![]() |
Trước yêu cầu của Ngân 98, nhiều người tò mò về khối tài sản khổng lồ của ca - nhạc sĩ họ Lương. Trong khoảng thời gian mới hẹn hò với Yaya Trương Nhi (nay cặp đôi đã chia tay), Lương Bằng Quang từng âm thầm làm tài xế cho bạn gái và có suy nghĩ biết đâu người yêu sẽ cho anh một ít tiền. Hiện tại, cuộc sống giọng ca "Chính em" có nhiều thay đổi. |
![]() |
Lương Bằng Quang từng tậu cho mình một chiếc xe hơi hạng sang màu trắng để tiện di chuyển. Tuy nhiên, anh ít khi khoe xe cộ trên trang cá nhân. |
![]() |
Nhạc sĩ 8X và bạn gái kém 16 tuổi xuất hiện bên chiếc xế hộp trong một sự kiện gần đây sau khi hoàn thiện ca trùng tu nhan sắc. |
![]() |
Thỉnh thoảng, cặp đôi tự lái xe đưa nhau đi du lịch. |
![]() |
Năm 2016, Lương Bằng Quang đã chi mạnh tay mua một căn hộ chung cư cao cấp ở Q.8, Tp.HCM với diện tích lên đến 150m2. |
![]() |
Năm 2016, Lương Bằng Quang đã chi mạnh tay mua một căn hộ chung cư cao cấp ở Q.8, Tp.HCM với diện tích lên đến 150m2. |
![]() |
Phòng khách và phòng bếp trong nhà được thiết kế liền kề nhau vừa tiện dụng vừa giúp tiết kiệm không gian. |
![]() |
Được biết, nhạc sĩ 37 tuổi đã cải tạo lại căn hộ theo sở thích cá nhân gồm 2 phòng ngủ và một phòng thu lớn. |
![]() |
Tất cả các vật dụng, nội thất trong nhà của anh đều được điều khiển bằng cảm ứng và thông qua các ứng dụng được cài trên điện thoại, máy tính bảng. Tính riêng giá trị căn nhà đã có giá 4,5 tỷ đồng. |
![]() |
Nếu tính thêm chi phí thiết kế và cải tạo thì cơ ngơi của Lương Bằng Quang có giá hơn 5 tỷ đồng. Trong đó chưa kể tới số tiền mua sắm nội thất, các thiết bị và vật dụng yêu thích. |
![]() |
Phòng ngủ và phòng để đồ hàng hiệu của Lương Bằng Quang. Vốn yêu thích màu tím, anh chọn rèm vải, ga trải giường, chăn gối đều có tông màu này. |
![]() |
Một thiết kế phòng ngủ khác trong căn hộ của Lương Bằng Quang. |
![]() |
Tủ đồ hàng hiệu, phòng tắm có thiết kế sang trọng, tinh tế của nam nhạc sĩ. |
![]() |
Nhạc sĩ 8X tổ chức sinh nhật cho mẹ ruột ngay trong căn hộ cao cấp. Qua đó có thể thấy, phòng bếp của tình cũ Yaya Trương Nhi rất rộng rãi, thiết kế tinh tế, sang trọng. |
![]() |
Ca - nhạc sĩ họ Lương rất chăm chỉ vào bếp trổ tài nấu nướng. |
![]() |
Phòng thu là nơi được Lương Bằng Quang đầu tư nhiều công sức và tâm huyết nhất. |
![]() |
Phòng thu của nhạc sĩ 37 tuổi là địa chỉ yêu thích của nhiều ca sĩ Việt như Đàm Vĩnh Hưng, Miu Lê, Ngô Kiến Huy... |
(Theo Dân Việt)
Mẹ Lương Bằng Quang lần đầu chia sẻ về bạn gái của con trai - Ngân 98.
" alt=""/>Bạn gái kém 16 tuổi đòi có 5 tỷ mới chịu cưới, Lương Bằng Quang giàu cỡ nào?Biến động tỷ lệ sinh viên Mỹ nhập học vào các trường đại học hàng đầu, tính theo 100.000 thanh niên Mỹ trong độ tuổi 18 - 21
"Khó hơn bao giờ hết"
Nếu bạn hỏi bất kỳ học sinh trung học nào, hoặc cha mẹ chúng, bạn sẽ nhận được câu trả lời rằng giờ đây để được nhận vào một trường đại học có tuyển chọn là điều khó hơn bao giờ hết. Họ nói đúng, nhưng lý do thật sự thì không phải ai cũng biết.
