Trung tâm Nghiên cứu và Bảo vệ gấu trúc ở tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc có một đội ngũ những người chuyên vuốt ve, âu yếm gấu trúc – hay còn gọi là những vú em gấu trúc. Các ứng viên nộp hồ sơ cho công việc này cần phải có kiến thức cơ bản về gấu trúc, sinh sống ở Trung Quốc, có kỹ năng chụp ảnh và viết lách tốt để đăng tải những bài viết về trải nghiệm của họ với gấu trúc. Những vú em đặc biệt này được trả khoảng 32.500 đô la mỗi năm và được cấp xe hơi, ăn ở miễn phí khi làm việc.
Người xếp hàng thuê
![]() |
Ở Ba Lan, có một người đàn ông chuyên xếp hàng thuê để kiếm sống. Hệ thống bệnh viện ở nước này rất đông đúc, nên ông Tadeusz Zak sẽ xếp hàng giúp bạn nếu bạn trả tiền. Nghe có vẻ dễ dàng nhưng ông Tadeusz cho biết lần lâu nhất ông phải đợi tới 40 giờ.
Người thử máng trượt nước
![]() |
Tommy Lynch đã đi hơn 27 nghìn dặm trong một năm để làm công việc của mình: người thử máng trượt nước ở các khu nghỉ dưỡng hè. Tommy làm việc cho công ty First Choice - chuyên về các kỳ nghỉ hè và công việc chính của anh là kiểm tra độ cao, tốc độ, lượng nước cũng như độ an toàn ở các khu nghỉ dưỡng trên khắp thế giới. Tên chính thức công việc của anh là “Quản lý phát triển sản phẩm”. Anh cũng đảm bảo rằng các khu nghỉ dưỡng mới, tiềm năng đạt tiêu chuẩn của công ty.
Nhân viên đi bộ của Google
![]() |
Google thuê người đi bộ đặt chân tới những nơi mà xe hơi không dễ dàng tiếp cận để hoàn thiện dịch vụ Google Map. Bạn sẽ được đặt chân tới những ngóc ngách của Hawaii, Grand Canyon, các khu rừng nhiệt đới… trên lưng là những chiếc camera khổng lồ. Với những người thích du lịch, đây có thể là một công việc hoàn hảo. Nó cho phép bạn được ở ngoài trời, được thấy những khung cảnh tuyệt đẹp, giúp hoàn thiện bản đồ thế giới để mọi người cùng khám phá. Đây là công việc dành cho những người ưa thám hiểm và khám phá.
Chuyên gia y tế lưu động
![]() |
Để làm công việc này, ngoài chuyên môn, bạn phải là người thích di chuyển, sẵn sàng thích nghi với cái mới. Bạn có thể phải bước vào một bệnh viện mới nhưng vẫn phải cảm thấy thoải mái với môi trường đó. Bạn cũng cần khả năng hòa nhập với người lạ dễ dàng.
Người thu hồi máy bay
![]() |
Nếu như bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào không thể thanh toán tiền mua máy bay, người làm công việc này sẽ phải đi đòi lại nó. Đây được coi là một nghề nguy hiểm. Họ phải nghiên cứu, theo dõi, thu hồi rồi lái nó về. Bất cứ khi nào việc thanh toán quá hạn, họ sẽ được ngân hàng thuê để thu hồi hàng.
Công việc cụ thể của họ như sau: Ngân hàng liên hệ với người thu hồi về một chiếc máy bay cụ thể nào đó. Sau đó, người thu hồi phải tới địa điểm để đánh cắp nó một cách hợp pháp. Người thu hồi sẽ được nhận khoản thanh toán từ 6-10% giá trị bán lại mỗi chiếc mà họ thu hồi được. Không phải ai cũng làm được công việc này. Ứng viên phải là một phi công giỏi, có bằng lái cho tất cả các loại máy bay và trực thăng.
Người làm đường mòn
![]() |
Người làm đường mòn – hay còn gọi là công nhân bảo trì đường mòn – làm nhiệm vụ xây dựng và bảo trì những con đường dẫn tới những địa điểm hoang dã, chủ yếu là dành cho dân phượt, những người ưa khám phá, thám hiểm bằng xe đạp, xe máy, đi bộ, thậm chí là cưỡi ngựa.
