Kết luận thanh tra số 362 KL-TTCP về trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được Thanh tra Chính phủ công khai chiều 17/10.
Đáng chú ý nhất, Thanh tra Chính phủ đã làm rõ bất cập trong quy định về hồ sơ cấp, cấp đổi giấy phép lái xe.
Theo quy trình giải quyết thủ tục hành chính của Bộ GTVT, thành phần hồ sơ có yêu cầu giấy khám sức khỏe của người lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 Thông tư liên tịch số 24/2015 của Bộ GTVT và Bộ Y tế. Trong đó có chỉ định "xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở".
"Tuy nhiên kết quả kiểm tra nồng độ cồn chỉ phản ánh tại thời điểm khám sức khỏe, không phải tại thời điểm điều khiển phương tiện của người lái xe. Việc quy định xét nghiệm nồng độ cồn tại thời điểm khám sức khỏe của người đề nghị cấp giấy phép lái xe là không cần thiết, làm tăng chi phí cho người dân khi thực hiện thủ tục cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe", Thanh tra Chính phủ phân tích bất cập.
Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ GTVT và Bộ Y tế nghiên cứu bỏ chỉ định "xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở" để tạo thuận lợi và giảm chi phí cho người dân (Ảnh minh họa: Thư viện pháp luật).
Báo cáo của Cục Đường bộ Việt Nam cho thấy, từ ngày 1/1/2021 đến 1/1/2023 toàn ngành giao thông vận tải cấp gần 10 triệu giấy phép lái xe các loại.
"Chi phí người dân bỏ ra để xét nghiệm nồng độ cồn bất hợp lý khi khám sức khỏe để cấp bằng lái xe khoảng 350 tỷ đồng (đơn giá 35.050 đồng/xét nghiệm)", cơ quan thanh tra phân tích.
Từ đó, Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe tại Thông tư liên tịch số 24/2015, trong đó bỏ chỉ định "xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở" để tạo thuận lợi và giảm chi phí cho người dân.
Gây phiền hà cho doanh nghiệp, tăng thủ tục hành chính
Thanh tra Chính phủ nhận định, Bộ GTVT chưa thực thi một phần phương án phân cấp đối với thủ tục hành chính cấp lại giấy phép lái tàu cho Hà Nội và tỉnh Lào Cai (do 2 địa phương có ý kiến chưa đủ điều kiện để thực hiện và đề nghị Bộ GTVT tiếp tục thực hiện). Việc này chưa thực hiện đúng phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Qua kiểm tra tại một số Cục thuộc Bộ GTVT, thanh tra nhận thấy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chưa xây dựng, ban hành quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đối với thủ tục gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa.
Cục Đường bộ Việt Nam có Quyết định số 905/2022 ban hành Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính, trong đó thành phần hồ sơ đối với thủ tục cấp phép liên vận Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc, ASEAN có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện xe cơ giới (đăng kiểm) không đúng yêu cầu của Nghị định 119/2021 của Chính phủ.
Trụ sở Bộ GTVT ở Hà Nội (Ảnh: TTXVN).
"Cục Đường bộ Việt Nam cấp/cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động trên cơ sở báo cáo và kiểm tra của Sở GTVT là không đúng quy định về trình tự và thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính, không đúng quy định của Nghị định 65/2016 của Chính phủ", thanh tra vạch rõ.
Kết luận thanh tra đánh giá, Cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ làm phát sinh thêm bộ phận trung gian, dẫn đến gây phiền hà cho doanh nghiệp và là nguyên nhân chính làm tăng thêm thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Để khắc phục bất cập này, Bộ GTVT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 41/2024 sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Nghị định số 65/2016.
Ngoài ra, kiểm tra một số hồ sơ thủ tục hành chính tại Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Thanh tra Chính phủ nhận thấy đơn đề nghị thiếu một số thông tin, hoặc thông tin không chính xác, hoặc đơn đề nghị không ghi thời hạn cấp phép, đơn không đúng mẫu nhưng công chức làm việc tại Bộ phận một cửa không thực hiện hướng dẫn kê khai, chuẩn bị hồ sơ, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ.
