Điều chỉnh này nhằm hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm kiếm những nguồn học liệu ngay trong giờ học. Tuy nhiên, thay đổi này cũng đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Việc sử dụng điện thoại di động nhằm hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm kiếm những nguồn học liệu ngay trong giờ học
Ranh giới giữa game và tra cứu thông tin chỉ cách nhau một cú ấn nút?
“Học sinh bây giờ rất phức tạp. Có điện thoại là sử dụng mọi lúc để ‘chát chít’, quay chụp, xem ‘phim đen’. Một lớp có đông học sinh, thầy cô sẽ rất khó để kiểm soát”, anh Nguyễn Quang Cảnh, một phụ huynh tại Hà Nội bày tỏ lo lắng trước quy định học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học.
Đồng quan điểm, phụ huynh Nguyễn Thảo Nguyên cho rằng, việc sử dụng điện thoại trong lớp vừa gây mất tập trung, vừa làm ảnh hưởng đến các học sinh khác.
“Tôi cũng đang lo nếu học theo kiểu đó, con sẽ đi mượn bộ nhớ của Google thay cho việc rèn luyện bộ não. Đó còn chưa kể đến nhiều hệ lụy khác như học sinh đua đòi để theo kịp các bạn. Rồi đây, những học sinh nhà nghèo, bố mẹ không đủ điều kiện mua sắm điện thoại cho như các bạn sẽ ra sao?”.
Là một nhà giáo, thầy Trần Văn Thịnh cho rằng, nhiệm vụ chính của học sinh khi đến lớp là nghe giảng. Việc sử dụng điện thoại trong giờ học có nhiều khả năng sẽ làm học sinh chểnh mảng trong học tập, đồng thời gây ảnh hưởng cho các bạn xung quanh và thầy cô.
“Theo tôi, không nên cho người học sử dụng điện thoại trong lớp. Đừng làm khó thêm cho thầy cô. Thầy cô không làm ‘thẩm phán’ trong việc phán xét học sinh có sử dụng điện thoại vào mục đích học tập hay không. Họ đã có quá nhiều nhiệm vụ và áp lực rồi”, thầy Thịnh nói.
Nhiều phụ huynh cũng đồng tình, bài giảng của giáo viên mới là điều quan trọng. Nếu chỉ học trên điện thoại, học sinh có thể học online tại nhà mà không cần đến trường, cũng không cần thầy cô hay giáo trình.
Không ít phụ huynh lại lo lắng, ranh giới giữa game và tra thông tin học tập chỉ cách nhau một cú ấn nút.
“Cấp THCS là độ tuổi các con tò mò tìm hiểu về cuộc sống, nhu cầu sinh lý. Có bao nhiêu phần trăm học sinh sử dụng các thiết bị công nghệ cho việc học sau giờ học bắt buộc? Và trong giờ học bắt buộc, có bao nhiêu phần trăm các con học thực sự?
Không thể phủ nhận thiết bị công nghệ thông minh rất hữu ích, nhưng nó chỉ phù hợp với từng lứa tuổi. Trên mạng xã hội còn đầy rẫy những tệ nạn chưa thể kiểm soát. Ranh giới giữa game và tra thông tin học tập chỉ cách nhau một cú ấn nút.
Nên chăng, nhà trường chỉ cho phép học sinh sử dụng máy tính để tra cứu. Nếu sử dụng máy tính cũng cần phải có phòng riêng và học sinh chỉ được vào mạng dưới sự quản lý của nhà trường", độc giả Minh Khôi bày tỏ.
"Cần phải thích nghi"
Cho rằng “đây là nhu cầu tất yếu của giáo dục”, theo anh Nguyễn Trường Vũ (Hà Nội), trong thời đại công nghệ số, việc tách rời công nghệ và giáo dục là điều không thể. Vấn đề là nhà trường, giáo viên, phụ huynh cần hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng cần thiết để làm chủ công nghệ một cách hiệu quả.