Xem thêm:
1% người giàu nhất thế giới làm nghề gì?" alt=""/>Những công việc lạ lùng bạn chưa từng nghe nóiNgay ở học kỳ 1, để bình xét danh hiệu học sinh được khen thưởng đã có biết bao cuộc họp định kỳ, họp khẩn, để mang Thông tư 30 ra đọc, rồi mổ xẻ, tranh cãi mãi, cuối cùng mỗi trường cũng đi đến cách làm thống nhất riêng cho từng trường của mình. Trường quyết định khen trên 50% học sinh của mỗi lớp, trường khen 70%, có trường con số vượt ngưỡng 90% nhưng đặc biệt có trường chỉ hơn 20%. Một quy định của Thông tư vì sao lại có sự lệch lạc về chỉ tiêu khen thưởng như thế?
Cùng đọc kĩ Thông tư 30: ““Cuối học kì 1 và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá trở lên, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng”.
![]() |
Ảnh Văn Chung |
Quy định rõ là thế, nhưng mỗi trường lại có cách hiểu và cách làm khác nhau.
Ba nội dung đánh giá mà Thông tư 30 nêu gồm: Học tập, phẩm chất và năng lực. Học sinh sẽ được khen thưởng gồm những thành tích như: Đạt thành tích nổi trội về học tập (ngầm hiểu như học sinh xuất sắc trước đây), đạt thành tích về môn tiếng Việt, môn Toán, Anh văn, Tin học, Mỹ thuật…hay khen thưởng về mặt phẩm chất mà tiêu chí ở Thông tư 30 đưa ra cũng rất khó xác định sao cho chuẩn xác.
Ví dụ: …chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ, tích cực tham gia các hoạt động thể thao ở trường, ở địa phương…hay học sinh phải biết tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm, yêu gia đình, bạn bè…Khen về mặt năng lực như tự phục vụ, tự quản, giao tiếp hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề…
Những tiêu chí này hiểu thế nào mà chẳng được. Một số thầy cô giáo lại quan niệm: “Lớp có nhiều học sinh được khen thưởng là giáo viên đó dạy giỏi”.
Vì thế, họ đua nhau bình chọn cho lớp mình thật nhiều. Nếu không được khen về học tập cũng đủ điều kiện khen về phẩm chất, về năng lực hay khen về một môn học nào đó. Giáo viên thường đùa nhau, muốn khen về phẩm chất hay năng lực bao nhiêu mà chẳng được bởi “cái này có trời cũng không kiểm tra nổi”.
Nhiều giáo viên khi xét học sinh được khen, đã căn cứ vào vài con điểm các em vừa kiểm tra cuối kỳ. Mặc dù Thông tư 30 nhấn mạnh, con điểm chỉ có tính tham khảo. Có em kiểm tra được 10 điểm tiếng Việt, tiếng Anh, Toán… là được xét: Đạt thành tích về môn tiếng Việt, Toán, tiếng Anh. …
Với cách khen như thế này, có lớp 32 học sinh nhưng khen tới 28 em, lớp ít nhất cũng mười mấy em. Nếu so với việc căn cứ điểm như mọi năm thì việc khen theo Thông tư 30 mới ở các trường hiện nay dễ đạt hơn nhiều. Nếu về học tập các em học còn yếu thì sẽ được khen về mảng phẩm chất hay năng lực…
Cách bình chọn khen thưởng quy định còn nhiều bất cập.
Thông tư 30 có quy định bình chọn học sinh được khen thưởng phải “…tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh…”. Những người soạn Thông tư chắc không thể hiểu nổi phụ huynh các vùng quê, đặc biệt là những vùng kinh tế người dân còn nghèo khổ, khó khăn. Cha mẹ miệt mài lo cái ăn cái mặc hàng ngày, nhiều gia đình đẩy con vào trường là hết trách nhiệm. Nhiều khi con cái họ hư, phạm lỗi nhưng giáo viên liên hệ hoài cũng khó mà gặp được. Nhiều người con học gần hết năm còn chưa biết con mình học ở lớp nào, thầy giáo hay cô giáo làm chủ nhiệm…Chưa nói đến nhiều phụ huynh lại có tâm lý thích con được khen nên khi giáo viên hỏi ý kiến tham khảo cũng chẳng thu được kết quả gì thực chất.