Gia tăng dân số là một lý do. Tuy nhiên, số lượng người trẻ không tăng đột biến với 30 năm về trước, và những người trẻ nhất của thế hệ baby boomer vẫn đang nộp đơn vào trường đại học.
Hiện tại, số lượng công dân Mỹ theo học đại học cao hơn, và sự gia tăng dân số chỉ gây ảnh hưởng về nguồn lực yếu và tỉ lệ sinh viên bỏ học cao.
Vậy có chuyện gì khác đang diễn ra? Một nhân tố tổng quan nào đã khiến các trường đại học hàng đầu ít nhận sinh viên Mỹ hơn thế hệ trước đó?
Các trường đại học, cao đẳng cũng đi theo xu hướng toàn cầu hoá. Chính vì thế, họ nhận nhiều sinh viên nước ngoài hơn và giảm chỉ tiêu tuyển sinh viên Mỹ.
Đối với thanh thiếu niên Mỹ, thật sự rất khó để có thể vào học tại Havard, Yale, Stanford, Brown, Boston hay những trường đại học ưu tú khác, khó khăn hơn nhiều so với thời những người đáng tuổi cha chú họ nộp đơn vào trường.
Số lượng sinh viên Mỹ học tại Havard đã giảm 27% so với năm 1994. Tại đại học Yale và Dartmouth, tỉ lệ sụt giảm là 24%. Tại Carleton là 22% và tại Notre Dame, Princeton là 14%.
Cuộc chạy đua nhập học tại các trường hàng đầu dường như không dừng lại. Việc nhận sinh viên được quyết định vào ngày 1/5, Toà án tối cao sẽ xem xét hồ sơ của từng thí sinh. Tuy nhiên, xu hướng toàn cầu hoá của các trường đại học hầu như không được nhắc tới tại các cuộc thảo luận.
Lợi ích của "toàn cầu hóa"
Toàn cầu hoá sẽ mang lại một số lợi ích lớn. Trưởng phòng tuyển sinh đại học Havard, William Fitzsimmons cho biết “Các em sẽ học được nhiều hơn nếu có cơ hội tương tác với sinh viên quốc tế’’. Xu hướng này cũng phù hợp với truyền thống lâu đời của Mỹ: thu hút những người tài năng nhất trên thế giới đến đất nước này. Rất nhiều sinh viên đến Mỹ học đại học và ở lại đây lập nghiệp. Một vài người trong số họ thành lập những công ty, số khác có những đóng góp cho xã hội.
Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hoá của các trường đại học cũng phải đối mặt với một số thách thức. Sự gia tăng sinh viên nước ngoài làm phức tạp hơn nỗ lực của trường để cho các lớp học đa dạng về mặt kinh tế. Du học sinh thường ít được nhận hỗ trợ tài chính và có xu hướng xuất thân từ những gia đình khá giả.
Phần lớn các trường đại học ưu tú có xu hướng thu hẹp trong khi sinh viên Mỹ cùng cha mẹ họ dành rất nhiều thời gian, nỗ lực để được nhận vào trường.
Rất nhiều số liệu về các trường được cung cấp bởi công ty tư vấn giáo dục Noodle. Chúng tôi kết hợp các con số với dữ liệu về điều tra dân số độ tuổi 18-21 để kiểm tra sự khác nhau trong 4 năm : 1984, 1994, 2004, 2012. Chúng tôi áp dụng với rất nhiều trường đại học.
Năm 2012, khoảng 33 người trong số 100.000 công dân Mỹ độ tuổi 18-21 học Havard, giảm từ 45/100.000 năm 1994. Sự thay đổi này cho thấy việc nhập học đã trở nên khó khăn hơn. Trong giai đoạn 1984-1994, nhiều trường đại học có điều kiện nhập học rất dễ. Số người học đại học đã giảm từ 16.5 triệu người (1984) xuống còn 14.1 triệu người (1994). Lượng sinh viên nước ngoài tương đối ổn định.
‘‘Tôi vào đại học đầu thập niên 90 và những con số này khiến tôi nhận ra rằng ngày đó tôi và những đồng nghiệp được nhận thật dễ dàng’’.
![]() |
Tới năm 2000, ảnh hưởng của bùng nổ dân số khiến lượng công dân Mỹ học đại học tăng, đạt 17.9 triệu người (2012). Lượng sinh viên nước ngoài cũng tăng, chiếm gần 10% tổng số sinh viên tại các trường đại học ưu tú, gấp đôi năm 1990.
