Về đánh giá hoạt động cung cấp, sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện có khoảng 360 mạng xã hội của tổ chức, doanh nghiệp trong nước được cấp giấy phép và đang hoạt động. Trong số các mạng xã hội cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, Facebook, YouTube, Facebook Messenger, Zalo, Google+ là những trang có số lượng người sử dụng đông đảo nhất.
Theo Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, hầu hết các nhà cung cấp mạng xã hội của Việt Nam hoạt động theo dạng diễn đàn, không được ưa chuộng so với các trang mạng xã hội nước ngoài có nhiều ứng dụng nổi trội hơn hẳn nhờ cấu trúc mạng xã hội phong phú, giao diện thu hút, khả năng tương tác và liên kết cộng đồng cao. Hầu hết đây là các tập đoàn toàn cầu nên có khả năng nội địa hóa cao các dịch vụ khi cung cấp tới các thị trường khác nhau, phá vỡ những ngăn cách về địa lý, ngôn ngữ, quốc gia.
Về người sử dụng mạng xã hội, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông cho biết, Việt Nam có khoảng 55 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm khoảng 57% dân số, trong đó, số lượng người sử dụng mạng xã hội qua di động xấp xỉ 50 triệu người. Chủ yếu tập trung sử dụng các mạng xã hội lớn như đã nói là Facebook, YouTube, Zalo,…
" alt=""/>Việt Nam đã cấp phép tới 360 mạng xã hội nhưng vẫn bị Facebook, Google áp đảoKhi bạn truy cập vào tính năng Face Recognition trong cài đặt Facebook, có một đường link sẽ dẫn bạn tới một trang thông tin tiết lộ những lợi ích từ việc cho phép Facebook nhận diện hình ảnh khuôn mặt của bạn.
Trong đó phải kể đến việc bảo vệ người dùng tránh bị người lạ dùng hình ảnh của họ làm ảnh đại diện để giả mạo và phục vụ cho mục đích xấu.
Tuy nhiên theo tiết lộ từ trang Washington Post, giải pháp nhận diện gương mặt của Facebook thực chất không đem lại tác dụng như công bố. Nguyên nhân bởi tính năng sẽ chỉ khoanh vùng và tìm kiếm kẻ giả mạo hình ảnh của bạn trong danh sách bạn bè mà thôi.
Mạng xã hội Facebook sẽ tiến hành so sánh ảnh avatar hoặc ảnh cá nhân của một người với hàng triệu người dùng khác nhưng không tiết lộ cách thực hiện. Facebook không chia sẻ về cách chọn những tài khoản để so sánh. Trong khi rõ ràng, con số hàng chục triệu người vẫn còn quá ít nếu so với hơn 2 tỷ người dùng.
Thậm chí nếu hệ thống không thể tìm được đích xác tài khoản đang giả mạo của người dùng, Facebook sẽ quay trở lại vô hiệu hóa tài khoản chính chủ.
Ngoài việc so sánh ảnh avatar của một số nhỏ người dùng, Facebook cho biết, họ chỉ xem xét các tài khoản mới được tạo. Bởi lẽ nếu phải so sánh ảnh cá nhân của một người với khoảng 2 tỷ người còn lại sẽ là điều không khả thi và tiêu tốn nguồn lực khổng lồ.
Sự bất lực của mạng xã hội Facebook với nạn tài khoản giả đã diễn ra trong nhiều năm và chắc chắn những công nghệ hiện tại chưa đủ sức để giải quyết triệt để vấn đề.
Facebook ước tính có khoảng 87 triệu tài khoản giả mạo đang tồn tại trong quý trước, gấp gần 5 lần hồi năm 2016. Những tài khoản giả mạo này chắc chắn có liên quan tới vụ thao túng kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2016 bị tố giác hồi cuối năm ngoái.
Thậm chí ngay cả thượng nghị sĩ Mỹ Christopher A. Coons cũng trở thành nạn nhân của những kẻ mạo danh, mượn tên tuổi và thông tin của ông để phục cho mục đích chính trị. Coons là người đã tham gia chất vấn ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg trong phiên điều triều hồi đầu tháng Tư vừa qua.
" alt=""/>Công cụ kiểm tra tài khoản giả mạo của Facebook chẳng hề có tác dụng như công bố?Giá Bitcoin hôm nay 8/5: Đi xuống đầy bất ngờ