Phụ huynh thì thế, còn học sinh tham gia bình chọn nhau ư? Với lứa tuổi lên 6, lên 7 biết gì mà bình chọn. Hôm nay bạn cho mượn cây bút, cho ăn chung cái bánh hay cho copy bài...thì khen bạn rằng tốt.
Chẳng thế mà có giáo viên không thể nhịn được cười trong buổi bình chọn học sinh nổi trội ở khối lớp 1, 2. Có em giơ tay lên nói: “Con bình chọn cho bạn Mai vì bạn Mai hay cho con ăn bánh, bạn chỉ bài cho con làm, bạn còn cho con mượn bút nữa...”.
Hay “Bạn Hùng không tốt với con, bạn làm bài tập mà cứ che hoài không cho con nhìn thấy”...Thế rồi cả lớp thi nhau bình chọn học sinh có thành tích học tập nổi trội, có năng lực phẩm chất tốt...với cách nhìn nhận của các em trẻ thơ như thế nên danh sách được các em đề cử có cả những học sinh có học lực chỉ trung bình, hay vi phạm nội quy trường lớp.
Thông tư 30 còn nêu rõ: “…Số lượng học sinh được khen thưởng, tuyên dương do hiệu trưởng quyết định”. Vậy là Ban giám hiệu một số trường hiện nay lý giải: “Mấy năm nay tỉ lệ học sinh khá giỏi được khen thưởng hơn 90% số học sinh cả lớp, nay chỉ khen vài em, sợ phụ huynh sốc rồi thắc mắc”. Một số hiệu trưởng khác cũng muốn trường mình tỉ lệ học sinh được khen thưởng cao để “chau chuốt cho các báo cáo” nên cũng “phóng tay” trong việc bình xét. Thế là “loạn” học sinh nổi trội. Điều này đã gây khó khăn không ít cho công tác khuyến học ở các địa phương bởi quá nhiều giấy khen với quá nhiều nội dung khen thưởng nên không biết phải chọn lựa thế nào cho xứng đáng.
Nếu như trước đây còn có điểm số để mọi người phúc tra hay lấy làm căn cứ khen thưởng thì nay với việc khen thưởng như Thông tư 30 quy định chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào lương tâm của những thầy cô giáo. Không phải ai làm thầy cũng công bằng, công tâm với học trò. Nên tình trạng học sinh bị “mất khen” hoặc “khen nhầm” vẫn còn xảy ra.
Thiết nghĩ, đổi mới cách đánh giá học sinh cũng cần phải đổi mới từ khâu khen thưởng. Để những tờ giấy khen người trao cảm thấy vui và người nhận cảm thấy hãnh diện, vinh dự và hạnh phúc.
Ông Hà Huy Giáp, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT Bắc Giang): Tỉ lệ học sinh được khen thưởng bao nhiêu do quan điểm từng trường. Thầy cô theo dõi quá trình học sinh lớp mình mà đánh giá, không có quy định cụ thể, cứng nhắc là bao nhiêu % được. Điều này cũng phụ thuộc trách nhiệm của giáo viên. Hai năm nay, Sở GD-ĐT Bắc Giang không lấy tỉ lệ học sinh được khen thưởng cuối kỳ, cuối năm làm thành tích đánh giá nhà trường, giáo viên để thầy cô thoải mái. Cái chúng tôi đánh giá là đến lớp xem tình hình, năng lực tiếp thu học tập của học sinh ra sao. Về vấn đề học sinh lớp 1 có thể bình bầu, đánh giá cho nhau cũng là điểm tiến bộ. Tuy nhiên đối với thầy cô phải tổ chức nhiều hoạt động, trải nghiệm, thực hành ngoại khóa để các em dạn dày, mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Ở lứa tuổi này, thầy cô đóng vai trò quan trọng trong định hướng cho các em thế nào là tốt, chưa tốt từ đó hình thành nhận thức cho các em. Có như vậy thì cuối kỳ, cuối năm khi làm bình bầu các em mới có thể dựa trên những điều đó để nhận xét về bạn được. Còn chuyện khen thưởng dựa trên năng lực, phẩm chất, rõ ràng trước đây nhận xét dựa trên kiến thức, bảng điểm của các em thì dễ. Nay nếu thầy cô muốn nhận xét mà chỉ dựa vào tiết hay trên lớp thì rất khó. Năng lực phẩm chất mà không thông qua các hoạt động, trải nghiệm thì làm sao trò thể hiện được. Văn Chung (Ghi) |
TIN BÀI LIÊN QUAN:
>> Bỏ chấm điểm tiểu học: Đổi mới hay đổi khác?" alt=""/>Đến kỳ giáo viên 'tẩu hỏa nhập ma'Tôi cố chạy thật nhanh, mong thoát khỏi con hẻm vắng người qua lại, nhưng nam thanh niên xăm trổ kia cũng cố rồ ga thật mạnh, để đuổi theo tôi.