Kết quả là chỉ tiêu tuyển sinh viên Mỹ bị cắt giảm. Chỉ các trường đại học đã kịp thời mở rộng như đại học Chicago, đại học Columbia tránh được mô hình này.
Mặt khác, lượng sinh viên nộp đơn vào các trường đại học không đồng đều trên cả nước.
Tại Đông Bắc, việc tuyển sinh còn trở nên khó khăn hơn so với những sinh viên trong vùng. Các trường đại học không chỉ toàn cầu hoá, họ còn ít quan tâm tới địa phương. Họ nhận nhiều sinh viên từ các bang khác như North Carolina, Texas và Washington.
Chỉ ít trường "cố không biến sinh viên thành nguồn thu"
Với nhiều sinh viên, những khó khăn này không mấy ảnh hưởng. Trong 20 năm qua, nhiều trường đại học lớn như đại học New York, Southern Carolina đã cải thiện rõ rệt, tăng chỉ tiêu tuyển sinh viên Mỹ và được Noodle ghi nhận.
Và không đủ bằng chứng để chứng minh rằng sự tuyển chọn của các trường tồn tại nhiều vấn đề. Penn and Penn State cho biết, những thí sinh dù nộp đơn ở các trường đại học khác nhau, nếu có cùng điểm thi SAT thì họ vẫn nhận được kết quả như nhau.
Chỉ có ngoại lệ dành cho sinh viên có thu nhập thấp. Họ có thể được hưởng lợi từ những quan hệ xã hội, hoặc có thể họ sẽ mất hút nếu không vào học tại các trường hàng đầu.
Nói cách khác, các nghiên cứu nhấn mạnh quá trình toàn cầu hoá của các trường đại học. Chỉ một số ít các trường (bao gồm Havard, Yale, Amherst, M.I.T) không cố tuyển những sinh viên nước ngoài có điều kiện kinh tế và biến sinh viên thành nguồn thu.
Sarah Turner và Kelli Bird, Đại học kinh tế Virginia cho biết quá trình tuyển sinh viên nước ngoài biến động theo sự tăng trưởng kinh tế và tỉ giá hối đoái tại quê hương của sinh viên đó. Mô hình này mạnh hơn với các sinh viên đại học so với cao học – 1 dấu hiệu cho thấy các gia đình có con học đại học đang chi tiền theo đúng cách của nhà trường.
Trong những năm gần đây, các quản trị viên đã tuyên bố rằng sẽ ưu tiên ghi danh cho nhóm sinh viên có điều kiện kinh tế. Nhưng không phải lúc nào họ cũng hành động theo lời nói. Trong khi một vài trường nhận những sinh viên này, thì có khoảng 15% sinh viên tại các trường đại học ưu tú nhận trợ cấp Pell.
Những sinh viên nước ngoài có điều kiện kinh tế, được quyết định để trở thành nhóm sinh viên có biểu hiện tốt trong lớp, cùng với những ứng viên ‘‘kế thừa’’ (con của cựu sinh viên), vận động viên trong đội tuyển ... Phần lớn các nhóm này có xuất thân từ gia đình có thu nhập cao. Và tất cả họ cùng với những sinh viên nước ngoài, được hưởng nhiều ưu tiên hơn so với sinh viên nghèo.
Những ứng viên có thu nhập thấp phải cạnh tranh với những người có điểm thi cao nhất, hoạt động ngoại khoá ấn tượng, hay có bài luận hay để duy trì vị trí của mình.
Toàn cầu hóa ở các trường tinh hoa là một điển hình cho thấy sự chuyển dịch tự thân của giáo dục trong khoảng nửa thế kỷ qua. Sau nhiều thập niên thống trị bởi các nam sinh đến từ các trường dự bị, các trường là tập hợp của sự đa dạng của giới tính, chủng tộc, tôn giáo và giờ đây là địa lý.
Hương Quỳnh(TheoNew York Times)
Nhờ có công việc, thu nhập của tôi cũng ổn định hơn và có tiền dành dụm. Tôi dự các sự kiện, chụp ảnh, vừa có chuyến đi ngắn ngày sang Anh làm công việc trợ lý kiêm phiên dịch cho một người quen. Tôi cũng được mời làm đại sứ thương hiệu cho một nhãn hàng.
