hệ phương trình, tỉ số lượng giác, hằng đẳng thức và những tính chất của hình tròn, hình tam giác.
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi liên hệ với vài bạn du học sinh tại Mỹ tìm hiểu liệu rằng có bất cứ kỳ thi vào lớp 10 ở Mỹ hay không. Và câu trả lời của các bạn là: Không có bất kì kỳ thi tuyển sinh đầu vào lớp 10 trường công lập Mỹ. Và đề thi trong hình là một bài kiểm tra bình thường của một trường THCS và THPT về tìm nghiệm ẩn của hệ phương trình bậc hai.
Chương trình học của Mỹ được chia theo ba cấp độ giống với các nước trên toàn thế giới: tiểu học (primary school), trung học cơ sở (middle school) và trung học phổ thông (high school). Sự khác biệt ở đây là trung học phổ thông ở Mỹ bắt đầu vào lớp 9 và được kết thúc vào lớp 12. Và chương trình toán học tại Mỹ được chia thành nhiều cấp bậc như Chuẩn bị vào chương trình đại số học cơ bản (Pre-algebra), đại số học (algebra), đại số học 1, 2 (algebra 1,2) và tương tự như thế đối với các môn học còn lại như vi tích phân (calculus),..
Ngoài ra, học THPT tại Mỹ giống như việc học Đại học vậy. Đó là các bạn được học theo từng tín chỉ cho đến khi hoàn thành hết để được lên lớp cao hơn và tốt nghiệp THPT. Trong chương trình học Toán, sẽ có những môn bắt buộc phải học như đại số, tích phân và những môn tùy sở thích như toán ứng dụng, toán và tài chính, toán và đời sống,..
Đối với học sinh Mỹ, trình độ môn học bạn chọn dễ dàng hay khó khăn thì vẫn ảnh hưởng ít nhiều đến cơ hội bạn được nhận vào các trường Đại học tại đây. Vì thế, nếu nói toán Mỹ dễ cũng không hẳn đã đúng, vì thật ra trong chương trình lựa chọn học có nhiều môn rất khó và nâng cao hơn cả những chương trình toán học tại Việt Nam, đôi khi sự vận dụng môn toán của những chương trình khó nhằn này nhằm tạo cơ hội "nghìn vàng" giúp cho các bạn học sinh Mỹ đậu vào những trường top đầu như Harvard, Stanford, MIT, Yale,..
Vì thế, việc học toán tại Mỹ không phải là giấc mơ màu hồng như các bạn học sinh tưởng tượng, rõ ràng là chương trình học cũng rất giống chúng ta, chỉ khác là bọn mình thì học hết từ A đến Z, và được sắp sẵn mục tiêu. Còn các bạn học sinh Mỹ thì được tự do chọn lựa nhưng lại không ai định hướng sẽ học từ đâu và học môn nào để có thể hoàn thành tín chỉ nhằm vào được trường Đại học họ mong muốn.
Theo Helino
Năm 2005, nhà tâm lý học Shane Frederick đã tạo ra một bài kiểm tra ngắn nhằm mục đích đánh giá trí tuệ của người làm. Bài kiểm tra chỉ có 3 câu hỏi mà bạn cần trả lời nhanh nhất có thể.
" alt=""/>Sự thật về đề Toán thi vào lớp 10 ở Mỹ dễ như đề cấp 2 của Việt NamNgọc Hà tâm sự với VietNamNet: ''Tôi rất xúc động và biết ơn vì thời điểm hai vợ chồng khó khăn nhất, bên cạnh người thân và một số bạn bè thân thiết thì chị Thuỵ Vân luôn ở bên hỗ trợ vợ chồng tôi rất nhiều, từ tinh thần đến tài chính”.
Trong khi đó, Thuỵ Vân cũng cho hay: “Khi nghe tin Lý nằm viện, tôi chỉ biết cầu trời khấn phật cho Lý khoẻ mạnh. Lý là nghệ sĩ làm nghề chân chính, say nghề và chưa bao giờ bận tâm đến việc mình làm gì để cải thiện tài chính. Vậy nên, khi Lý nằm viện, cuộc sống hai vợ chồng khá vất vả. Tận đáy lòng, tôi thương Lý và Hà, luôn trăn trở rất nhiều về hai đứa em. Nhìn thấy Lý hồi phục từng ngày, tôi rất vui”.
“Tôi mong Lý sẽ sớm quay trở lại với niềm đam mê của cậu ấy, tôi và nhiều khán giả luôn mong Lý sẽ thật khoẻ mạnh để còn cống hiến cho nghệ thuật và khán giả”.
Ảnh: Toàn Vũ