- Ước tính có khoảng 88.000 chiếc xe của 7 hãng từ phân khúc bình dân tới sang chảnh tại Việt Nam đã bị công bố lỗi kỹ thuật, khiến năm 2018 là năm kỷ lục của của các vụ triệu hồi.1. Honda triệu hồi 1.524 xe City vì lỗi túi khí
 |
Honda City |
1.524 xe Honda City được sản xuất tại nhà máy Honda Việt Nam ở Vĩnh Phúc trong thời gian từ 25/5/2013 đến 6/1/2014, bao gồm cả bản số sàn và số tự động đã bị ra thông báo phải triệu hồi từ đầu năm nay.
Lý do cho đợt triệu hồi này là lỗi túi khí. Bộ thổi của túi khí có thể tạo ra áp suất quá lớn tại thời điểm túi khí bị kích hoạt khi xe va chạm, vỏ bộ thổi khí hoặc các linh kiện nhỏ có thể bị vỡ, bắn ra gây tổn thương cho người lái và hành khách.
2. Misubishi triệu hồi 918 xe vì lỗi hệ thống điện
Tháng 4, 918 xe Mitsubishi được Cục Đăng kiểm công bố phải triệu hồi để thay rơ le trong điều khiển nguồn điện. Cụ thể, số xe dính lỗi bao gồm: Lancer và Outlander Sport (sản xuất 2015); Outlander PHEV và Outlander (sản xuất 2016).
 |
Misubishi Outlander |
Mối hàn bên trong rơ-le sử dụng cho hộp điều khiển động cơ lô xe trên không đủ tiêu chuẩn, có thể bị bong tróc do nhiệt phát sinh bên trong khi hoạt động và gây ra sự dẫn điện kém của rơ-le.
Điều này có thể làm cho động cơ bị dừng hoạt động khi xe đang chạy, không thể khởi động lại được, đèn cảnh báo động cơ sẽ sáng lên và chuyển sang chế độ an toàn. Lỗi này sẽ đặc biệt nguy hiểm khi xe đang lưu thông ở tốc độ cao. Chương trình triệu hồi sẽ kéo dài đến 6/5/2020.
3. Ford triệu hồi 26.000 xe, mẫu bán tải bán chạy nhất cũng lỗi
Cả năm qua, hãng xe Mỹ có 3 đợt triệu hồi với tổng số lên tới hơn 26.000 xe tại Việt Nam.
Đợt đầu tiên là tháng 7, 2.566 chiếc Ford Ranger bị triệu hồi để kiểm tra và khắc phục hiện tượng cáp chuyển số tiếp xúc với trục các đăng. Các xe này được sản xuất từ 5/6/2015 đến 2/2/2016.
 |
Ford Ranger |
Nguyên nhân là do kẹp giữ cáp chuyển số có thể không được lắp vào khớp hoàn toàn với phần kim loại của cáp phanh tay, theo thời gian có thể dẫn đến việc các cáp chuyển số tiếp xúc với trục các đăng (láp dọc), kéo theo làm hư hỏng các cáp chuyển số và láp dọc, dẫn đến khó chuyển số hoặc mất dẫn động.
Tháng 10, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo triệu hồi khoảng 6.938 chiếc xe ôtô Ford Transit sản xuất tại nhà máy của Ford tại Hải Dương bị lỗi ở hệ thống cảm biến trục khuỷu (CKP).
Lỗi này gây ra số triệu chứng như sáng đèn cảnh báo lỗi động cơ (MIL), chết máy; động cơ tắt máy trong khi vận hành, có thể không khởi động lại được động cơ. Chương trình triệu hồi kéo dài đến 31/8/2022.
Đến tháng 12, Ford lại tiếp tục công bố triệu hồi 17.132 xe thuộc 2 dòng Ranger và Fiesta tại thị trường Việt Nam do lỗi khóa cửa. Trong đó, có 10.814 chiếc Ranger nhập khẩu từ Thái sản xuất trong thời gian từ 23/5/2011 đến 20/5/2015 và 6.318 chiếc Fiesta sản xuất từ 2/11/2010 đến 15/11/2013.