- Bố mẹ ly dị từ năm chị 4 tuổi, chị ra ngoài tự lập vào năm 18 tuổi. Đến nay, cuộc sống gia đình chị ra sao?
- Hiện tại, tôi vẫn đang thuê nhà ở chung cư cũ, quận 4. Trước đây, tôi sống cùng nhóm bạn, gần đây một số đã chuyển đi, chỉ còn tôi và một người bạn khác. Chính vì vậy, tôi vừa đón mẹ về ở với mình.
Kể từ khi 4 tuổi, tôi đã sống xa mẹ nên đây là lần đầu tiên tôi và mẹ ở chung nhà trong 16 năm qua. Mẹ con tôi ở chung một phòng nên giá thuê là 6 triệu/tháng. Tôi vui vì có thể tự mình chi trả số tiền này.
![]() |
Thùy Tiên thừa hưởng nhan sắc từ mẹ. Sau 16 năm, hai mẹ con cô lần đầu về sống chung nhà. Ảnh: Bá Ngọc. |
Tình cảm giữa mẹ con tôi vẫn luôn như thế. Mẹ vẫn luôn yêu thương tôi và tôi cũng vậy, dù tôi ít khi nói hay thể hiện trước mặt mẹ.
Khi ở chung, hai mẹ con rất vui vì có thể tâm sự, thủ thỉ, chia sẻ với nhau về mọi thứ. Có mẹ, tôi mới được nghe kể về những thói quen hồi nhỏ của mình.
- Mẹ con chị đã làm thế nào để trải qua 16 năm không sống cùng nhau, dù vẫn yêu thương?
- Hồi nhỏ, tôi khác hẳn bây giờ. Hiện tôi là người khá chai lỳ về cảm xúc. Chứ hồi xưa, mỗi lần được mẹ đến dẫn đi chơi rồi trả về nhà bác là tôi lại khóc vì nhớ mẹ.
Mẹ tôi cũng nhớ con, bà không cần nói thì tôi cũng cảm nhận được. Vì sau khi ly dị, mẹ cũng ở trọ một mình trong suốt 16 năm, liên tục thay đổi chỗ trọ. Tôi cũng đang ở trọ, nhưng tôi muốn mẹ có một chỗ trọ ổn định, khang trang hơn.
Nếu chuyển đi đâu thì hai mẹ con đi cùng nhau, tốt hơn so với khi mẹ tôi phải ở một mình.
- Sinh ra ở Sài Gòn, có bố mẹ ở Sài Gòn nhưng hiện mẹ con vẫn phải ở trọ, chị có buồn vì điều đó?
- Không, có gì đâu! Tôi lấy đó làm động lực để cố gắng hơn. Mình có nhà trọ để thuê cũng là một hạnh phúc rồi. Có những người không có tiền để thuê trọ. Có những bạn sinh viên cùng lứa với tôi đang ở ký túc xá, ở trọ Thủ Đức xa xôi. Tôi được ở trọ gần trung tâm vậy là tốt lắm rồi.
![]() |
"Mình có nhà trọ để thuê cũng là hạnh phúc rồi. Còn đi xe ôm thì có thể tránh kẹt xe, nhanh về nhà hơn". Ảnh: Bá Ngọc. |
- Có một lần, chị đi quay một chương trình rồi gặp gỡ bạn bè. Khi ra về, tôi thấy chị gọi xe ôm công nghệ khi đang diện trang phục hàng hiệu lộng lẫy mượn từ nhà tài trợ. Chị nghĩ gì về những tương phản, giữa showbiz xa hoa và thực tế cuộc sống của mình?
- Tôi nghĩ điều quan trọng là làm sao để thuận tiện, thoải mái nhất trong cuộc sống. Đi xe ôm thì có thể tránh kẹt xe, nhanh về nhà hơn.
Thói quen đi lại của tôi vẫn không thay đổi. Chỉ có điều, những hôm phải đi sự kiện, để đảm bảo bề ngoài chỉn chu khi diện đồ lộng lẫy hoặc mang theo nhiều đồ để thay đổi, tôi sẽ gọi taxi. Còn nếu đi ăn uống với bạn bè thì tôi đi xe ôm. Tôi không có nhu cầu đắp lên mình chiếc mặt nạ của người đẹp "top 5 hoa hậu", phải tỏ ra sống sang chảnh.
Bạn bè cũng không coi tôi là "top 5 hoa hậu", không hề thấy tôi thay đổi, vẫn nói chuyện vui vẻ như ngày xưa.
- Gần đây chị xuất hiện trong một game show với diễn viên hài Trường Giang và gây chú ý. Chị thực hiện thử thách quăng bột mà không sợ bị... xấu trên truyền hình?
- Trường Giang là một nghệ sĩ rất có tâm và có tài. Anh ấy và các anh chị khác đã hỗ trợ tôi, gợi chuyện để tôi nói nhiều hơn, vượt qua cảm giác "khớp" ban đầu. Những lúc cắt cảnh, anh Trường Giang cùng mọi người động viên "Tiên ơi em nói chuyện nhiều hơn một xíu". Lúc đang quay thì khi có tình huống thú vị, anh ấy hỏi "Tiên ơi em nghĩ như thế nào?".
Thùy Tiên bị ném đầy bột vẫn tự tin catwalk, khiến Trường Giang đặt cho cô biệt danh "hoa hậu lầy". Ảnh: Tôn Vũ. |
Chính vì được động viên như vậy, tôi thoải mái thể hiện sự "lầy" của mình trong chương trình. Khoảnh khắc vui nhất là khi tôi chơi thua, đoán sai nên bị phạt đổ lên người 5 dĩa bột lận. Cả đầu, tóc lẫn vai, quần áo đều trắng xóa. Nhưng tôi vẫn chẳng ngại mà cứ nhây nhây, giỡn giỡn nên bị anh Trường Giang gọi là "hoa hậu lầy".
Tôi tự nhận bản thân là người chịu chơi. Khi tham gia một hoạt động nào đó, tôi phải hiểu và chấp nhận tính chất công việc. Còn nếu sợ xấu, tôi đã không nhận lời ngay từ đầu. Không lẽ đi chơi cứ đòi thắng hoài? Đâu có được.
Mơ ước theo đuổi điện ảnh, Ngô Thanh Vân là hình mẫu
- Có thông tin chị nhận được lời mời đóng phim điện ảnh ngay từ khi mới thi xong Hoa hậu Việt Nam 2018. Đó là vai diễn như thế nào, từ nhà làm phim nào?
- Tôi nhận được một số lời mời nhưng chưa đi đến thỏa thuận nhận vai nên chưa thể tiết lộ. Khi tôi thi hoa hậu xong, nhiều người nói rằng gương mặt tôi hợp với phim điện ảnh. Điều đó cũng khiến tôi suy nghĩ. Sau đó, tôi gặp một đạo diễn và anh ấy cũng nhận xét như vậy. Anh bảo mắt tôi có hồn.
![]() |
Thùy Tiên đam mê điện ảnh và có thêm tự tin khi được một đạo diễn nhận xét "mắt có hồn". Ảnh: Bá Ngọc. |
Nhờ đó, tôi có động lực học diễn xuất và nghiên cứu kỹ kịch bản để sắp tới tham gia một bộ phim. Tôi muốn phát triển theo hướng nghệ sĩ chứ không phải với danh xưng "người đẹp".
- Chị có đam mê điện ảnh không và yêu mến diễn viên nào?
- Chắc chắn là có rồi. Diễn viên tôi yêu mến là chị Ngô Thanh Vân. Vì tôi thích xem phim hành động và đóng góp của chị Ngô Thanh Vân đối với điện ảnh Việt Nam là không nhỏ. Bản thân tôi bị hấp dẫn bởi hình ảnh các nữ cường nhân, muốn theo đuổi phong cách đó.
- Đả nữ như Ngô Thanh Vân vừa phải giỏi võ lại sẵn sàng chịu đau, chịu khổ để quay các cảnh hành động. Chị có sẵn sàng làm điều đó?
- Chịu đau hay chịu khổ, đối với tôi là bình thường. Mỗi ngành nghề đều có rủi ro riêng. Ba tôi là giáo viên dạy võ nhưng ông lại không chịu dạy cho tôi với lý do "Ba sợ con đàn ông quá" (cười).
Theo Zing
Ngọc Crystal Eyes, nữ diễn viên thủ vai đại gia Xuân của 'Những cô gái trong thành phố' chia sẻ chồng chị không những kéo ghế ngồi sát tivi xem cảnh nóng của vợ với Bình An mà còn trêu: "Đấy, phi công đấy, làm gì thế kia?"
" alt=""/>'Là top 5 HHVN, tôi vẫn ở trọ 6 triệu/tháng và đi xe ôm, đâu có sao'