" alt=""/>Chi phí dân bỏ ra để xét nghiệm nồng độ cồn bất hợp lý khoảng 350 tỷ đồngNếu mang nặng tính hành chính như nhiều đề xuất trong Dự thảo, mạch máu của nền kinh tế có khả năng sẽ bị đứt gãy.
Trong dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, một trong những đề xuất nóng được Bộ Tài chính nêu lên là điều kiện để các nhà đầu tư chuyên nghiệp đầu tư trái phiếu phát hành riêng lẻ. Các cá nhân phải tham gia đầu tư chứng khoán tối thiểu 2 năm, giao dịch tối thiểu 10 lần/quý trong 4 quý gần nhất. Ngoài ra, mức thu nhập phải tối thiểu 1 tỷ đồng/năm trong 2 năm gần nhất.
Quy định này khiến không ít nhà đầu tư cảm thấy ngạc nhiên bởi với rào cản này, rất nhiều nhà đầu tư sẽ bị gạt ra khỏi thị trường một cách vô lý.
Quy định về điều kiện để các nhà đầu tư chuyên nghiệp đầu tư trái phiếu phát hành riêng lẻ đang gây tranh luận (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).
Ông Nguyễn Minh Thuyên (Hà Nội), người đã có gần 10 năm trong lĩnh vực đầu tư trái phiếu, tỏ ra bức xúc bởi những điều kiện hoàn toàn không có cơ sở và không phù hợp với thực tế.
"Tôi có xu hướng nắm giữ lâu dài nên sẽ ít có giao dịch thường xuyên. Như vậy tôi cũng trong diện không được tham gia thị trường. Quan trọng hơn là cách đặt ra rào cản như trên đang hạn chế quyền tự do và chủ động đầu tư của nhà đầu tư", nhà đầu tư này lên tiếng.
Là người theo dõi thị trường tài chính nhiều năm, chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển cho rằng cách đặt vấn đề như trên mang nặng tính "hành chính" và dường như để tránh… đổ lỗi khi có những vấn đề tiêu cực xảy ra với nhà đầu tư. Theo ông, đề xuất này nếu được thực hiện sẽ khiến trái phiếu, chứng khoán mất đi vai trò là thị trường mà ai cũng có thể tham gia.
Ông cũng cảnh báo, nhà đầu tư cá nhân đang nắm giữ khoảng 25-30% khối lượng trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường. Trong khi đó, nhu cầu vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế là rất lớn, lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Không loại trừ khả năng, nhiều nhà đầu tư có thể sẽ rút khỏi thị trường nếu điều kiện trên được áp dụng. Thị trường vốn bởi thế sẽ lộ ra khoảng trống hàng nghìn tỷ đồng để cung cấp cho các lĩnh vực. "Khi mạch máu bị teo tóp thì hậu quả là cơ thể không thể phát triển một cách bình thường được", vị chuyên gia so sánh.
Ở phía khác, giới chuyên gia cũng chỉ ra một trong những điểm cần xem xét trong dự thảo là yêu cầu tổ chức phát hành "phải có tài sản đảm bảo hoặc được bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp tổ chức tín dụng chào bán trái phiếu là nợ thứ cấp thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 và có đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định của Chính phủ" (Khoản 4 điều 1 dự thảo Luật).
Đây cũng là vấn đề nóng đã được bàn luận trong phiên họp thẩm định dự thảo được Bộ Tư pháp tổ chức ngày 9/9. Đại diện Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam chỉ ra thực tế, các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính tốt có thể thực hiện các khoản vay nợ tín chấp, phát hành trái phiếu không có bảo đảm.
Đại diện Hiệp hội khẳng định, quy định bắt buộc trên thực tế không giúp sàng lọc các tổ chức phát hành có chất lượng. Ngược lại, yêu cầu này sẽ tạo rào cản lớn, trực tiếp làm giảm nguồn cung trái phiếu ra công chúng, bao gồm cả trái phiếu của những doanh nghiệp đầu ngành, có thể huy động vốn tín chấp, không có bảo đảm.
Góp ý thêm về nội dung này, TS Đinh Thế Hiển chỉ ra, trái phiếu doanh nghiệp là sản phẩm đa dạng với các hình thức như: trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có lãi suất cố định hoặc biến đổi, trái phiếu kèm chứng quyền, trái phiếu có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo… Việc đưa ra điều kiện bắt buộc phải có tài sản đảm bảo sẽ hạn chế thị trường thậm chí là gây triệt tiêu, làm mất vai trò là kênh đầu tư của trái phiếu.
