Thông tin này được Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chia sẻ tại Hội nghị giao ban QLNN tháng 7, 8 của Bộ sáng nay, 6/9, khi ông đề cập đến tình trạng nhiều game cờ bạc đang ngang nhiên hoạt động không phép và còn chuyển đổi tiền ảo thành tiền thật bằng hình thức rất tinh vi.
Bộ trưởng Trương Minh Tuần yêu cầu tiếp tục kiểm tra, thanh tra mạnh game cờ bạc. Ảnh: T.C |
Trước đó, theo báo cáo của Phó Chánh Thanh tra Bộ Đỗ Hữu Trí, hiện có khá nhiều doanh nghiệp cung cấp game cờ bạc trên mạng cho quy đổi điểm ra tiền mặt. Người chơi có thể dùng thẻ cào điện thoại thanh toán trên các Cổng trung gian thanh toán, rồi lại chuyển sang tài khoản ngân hàng để rút tiền mặt. Nói cách khác, tiền ảo đã được hô biến thành tiền thật qua nhiều công đoạn.
Bằng hình thức này, một số doanh nghiệp đã kiếm lợi lớn chỉ trong một thời gian ngắn. Ông Trí dẫn ra hai thí dụ: Game Vua Bài 86 rút 1, 7 tỷ đồng chỉ trong vài tháng, còn Cafe88 trong hai tháng cũng rút khoảng 166 triệu đồng. Vấn đề là máy chủ của các game này lại được đặt ở những doanh nghiệp chính thống trong nước, và việc thanh tra tuy vẫn được tiến hành song không xử lý triệt để được, ông Trí cho hay.
"Cũng giống như vòi bạch tuộc, chặt chỗ này thì (họ) lại mọc ra ở chỗ khác, chỉ cần chuyển sang máy chủ khác. Mấu chốt vấn đề là phương tiện thanh toán quá dễ dàng cho những game lậu như thế này khiến cho cơ quan quản lý khó kiểm soát được". Chính vì thế, giải pháp cho vấn đề theo ông Trí, là nên chăng có cơ chế quản lý chặt chẽ thẻ cào điện thoại trong việc thanh toán các dịch vụ lậu kiểu này.
Đồng tình với quan điểm này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng việc nghiên cứu phương án xử lý thẻ cào, tránh tình trạng chuyển tiền ảo thành tiền thật là cần thiết. Đồng thời, Cục Phát thanh truyền hình & Thông tin điện tử, Thanh tra Bộ cần tiếp tục thanh tra, kiểm tra mạnh các game cờ bạc lậu trong thời gian tới. Những đơn vị vi phạm nghiêm trọng có thể sẽ bị chuyển hồ sơ sang cho công an điều tra.
T.C
" alt=""/>Nhiều game cờ bạc 'hô biến' tiền ảo thành tiền thật
Trong phát biểu khai mạc hội thảo sáng nay, ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc cho biết, kể từ năm 2001 đến nay, VITEC đã đại diện Việt Nam tham gia Hội đồng sát hạch Kỹ sư CNTT theo chuẩn kỹ năng ITPEC để phối hợp với cùng Trung tâm sát hạch kỹ sư CNTT Nhật Bản JITEC - Cục Phát triển CNTT Nhật Bản tổ chức triển khai các kỳ sát hạch kỹ sư CNTT theo chuẩn kỹ năng ITSS ở Việt Nam.
Hiện nay, mỗi năm VITEC tổ chức 2 kỳ sát hạch vào chủ nhật cuối cùng của tháng 4 và chủ nhật cuối cùng của tháng 10. Tính đến nay, VITEC đã tổ chức thành công 29 kỳ sát hạch tại Việt Nam, trong đó có 21 kỳ sát hạch chung với các nước tham gia ITPEC, theo các loại hình: Kỹ sư CNTT Cơ bản (FE), Kỹ sư Ứng dụng CNTT (AP) và Hộ chiếu CNTT (IP).
Cũng theo Thứ trưởng Phạm Đại Dương, đến nay đã có hơn 15.000 thí sinh đăng ký tham dự các kỳ sát hạch tại Việt Nam, các thí đạt yêu cầu đã được Bộ trưởng Bộ KH&CN cấp chứng chỉ, được Chính phủ Nhật Bản và 7 quốc gia tham gia ITPEC công nhận. “Đây là kết quả tích cực của sự hợp tác giữa hai bên. Bộ KH&CN cũng mong rằng với thế mạnh trong lĩnh vực CNTT, bên cạnh sự hỗ trợ đào tạo nhân lực CNTT theo chuẩn của Nhật, Chính phủ Nhật Bản sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển CNTT nói riêng và KH&CN nói chung”, Thứ trưởng Phạm Đại Dương nhấn mạnh.
Ông Ogawa, Giám đốc chương trình ITPEC của Nhật Bản cho biết, hàng năm, tại Nhật có khoảng 650.000 thí sinh tham gia các kỳ sát hạch theo chuẩn kỹ năng CNTT này, trong khi đó tại Việt Nam, số lượng thí sinh tham gia thi chưa cao.
Vì vậy, trong giai đoạn tới, VITEC và IPA sẽ tập trung tìm kiếm xây dựng và mở rộng mạng lưới các đối tác hỗ trợ đào tạo, tập trung vào các chứng chỉ Hộ chiếu CNTT (IP) cho nhóm đối tượng kỹ sư cần sử dụng CNTT hiệu quả và Kỹ sư CNTT cơ bản (FE) cho nhóm đối tượng là kỹ sư CNTT. Bên cạnh đó, theo ông Ogawa, ITPEC cũng đang cân nhắc việc triển khai kỳ sát hạch chứng chỉ Quản trị An toàn thông tin tại các nước tham gia ITPEC, sau khi kỳ sát hạch đầu tiên được tổ chức thành công tại Nhật Bản tháng 4/2016 với hơn 22.000 thí sinh tham gia.
Tại hội thảo, sự hạn chế trong công tác hỗ trợ đào tạo, sát hạch kỹ sư CNTT theo chuẩn kỹ năng Nhật Bản trong thời gian qua ở Việt Nam cũng đã được ông Nguyễn Lâm Thanh thẳng thắn thừa nhận. Được triển khai từ hơn 10 năm nay nhưng cho đến nay số lượng các thí sinh đăng dự thi cũng như đạt được các chứng chỉ còn thấp.
" alt=""/>Xã hội hóa đào tạo, sát hạch kỹ sư CNTT theo chuẩn Nhật Bản