400 sự thật, mỗi sự thật được trình bày dưới dạng một đoạn trích trên trang, có hình minh họa hoặc ảnh đi kèm. Nhưng điều khiến cuốn sách này nổi bật là hệ thống “lần theo dấu vết”.
Thay vì được nhóm lại với nhau theo chủ đề, các sự kiện được kết nối bởi những cách khác thường hơn - độc giả được khuyến khích lần theo dấu vết giữa các sự kiện. Điều này có thể dẫn từ sự thật về một ngọn núi ở Peru có tên là Núi Cầu vồng đến sự thật về cầu vồng thực tế; sau đó từ cầu vồng là hình tròn như thế nào đến sự thật về những thứ khác là hình tròn.
Do vậy, độc giả có thể thỏa sức khám phá theo cách thức khác nhau, mang bản sắc cá nhân. Không chỉ có vô số nội dung thú vị để thưởng thức, cuốn sách còn mang đến một loại trải nghiệm đọc khác và khuyến khích một chút suy nghĩ “bên ngoài khuôn khổ”.
Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới 6 năm liền.
Cha của Marja Heinonen, tác giả sách có hơn 30 năm làm báo tại quê hương Phần Lan, là công nhân xây dựng. Mẹ bà làm việc trong một nhà máy.
Nhờ hệ thống giáo dục thuộc hàng tốt nhất thế giới, Heinonen có thể theo học, lấy bằng tiến sĩ miễn phí. Quá trình học tập của hai con gái bà cũng không hề tốn kém.
Là mẹ đơn thân, Heinonen nói rằng điều này rất có ý nghĩa với mình.
"Phí chăm sóc trẻ em ban ngày được trợ cấp cho tất cả gia đình ở Phần Lan. Trước khi đi học, các con của tôi được gửi đến một nhà trẻ công tốt, chuyên nghiệp với chi phí hợp lý. Thực tế đó giúp tôi có thể yên tâm đi làm", nhà báo viết trênCNN.
Theo World Happiness Report (WHR) 2023, Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, danh hiệu được giữ vững suốt 6 năm liền.
Từ năm 2002, WHR đã lập bảng thống kê mức độ hạnh phúc tương đối của mọi người trên toàn cầu, sử dụng phân tích thống kê để tính đến các yếu tố như GDP đầu người, hỗ trợ xã hội, tuổi thọ, quyền tự do lựa chọn cuộc sống, sự hào phóng của người dân nói chung và nhận thức về vấn đề tiêu cực trong xã hội.
Giống như các quốc gia Bắc Âu khác, Phần Lan cung cấp cho người dân nhiều phúc lợi và cảm giác hài lòng. Những nước khác trong khu vực đều có thứ hạng cao trong báo cáo (Đan Mạch đứng ở vị trí thứ 2, Iceland đứng thứ 4, Na Uy đứng thứ 6).
Nhà khoa học Ronald Inglehart đã đưa ra lời giải thích tại sao cư dân của các quốc gia Bắc Âu luôn hài lòng với cuộc sống. Trong báo cáo năm 2020 có tên "Nordic Exceptionalism", một phần của WHR, ông nói rằng các quốc gia này là "ví dụ hàng đầu về hiện đại hóa thành công, tối đa hóa thịnh vượng, đoàn kết xã hội cũng như tự do cá nhân".
Trong bài viết trên CNN, nhà báo Heinonen chỉ ra rằng không chỉ giáo dục, hệ thống y tế ở Phần Lan cũng rất phát triển và đưa ra mức giá phải chăng cho người dân.
Một trong hai người con của Heinonen bị bệnh xương khớp mạn tính từ khi còn nhỏ, và việc điều trị kéo dài hơn chục năm.
![]() |
Hệ thống giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Phần Lan thuộc hàng tốt nhất thế giới. |
Tuy vậy, chi phí y tế chưa bao giờ tạo ra gánh nặng quá mức đối với gia đình bà.
"Phần lớn các chi phí đã được trả bởi hệ thống y tế công. Trên thực tế, tôi trả chưa đến 1.000 USD cho những lần con nằm viện, khám bác sĩ và gắn 10 chiếc nẹp điều chỉnh cột sống trong suốt một thập kỷ".
Nhiều năm trước, nhà kinh tế học Richard Easterlin đã nhận định rằng thu nhập và hạnh phúc không phải lúc nào cũng song hành cùng nhau. Một thành phần thường bị bỏ qua, nhưng lại quan trọng tạo nên sự khác biệt to lớn trong việc gia tăng cảm giác hài lòng của một quốc gia là mức độ chênh lệch thu nhập trong xã hội.
Ở một quốc gia càng ít chênh lệch giàu nghèo, người dân thường ít bất mãn hơn.
"Tại một đất nước như của tôi, nơi không có sự giàu có tột độ hay nghèo đói cùng cực, khả năng để bạn không hài lòng với số phận của mình giảm đi rất nhiều. Và những người không may rơi xuống dưới mức nghèo khổ ở Phần Lan biết rằng có một mạng lưới các dịch vụ phúc lợi và viện trợ công cộng để giúp họ đứng vững trở lại", Heinonen cho biết.
Tuy nhiên, phúc lợi càng lớn, thuế càng cao. Phần Lan là một trong những quốc gia đánh thuế thu nhập cao nhất thế giới.
Theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), một người lao động độc thân bình thường ở Phần Lan phải đối mặt với mức thuế suất trung bình (tỷ trọng thu nhập phải nộp thuế trong tổng thu nhập, chưa trừ các khoản chi phí phải khấu trừ) là 30,8% vào năm 2021.
Tỷ lệ này ở Mỹ trong cùng năm là 22,6%, trong khi mức trung bình của các nước OECD là 24,6%.
Thuế suất cận biên (tỷ lệ thuế phát sinh trên một đơn vị thu nhập tăng thêm) cao nhất của Phần Lan là gần 60%. Những người rơi vào khung thuế này phải trả mức thuế trung bình khoảng 42%.
![]() |
Phần Lan là một trong những quốc gia đánh thuế thu nhập cao nhất thế giới. |
"Thuế suất cận biên của Phần Lan ở mức cao, trong khi mức thuế trung bình thấp hơn nhiều. Đây là hai khái niệm khác nhau thường bị nhầm lẫn", Timo Viherkenttä, giáo sư thực hành luật và thuế tại Đại học Aalto, giải thích.
Mặc dù mức thuế trung bình dành cho người có thu nhập cao không khác lắm so với các quốc gia khác, điều làm nên sự khác biệt của Phần Lan là khi mức thuế suất cận biên cao nhất được áp dụng.
"Ở một số quốc gia, bạn chỉ phải chịu mức thuế cận biên 60% đối với thu nhập rất cao, nhưng ở Phần Lan thì không phải vậy. Thu nhập hàng năm 100.000 euro (110.000 USD) đã là đủ để áp dụng mức thuế này", ông Viherkenttä nói.
Những khoản thuế đó đang thúc đẩy tầm nhìn bình đẳng của Phần Lan. Thuế cao, nếu được phân bổ hợp lý và tương xứng, có thể tài trợ cho các chương trình xã hội và dịch vụ công mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
Ở quốc gia Bắc Âu, hầu hết người dân đều đồng ý rằng dù phải đóng thuế cao hơn, đổi lại, họ nhận được nền giáo dục chất lượng, cơ sở hạ tầng công cộng đảm bảo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng tốt và chi phí y tế thấp hơn.
Theo Zing
Doanh số ô tô tháng 1/2024, dù được dự báo từ trước sẽ giảm mạnh, nhưng nếu có thể duy trì ở con số hợp lý sẽ là căn cứ để các hãng xe điều chỉnh sản lượng cho các tháng kế tiếp và cả năm. Tuy nhiên, tình hình không diễn biến tích cực như mong đợi. Theo báo cáo của TC Motor, trong tháng 1/2024, tổng doanh số xe Hyundai đạt 3.569 xe, giảm 67% so với tháng 12/2023. Mức giảm này cao hơn so với các năm trước đó. Bù lại, nếu so sánh với tháng 1/2023, doanh số xe Hyundai vẫn tăng 73 xe.
Toyota Việt Nam là một trong số ít thương hiệu vẫn duy trì được thành công trong năm 2023 với 59.207 xe được bán ra (bao gồm thương hiệu Lexus). Nhưng đến tháng 1/2024, doanh số xe thương hiệu số 1 Nhật Bản cũng sụt giảm mạnh. Theo báo cáo mới nhất của TMV, doanh số toàn quốc của các mẫu xe Toyota đạt 2.208 xe, trong đó có 1.143 xe lắp ráp trong nước và 1.065 xe nhập khẩu nguyên chiếc; giảm hơn 62% so với tháng 12/2023 và giảm hơn 22% so với tháng 1/2023. Hầu hết các mẫu xe của Toyota đều sụt giảm doanh số trên 50%, riêng doanh số Toyota Vios “ngược dòng” tăng mạnh từ 275 xe (tháng 1/2023) lên 653 xe (tháng 1/2024).
Theo nhận định của TC Motor, doanh số ô tô sụt giảm vào tháng 1 chủ yếu do đây là thời điểm cận dịp Tết Nguyên đán, người tiêu dùng có tâm lý hạn chế mua sắm hàng xa xỉ. Bên cạnh đó, chính sách giảm lệ phí trước bạ của Chính phủ hết hiệu lực cũng là yếu tố khiến người tiêu dùng đắn đo, muốn đợi thêm một thời gian với hi vọng đón nhận thêm cách chính sách ưu đãi mới.
Một số chuyên gia nhận định, thật tiếc nuối, nếu Nghị định 41/2023/NĐ-CP về giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có thể gia hạn thêm 6 tháng thì có lẽ tình hình đã khác. Tuy nhiên, điều này vốn dĩ khó khả thi do hai lần áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ trước đó cũng chỉ có kỳ hạn 6 tháng. Đồng thời, mỗi lần áp dụng chính sách đã làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 9.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận giảm sâu, chấp nhận “cắt lỗ”
Nửa cuối năm 2023, các hãng xe và đại lý phân phối ô tô tại Việt Nam đã phải quen dần với việc duy trì các chương trình ưu đãi, giảm giá bán liên tục do lực cầu giảm mạnh, dẫn đến lượng hàng tồn kho lớn. Trong đó, đối với các mẫu xe sản xuất, lắp ráp trong nước, tình hình vẫn khả quan hơn nhờ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ.
Do vậy, các đại lý chỉ cần giảm giá bán tương đương 50% lệ phí trước bạ nữa, kèm theo một vài ưu đãi như quà tặng phụ kiện, bảo hiểm vật chất là có thể tiêu thụ được ô tô. Thậm chí, một số mẫu xe còn được cộng gộp ưu đãi lên đến 150% lệ phí trước bạ, trở thành đợt ưu đãi hiếm có trong vài năm trở lại đây. Đối với các mẫu xe nhập khẩu, cả hãng xe và đại lý ô tô phải chấp nhận ít lãi hơn do không được hỗ trợ giảm lệ phí trước bạ từ Chính phủ. Việc áp dụng ưu đãi giảm lệ phí trước bạ của hãng, giảm giá bán cũng khó khăn hơn do phần lớn các mẫu xe nhập khẩu đều có giá cao hơn so với xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
Kể từ đầu năm 2024, chính sách giảm lệ phí trước bạ theo Nghị định 41/2023/NĐ-CP chính thức hết hiệu lực, trong khi lực cầu của thị trường chưa được cải thiện. Điều này khiến các hãng xe đối diện với quyết định khó khăn hơn đó là giảm sâu lợi nhuận để duy trì mức ưu đãi ít nhất bằng với thời điểm cuối năm 2023.
Cụ thể, sau khi doanh số bán hàng tháng 1 được công bố, một số đại lý Hyundai quyết định giảm giá bán mẫu Hyundai Creta ở cả 3 phiên bản xuống thấp hơn giá niêm yết từ 51-59 triệu đồng. Ngoài nguyên nhân doanh số tháng 1 sụt giảm (giảm gần 79% so với tháng 12/2023), việc giảm trực tiếp giá bán Hyundai Creta cũng nhằm cạnh tranh với mẫu Mitsubishi Xforce vừa về Việt Nam đầu tháng 2. Tương tự, mẫu Kia Seltos, đối thủ chính của Hyundai Creta, mặc dù mức giá niêm yết rẻ hơn nhưng cũng tiếp tục giảm từ 8-10 triệu đồng tại đại lý để gia tăng áp lực cạnh tranh trong phân khúc SUV đô thị hạng B. Ngoài ra, Hyundai cũng giảm giá sâu các mẫu xe đời 2023 để xả hàng tồn kho, trong đó, Hyundai SantaFe bản máy dầu cao cấp được giảm 210 triệu đồng.
Honda Việt Nam tiếp tục duy trì chương trình ưu đãi từ 50-100% lệ phí trước bạ, kèm theo 1 năm bảo hiểm thân vỏ kể từ sau Tết Nguyên đán đối với các mẫu xe bán chạy gồm City, CR-V, HR-V, Civic, Accord. Đặc biệt, mẫu Honda Accord sản xuất đầu năm 2023 được giảm giá từ 200-220 triệu đồng tùy đại lý.
Đối với các dòng xe sang, Volkswagen tung chương trình ưu đãi, giảm giá trực tiếp từ 250 triệu đồng tùy mẫu xe. Trong đó, mẫu Volkswagen Tiguan sản xuất đầu năm 2023 được nhà sản xuất ô tô của Đức giảm giá “sốc” lên đến 500 triệu đồng, tương đương giá một chiếc sedan hạng B. Mercedes-Benz Việt Nam, dù ít khi khuyến mãi, giảm giá bán như các mẫu xe phổ thông, cũng áp dụng chương trình ưu đãi từ 1/1/2024 - 29/2/2024. Theo đó, Mercedes-Benz sẽ giảm 50% phí trước bạ cho khách hàng chọn sở hữu dòng xe sedan biểu tượng của hãng, bao gồm C-Class và E-Class. Đối với khách hàng mua xe GLC thế hệ mới lắp ráp trong nước (GLC 200 4MATIC & GLC 300 4MATIC) từ các Nhà phân phối chính hãng, Mercedes-Benz trên toàn quốc sẽ được tặng miễn phí 2 năm bảo hiểm.
Kể từ tháng 1/2024, Toyota Việt Nam tạm ngừng chương trình giảm lệ phí trước bạ, thay vào đó là các chương trình ưu đãi giảm trực tiếp vào giá bán từ 30-50 triệu đồng đối với các mẫu Vios, Veloz, từ 57-80 triệu đồng đối với các mẫu Yaris Cross, Raize...
Đại diện một đại lý ô tô ở Hà Nội cho biết, với hàng chục nghìn xe tồn kho hiện nay, việc giảm giá bán và giảm sâu là điều cần thiết, dù biết đó là “cắt gan cắt ruột”. Đặc biệt, với những mẫu xe sản xuất đầu năm 2023, để càng lâu sẽ càng lỗ, dù xe chưa qua sử dụng.
Theo Vneconomy
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!