Lên tiếng về dự thảo Luật Chứng khoán, giới chuyên gia chỉ ra thêm không ít quy định cần xem xét như quy định tổ chức tư vấn phải chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác, trung thực, đầy đủ và hợp lệ của các tài liệu; tổ chức kiểm toán phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý của các số liệu báo cáo (Khoản 1 điều 1 dự thảo Luật).
Hay, khoản 16 điều 1 dự thảo Luật hiện đang đề xuất quỹ đại chúng chỉ được đầu tư tối đa 15% giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó và 35% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của các công ty trong cùng một nhóm có quan hệ sở hữu với nhau…
Góp ý chung, TS Đinh Thế Hiển cho rằng, việc sửa luật cần phải được xem xét với tinh thần tôn trọng thị trường trái phiếu - kênh huy động vốn quan trọng nhất cho doanh nghiệp. "Thực tiễn khoa học và thế giới có rất nhiều để chúng ta tham khảo. Cần tránh những quy định cực đoan, đưa ra chỉ để đối phó", ông nhấn mạnh.
" alt=""/>Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi và nỗi lo nhà đầu tư bị làm khóTheo đại diện Eximbank, việc Eximbank được ADB nâng hạn mức tài trợ thương mại là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh minh bạch, quản trị rủi ro hiệu quả và sự hỗ trợ mạnh mẽ mà ngân hàng dành cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Hạn mức mới của ADB không chỉ giúp Eximbank mở rộng nguồn lực tài chính mà còn củng cố vị thế của ngân hàng trong lĩnh vực tài trợ thương mại.
Bằng việc tận dụng tối đa nguồn lực tài trợ từ ADB, Eximbank cam kết mang đến các giải pháp tài chính tối ưu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), đồng hành cùng nền kinh tế trên hành trình hội nhập và phát triển bền vững trong thời gian tới, cụ thể là tài trợ xuất nhập khẩu (đảm bảo dòng tiền cho các giao dịch quốc tế), thư tín dụng (L/C) (đảm bảo thanh toán an toàn và hiệu quả) và tài trợ thương mại xanh (hỗ trợ các dự án bền vững và thân thiện với môi trường).
Bằng việc tận dụng tối đa nguồn lực tài trợ từ ADB, Eximbank cam kết mang đến các giải pháp tài chính tối ưu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam (Ảnh: Eximbank).
Năng lực phát triển bền vững của Eximbank còn thể hiện qua kết quả kinh doanh ấn tượng trong 9 tháng đầu năm. Tổng tài sản của ngân hàng đã tăng 11% so với đầu năm, đạt mức tăng trưởng 16,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng huy động vốn tăng 9,1% so với đầu năm, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Trong khi dư nợ cho vay tăng 15,1% so với đầu năm, tăng trưởng 18,9% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm 2024 tăng 39% so với cùng kỳ năm 2023, cho thấy sự hiệu quả trong quản trị và hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ an toàn vốn CAR luôn duy trì ở mức 12-14%, vượt xa ngưỡng quy định 8% của Ngân hàng Nhà nước, khẳng định sự ổn định và tiềm lực tài chính vững chắc của Eximbank.
Không chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh doanh, Eximbank còn hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Trước đó, trong năm 2022, được ủy nhiệm bởi Quỹ tín thác Thích ứng biến đổi khí hậu (Urban Climate Change Resilience Trust Fund), ADB đã tài trợ cho Eximbank xây dựng và triển khai thành công Hệ thống quản lý môi trường và xã hội (ESMS) dành cho nghiệp vụ tài trợ thương mại.
Hệ thống này, được tư vấn bởi công ty Environmental Resources Management Limited (ERM) có trụ sở tại London, Anh, giúp nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường, đồng thời hỗ trợ khách hàng giảm thiểu rủi ro từ tác động của biến đổi khí hậu và dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi quốc tế. Đây là một trong những nỗ lực của Eximbank nhằm hướng tới sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị dài hạn cho khách hàng trong tương lai.
" alt=""/>ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD