Tăng insulin và yếu tố tăng trưởng giống insulin
Tình trạng kháng insulin ở người tiểu đường khiến cơ thể phải sản xuất nhiều insulin hơn nhằm duy trì đường huyết ổn định. Tuy nhiên, nồng độ insulin trong máu tăng cao có thể gây hại, bởi insulin và IGF (yếu tố tăng trưởng giống insulin IGF) có khả năng kích thích sự phân chia, phát triển của các tế bào, bao gồm cả tế bào ung thư. Quá trình này tạo điều kiện thuận lợi cho khối u đại trực tràng phát triển.
Rối loạn chức năng của mô mỡ và viêm mạn tính
Theo tiến sĩ Khanh, viêm mạn tính ở người tiểu đường có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư đại trực tràng. Tiểu đường type 2 thường đi kèm thừa cân, béo phì, viêm mạn tính. Đây đều là các yếu tố nguy cơ của nhiều loại ung thư.
Bệnh tiểu đường và béo phì tương tác lẫn nhau. Cụ thể là các yếu tố gây viêm do béo phì có thể làm suy yếu các tế bào β của tuyến tụy, tăng insulin máu và tăng đường huyết mạn tính dẫn đến béo phì nội tạng. Béo phì còn liên quan đến rối loạn chức năng của mô mỡ, đặc trưng bởi viêm mạn tính. Mô mỡ có thể hoạt động như cơ quan nội tiết, sản xuất các yếu tố gây viêm, axit béo tự do, adipokine, tăng sinh mạch, thúc đẩy khối u phát triển.
Tăng đường huyết
Tăng đường huyết làm giảm hiệu quả của hệ thống miễn dịch, giảm khả năng điều chỉnh mức độ của oxy phản ứng, thúc đẩy khối u hình thành và phát triển ở người bệnh tiểu đường. Tiến sĩ Khanh giải thích glucose là nguồn năng lượng chính cho tế bào, kể cả tế bào ung thư. Nồng độ glucose cao tạo môi trường thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển nhanh và lan rộng.
Xỉ vả vợ như dân chợ búa
Cứ tưởng học rộng, tài cao là biết cách đối nhân xử thế, giao tiếp lịch sự,thế nhưng, nhiều ông chồng trí thức vẫn mở mồm ra là mắng chửi vợ như hàng tômhàng cá.
Hồi mới cưới, ai cũng khen N. Thảo (nhân viên thu ngân của một nhà sách trênđường Xuân Thủy) tốt số vì lấy được người chồng học cao, lại chăm chỉ, tu chílàm ăn. Nhưng hỡi ôi, ở với nhau mới biết, Thảo lấy phải anh chồng trí thức cóthói “chửi vợ như hát hay”.
![]() |
Mình không phải là người cam chịu nên hai người thường lời qua tiếng lại... Ảnh minh họa |
Những ngày qua, khi diễn biến của dịch bệnh Covid-19 ngày càng trở nên phức tạp hơn, cuộc sống của người dân, đặc biệt là tầng lớp lao động, đều ít nhiều chịu ảnh hưởng lớn.
Những người lao động như mình do yêu cầu giãn cách, buộc phải làm việc làm tại nhà và thu nhập tất nhiên, cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều.
Covid-19 tràn đến khiến vô số dự định cá nhân bị bỏ ngỏ, nhưng nhìn cảnh người dân Sài Gòn đùm bọc nhau qua đại dịch, thấy đủ đầy biết bao sự tử tế của vùng đất này, khiến lòng mình dù đau nhói nhưng vẫn ấm áp một cách kỳ lạ.
Với những cư dân sống lâu ngày tại thành phố này, có lẽ chuỗi ngày qua là thời điểm khó quên nhất của đô thị nhộn nhịp này. Thay cho vẻ ồn ã, náo nhiệt thường ngày, thành phố chào đón mọi người với bầu không khí tĩnh lặng, những con đường vắng vẻ tiếng xe, những ngõ hẻm không người qua lại.
Một người dân hỗ trợ thực phẩm cho khu cách ly. |
Không chỉ thu nhập ảnh hưởng mà vấn đề tiền trọ và chi phí ăn uống trong những ngày tháng tới cũng là vấn đề nan giải. Dù như thế, mình vẫn thấy Sài Gòn rất lạc quan, những người lao động vẫn nở nụ cười trên môi giữa biết bao âu lo và mệt mỏi.
Đã có không ít nhà máy, xí nghiệp phải tạm dừng hoạt động, nhiều doanh nghiệp thậm chí không trụ nổi và đương nhiên đời sống của những người lao động lại càng khó khăn hơn. Và dĩ nhiên, với những người làm văn phòng, hưởng lương hành chính như mình đôi khi cũng lao đao.
Mình thấy biết bao cán bộ công an, chiến sỹ không quản nắng mưa thực hiện nghiêm chỉnh chỉ định của nhà nước để có thể kiểm soát được dịch. Mình cũng nhìn thấy vô số y bác sĩ, ngày đêm không ngừng nỗ lực để chăm sóc bệnh nhân, dù bản thân có thể đang mệt lả người trong bộ đồ bảo hộ.
Trong tâm dịch, mình vẫn xúc động nhìn theo bóng dáng của những tình nguyện viên, khi họ rong ruổi khắp các nẻo đường ở Sài Gòn để phát đi những phần cơm, phần mì miễn phí cho người khó khăn. Ở thành phố này, mình tin sẽ không ai bị bỏ rơi, cũng chẳng ai phải chịu đói giữa đại dịch vì những tấm lòng hảo tâm từ khắp đất nước đổ về.
Đâu đó, giữa thành phố tĩnh lặng, mình nghe tiếng rầm rập của những đoàn xe thiện nguyện, chuyên cung cấp rau xanh từ mọi miền đất nước tỏa về miền Nam. Trước biết bao ân tình ấy, bản thân luôn tự nhủ, không sao đâu, Sài Gòn nhất định sẽ vượt qua đại dịch.
Nhóm thiện nguyện hỗ trợ người dân trong hẻm có nhiều người cao tuổi, thất nghiệp vì dịch bệnh. |
Tận dụng rảnh rỗi, trau dồi bản thân
Dù buồn hay vui thì mình cho rằng những ngày giãn cách này cũng là dịp để chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, để lắng nghe chính mình đồng thời quý trọng hơn quãng thời gian bên gia đình.
Mình biết có rất nhiều bạn trẻ như mình, ở độ tuổi còn chênh vênh và phải học hỏi nhiều thứ, cuộc sống hối hả với guồng quay công việc có thể khiến bạn ít quan tâm đến gia đình và người thân.
Những ngày này, hãy tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi, để kết nối với gia đình nhiều hơn, hãy tự hỏi bản thân thật sự muốn gì và chuẩn bị hành trang để đạt được điều đó trong tương lai, để khoảng thời gian này, chỉ như hiệp nghỉ giữa giờ, sẵn sàng chiến đấu hết sức mình trong những hiệp sau.
Đừng để chán nản, buồn bã len lỏi vào tâm trí của bạn, đánh gục bạn. Thời gian giãn cách xã hội có lẽ là khoảng thời gian khó khăn đối với rất nhiều người, nhưng mình tin rằng, rồi Covid-19 sẽ qua thôi, để chúng ta lại bắt đầu những chuyến hành trình mới...
Độc giảHuỳnh Thị Ánh Tuyết
Sài Gòn không có nghĩa là gốc gác. Nó là nơi ai đến, ở lâu và yêu mảnh đất này thì họ thành người Sài Gòn.
" alt=""/>Người Sài Gòn đùm bọc nhau qua đại dịch Covid