Thoáng chốc chiếc xe ấy đã cập gần xe tôi. Tim tôi như ngừng đập, bao nhiêu suy nghĩ đối phó với cướp giật như vỡ tan.
Tôi định thắng xe và gọi sự giúp đỡ của những người xung quanh, thì thanh niên xăm trổ nói dõng dạc: “Đá chân chống lên kìa, chị ơi!”. Bao nhiêu máu huyết đang dồn đến tận não dường như tụt xuống nhanh chóng, tim tôi trở lại nhịp đập điều hòa và tôi thở phào nhẹ nhõm.
Tôi vội dừng xe đá chân chống lên và gật đầu cảm ơn nhưng thanh niên ấy chẳng màng đến câu cảm ơn từ tôi, vội lao xe đi xa tít con hẻm.
Đến bệnh viện vào phòng khám, bác sĩ bảo tim tôi đập nhanh, cần uống thuốc nghỉ ngơi cho điều độ, tránh suy nghĩ, lo âu… nhưng tôi cứ nhớ đến chuyện vừa xảy ra với cảm xúc lẫn lộn.
Chợt nghĩ trong cái vội vàng, áp lực của cuộc sống xã hội ngoài kia, nhiều lần tôi đã chứng kiến những lời nhắc nhở nhau chuyện gạt chân chống xe khi lưu thông trên đường. Hôm nay chính bản thân tôi đã được trải nghiệm.
Tôi chợt nhận ra, giữa cuộc sống ồn ào và vội vã của thời đại kinh tế thị trường, chúng ta vẫn luôn được chứng kiến hay trải nghiệm những khoảnh khắc sống vì nhau hay sự quan tâm giữa những người xa lạ. Câu nhắc gạt chân chống lên như trở thành một nét đẹp trong văn hoá của những người tham gia giao thông.
Không ai bảo ai phải làm mấy chuyện nhỏ ấy nhưng trong thâm tâm mỗi người tự thôi thúc sẽ làm khi gặp trường hợp quên đá chân chống xe.
Giữa những ngày vội vã cuối năm hành động quan tâm từ nam thanh niên xăm trổ tuy nhỏ nhưng khiến tôi thấy ấm lòng.
Trên đường về, thỉnh thoảng tôi lại đưa mắt dõi theo những lượt xe xem có ai quên đá chân chống như mình khi nãy hay không. Và rồi tôi lại tự mỉm cười vì trong "kho tàng" văn hoá giao thông Việt Nam vẫn còn tồn tại một câu nói mang đậm tình người: “Quên đá chân chống kìa anh/chị/cô/chú ơi!”.
Cuộc sống luôn có những câu chuyện đáng để chúng ta suy nghĩ. Một chuyến xe đêm cuối năm vắng vẻ, một ngày mưa tầm tã chen chân giữa phố xá đầy xe cộ, một bàn tay bất ngờ đưa ra đỡ ta đứng dậy sau cú vấp té… Những câu chuyện tưởng chừng rất nhỏ, nhưng có thể chất chứa nhiều bài học trong đó.
Mời độc giả chia sẻ cùng chúng tôi những câu chuyện mà các bạn bắt gặp trong cuộc sống đời thường và cảm thấy cần phải lên tiếng phản đối hoặc bênh vực. Đó có thể là những câu chuyện về người tốt, việc tốt, hoặc đơn giản là một nỗi bực dọc thoáng qua về một hành động kém nhân văn của người nào đó.
Bài viết vui lòng gửi về địa chỉ: [email protected]
" alt=""/>Tưởng bị cướp trong hẻm vắng, tôi bất ngờ nghe gã xăm trổ gọi 'chị ơi'