“Mọi thứ sẽ phải thay đổi và chúng ta cũng cần phải thích nghi. Thay vì lo lắng, phụ huynh có thể hướng dẫn con tận dụng công nghệ vào việc học tập”, anh Vũ nói, đồng thời cũng cho rằng, cần đầu tư Wifi trong trường học, hay máy tính, máy tính bảng có cài đặt ứng dụng được phép sử dụng.
Đồng tình với quan điểm này, chị Lê Hải Anh (TP.HCM) cũng cho rằng, việc cho học sinh sử dụng thiết bị điện tử để tra cứu trong giờ học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên là điều cần thiết.
“Cá nhân mình ủng hộ cách làm này. Muốn phát triển thì phải tiếp cận, thích nghi và sử dụng một cách phù hợp theo sự phát triển của xã hội. Khi sử dụng điện thoại hay máy tính, học sinh có thể tra cứu những thông tin mà thầy cô không truyền tải được hết trong giờ học. Đây cũng là cách các con mở rộng kiến thức mà trong sách vở không có”.
Chị Hải Anh cũng đưa ra kiến nghị, để tránh trường hợp học sinh truy cập mạng tìm kiếm những thông tin ngoài việc học tập, các nhà trường có thể quy định, chỉ cho học sinh sử dụng điện thoại khi hoạt động nhóm và mỗi nhóm chỉ sử dụng tối đa 2 điện thoại.
Chia sẻ trên VietNamNet, độc giả N.Thiện cho rằng, cũng giống như trước đây, khi học sinh mới được sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán, dư luận cũng dấy lên rất nhiều ý phản đối vì cho rằng điều này sẽ làm mất đi khả năng tính toán của học sinh. Nhưng thực tế, hiện tại tất cả học sinh đi học đều phải có máy tính trước mặt và sử dụng khi giáo viên giao việc.
Cũng giống như vậy, với việc sử dụng điện thoại, giáo viên có thể sử dụng hai câu lệnh: “Hãy mở điện thoại tìm…”và kết thúc bằng câu: “Hãy đóng máy lại…”.Mọi thứ đều phải thực hiện nghiêm túc, học sinh làm theo câu lệnh mà không cần giáo viên phải nhắc nhở nhiều.
“Tóm lại, nếu số học sinh trong một lớp vừa đủ và giáo viên dạy hay, hấp dẫn, kiến thức hữu ích thì học sinh cũng tự giác không sử dụng điện thoại. Không nên giữ quan điểm không quản được thì cấm, điều đó sẽ làm mất đi sự sáng tạo của học sinh trong học tập, thậm chí sẽ sinh ra việc sử dụng vụng trộm vào mục đích xấu”, độc giả này viết.
Thúy Nga
Bộ GD-ĐT cho rằng, thay đổi này nhằm phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tuy nhiên, học sinh chỉ được sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ cho việc học tập và được sự đồng ý của giáo viên.
" alt=""/>Phụ huynh tranh cãi trước quy định cho học sinh dùng điện thoại trong giờVề sau Hậu Nghệ, một người có tài bắn cung kiệt xuất, đã sử dụng cung tên bắn hạ chín mặt trời để cứu người dân và muông thú khắp thế gian khỏi nắng nóng. Hậu Nghệ sau đó được người dân xưng tụng là anh hùng, và được các vị thần tiên ban cho thuốc bất tử như một phần thưởng dành cho công lao của anh.
Dù có được tiên dược, nhưng vì Hậu Nghệ khi đó đang có một cuộc sống hạnh phúc với người vợ xinh đẹp tên là Hằng Nga, nên anh quyết định không uống nó.
Vào một đêm nọ, một học trò của Hậu Nghệ đã nổi lòng tham và đột nhập vào nhà anh ấy để chiếm đoạt tiên dược. Do Hậu Nghệ khi đó không có nhà, nên Hằng Nga vô cùng sợ hãi. Nhằm tránh cho tên cướp đạt được mục đích trường sinh bất tử, Hằng Nga khi đó đành phải nuốt tiên dược.
Nhờ có viên tiên dược, nên Hằng Nga đã có thể bay lên Mặt Trăng và trở thành thần tiên. Nhưng kể từ đó, cô cũng phải xa cách người chồng thân yêu của mình. Do thương nhớ vợ, nên Hậu Nghệ cứ vào mỗi đêm trăng tròn đều cố nặn bánh dạng tròn có hình Hằng Nga trên đó.
Người dân Trung Quốc về sau học theo Hậu Nghệ nên cứ tới ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm lại tổ chức nặn bánh, làm đèn lồng, cúng gia tiên,... Đồng thời, họ cũng coi đây là dịp để cả gia đình quây quần bên nhau.
Tuy nhiên, theo nhà báo Đức Trung, việc bảo đảm nội dung trên mạng xã hội rất vất vả, vừa tiệm cận nội dung bạn đọc quan tâm lại vừa phải cạnh tranh được với các kênh nổi tiếng.
Đầu tư vào công nghệ để phát triển nội dung trên các nền tảng cũng rất lớn, chẳng hạn như đầu tư trường quay để sản xuất nội dung đã lên đến vài tỉ đồng.
Bên cạnh đó, còn phải tổ chức đội ngũ để quản trị rủi ro, bởi thực tế hiện nay báo chí đang “đi mượn”, chỉ cần các mạng xã hội thay đổi một thuật toán là cơ quan báo chí phải thay đổi rất nhiều, để đảm bảo phát triển nội dung theo kịp xu hướng.
Tiếp đó là các rủi ro khách quan, khi một comment liên quan nội dung “nhạy cảm”, nếu quản trị không tốt, cơ quan báo chí sẽ bị ảnh hưởng.
Chính vì thế nếu chỉ cơ quan báo chí độc lập không sẽ rất khó, đòi hỏi sự chung sức của cơ quan quản lý nhà nước để phát triển lâu dài.
Đồng quan điểm, nhà báo Đỗ Thiện, Trưởng ban Truyền hình đa nền tảng báo Pháp Luật TP.HCM cũng cho biết, hiện báo Pháp luật TP.HCM đã tham gia hầu hết các nền tảng mạng xã hội quốc tế và trong nước, trong đó có mạng xã hội đưa về doanh thu, cũng có mạng xã hội đưa về tương tác.
Tuy nhiên, đi kèm với đó cũng xuất hiện nhiều rủi ro, đầu tiên là sự phụ thuộc của các tờ báo vào nền tảng mạng xã hội, đây là điều đáng lo ngại nhất.
Sự phụ thuộc ở đây không đơn thuần về nội dung mà còn có cả thuật toán và có sự không sòng phẳng; chẳng hạn như Facebook thấy quảng cáo giảm sẽ thay đổi thuật toán, hay Youtube 3-6 tháng cũng thay đổi, làm cho báo chí vừa đầu tư đội ngũ làm nội dung cũng phải thay đổi theo.
Tiếp theo là báo chí dễ chạy theo định hướng mạng xã hội, các xu hướng (trend) làm cho người làm báo bị xao động, không theo thì nội dung sẽ khô khan, nhưng nếu theo sẽ sai tôn chỉ mục đích dẫn đến mất chất.
Và cuối cùng là rủi ro liên quan đến vấn đề quản lý, việc quản lý nội dung trên nền tảng mạng xã hội không thể trùng lắp như trên báo chí được, nhưng hiện nay cũng chưa có quy định.
Chính vì thế, nếu áp dụng luật báo chí vào mạng xã hội sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho các báo, do nội dung trên mạng xã hội phải mềm mại và dân dã hơn, nếu giống như trên báo thì sẽ khô khan, không ai xem.
Bên cạnh đó là vấn đề xuất bản, ai sẽ là người có trách nhiệm xuất bản nội dung trên mạng xã hội, hiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.
Nhà báo Nguyễn Chiến Dũng, Thư ký toà soạn báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng cho biết, báo chí hiện phát triển chậm trên các nền tảng mạng xã hội do đang có nhiều vướng mắc.
Chẳng hạn như đưa tin trên báo chính thống như thế này, nhưng đưa lên mạng xã hội sẽ như thế nào. Quản lý nội dung trên báo chí chính thống và nội dung khi đưa lên nền tảng mạng xã hội ra làm sao, cũng chưa thấy cơ quản chức năng nhắc tới khi giao ban, cho nên vẫn còn rất nhiều băn khoăn.
Các cơ quan báo chí phải là các KOL trên nền tảng mạng xã hội
Trước chia sẻ của các cơ quan báo chí, ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết, Sở TT&TT đang xây dựng các quy chế để quản lý nội dung trên mạng xã hội; ngoài việc siết chặt quản lý các nội dung tiêu cực, sẽ có cơ chế chính sách hỗ trợ các báo phát triển các nội dung trên các nền tảng mạng xã hội.
Ông Nguyễn Ngọc Hồi cho rằng, các cơ quan báo chí cần xây dựng thương hiệu của mình trên mạng xã hội và thông tin chính thống ở đây là một thế mạnh, bởi mạng xã hội có theo trend gì đi nữa thì cơ quan báo chí vẫn là kênh thông tin để kiểm chứng.
Đồng thời, Sở TT&TT TP.HCM cũng đang xây dựng kế hoạch truyền thông trên mạng xã hội để lan tỏa những thông tin tích cực và thúc đẩy truyền thông về chính sách, trong đó các cơ quan báo chí có vai trò quan trọng.
Chính vì thế, theo ông Nguyễn Ngọc Hồi, các cơ quan báo chí cần truyền thông một cách chủ động trên các nền tảng và thực tế hiện nay các cơ quan báo chí đang có nội dung mạnh hơn cả các KOL.
Chẳng hạn như các tuyến Metro của TP.HCM, chỉ có cơ quan báo chí mới vào đưa tin được, chính vì vậy nếu sản xuất các clip rồi đưa lên mạng xã hội sẽ thu hút được đông đảo lượng người xem.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng cần tuyên truyền để người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, vì thế thành phố mong muốn các cơ quan báo chí không chỉ truyền thông trên báo, mà còn truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội của mình để hướng dẫn người dân dùng các dịch vụ này.
“Chúng ta đã thay đổi tư duy rồi, nay phải tiếp tục thay đổi tư duy trong sản xuất các nội dung đăng tải trên mạng xã hội. Từ đó hướng đến các nền tảng “tỉ view" chứ không chỉ là "triệu view" như hiện nay và các cơ quan báo chí phải là các KOL trên nền tảng mạng xã hội”, ông Nguyễn Ngọc Hồi nhấn mạnh.
Theo nhà báo Tô Đình Tuân, Tổng biên tập báo Người Lao Động, mạng xã hội hiện nay không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Điều chỉnh mạng xã hội làm sao cho đời sống con người tốt đẹp hơn là trách nhiệm của cơ quan quản lý và những người làm nội dung hướng tới.
Ông Tô Đình Tuân cho rằng, hiện nay, có nhiều nội dung các báo đang phải chạy theo mạng xã hội. Tuy nhiên, các cơ quan báo chí đang có vai trò, trọng trách và lợi thế để phát triển nội dung trên mạng xã hội tốt nhất.
Trong tương lai các cơ quan báo chí cần đầu tư mạnh mẽ để phát triển nội dung trên mạng xã hội, tuy nhiên, nó còn lệ thuộc vào tài chính của mỗi bên, vì thế các báo cần chủ động có các giải pháp về vấn đề này.
“Bây giờ không phải thời hoàng kim của báo in nữa, trong tương lai cũng không phải là thời hoàng kim của báo điện tử, tương lai 5 đến 10 năm nữa chính là mạng xã hội. Các báo cần bước cùng nhịp đó và tạo ra sự chủ động để không phụ thuộc vào người khác. Để làm được điều đó, lãnh đạo các cơ quan báo chí và lãnh đạo các doanh nghiệp cần có sự kết nối, đồng hành và chia sẻ với nhau”, nhà báo Tô Đình Tuân nhận định.