Xe có thể gặp phải hiện tượng chốt khóa cửa (không gồm cửa hậu) không vào khớp hoàn toàn (có thể chỉ khóa 1 nấc). Do đó, lỗi khiến cửa xe tự mở ra trong khi xe đang vận hành do cửa không được đóng kín hoàn toàn, có nguy cơ gây tai nạn cho người ngồi trong.
4. Toyota Việt Nam triệu hồi Altis, Vios, Yaris vì lỗi túi khí
Hai đợt triệu hồi của hãng Toyota có tổng số xe lên tới 37.000 xe tại Việt Nam.
Tháng 3, Toyota tổ chức đợt triệu hồi 16.964 xe Toyota Corolla Altis được sản xuất và lắp ráp tại Vĩnh Phúc từ 04/01/2010 đến 29/12/2012.
 |
Toyota có 3 đợt triệu hồi |
Tháng 8 năm nay, hãng tiếp tục công bố triệu hồi 20.015 chiếc Vios và Yaris để kiểm tra và thay thế cụm bơm khí của túi khí phía trước. Trong đó, có khoảng 18.138 xe ôtô Toyota Vios được sản xuất tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 05/01/2009 đến 29/12/2012 và 1.877 xe Yaris nhập khẩu chính hãng được sản xuất từ ngày 01/09/2009 đến 31/08/2012.
Hai đợt triệu hồi này đều liên quan đến lỗi túi khí. của Takata. Do được nhà sản xuất sản xuất không đúng cách nên nguy cơ bị hơi ẩm xâm nhập theo thời gian. Trong trường hợp xe gặp tai nạn và hệ thống túi khí được kích hoạt, lỗi gây ra khả năng cụm bơm khí bị nứt vỡ, các mảnh kim loại của bơm khí có thể bắn văng ra xuyên qua túi khí đã được bơm phồng, nên có nguy cơ gây chấn thương cho hành khách.
Tính từ năm 2015, Toyota Việt Nam phải triệu hồi 5 đợt các mẫu xe bị lỗi túi khí Takata. Theo thông báo gửi đến Cục Đăng kiểm Việt Nam, số lượng xe Toyota sử dụng túi khí Takata là hơn 71.000 chiếc.
5. Hyundai Thành công triệu hồi 11.540 xe Grand i10
 |
Grand I10 |
Tháng 10, Hyundai Thành Công đã thông báo triệu hồi 11.540 chiếc Grand i10 để kiểm tra và thay thế bu lông bắt puly đầu trục khuỷu. Những chiếc xe này đều được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 07/06/2017 đến 31/03/2018.
Nguyên nhân do bu lông bắt puly trong quá trình lắp ráp đã siết quá lực so với giá trị lực tiêu chuẩn dẫn đến bu lông có thể bị gãy trong quá trình sử dụng xe.
6. Audi Việt Nam triệu hồi 2 đợt A4, A5, A6 và Q5
Hãng xe sang cũng dính án triệu hồi với 2 đợt, nhưng tổng số xe dính lỗi cần khắc phục ít ỏi nhất trong ngành xe hơi tại Việt Nam.
 |
Xe sang Audi cũng không tránh khỏi việc triệu hồi |
Tháng 7, 20 chiếc xe A4, A5, A6 và Q5 được công bố có hiện tượng độ ẩm xâm nhập vào bảng mạch điều khiển, gây ra tình trạng quá nhiệt và gây lỗi hệ thống nước làm mát trên động cơ 2.0L TFSI. Các mẫu Audi A5 và A6 có thời gian sản xuất từ năm 2011 đến tháng 3/2017
Đến tháng 12, Cục Đăng kiểm Việt Nam lại tiếp tục công bố có khoảng 103 chiếc xe sang Audi A6 được nhập khẩu và phân phối chính hãng tại Việt Nam phải triệu hồi để thay thế túi khí ghế phụ phía trước. Đây là lô xe sản xuất từ 01/01/2009 đến 01/12/2011.
Cụ thể, đối với bộ phận túi khí trên xe Audi phía trước ghế phụ do Takata sản xuất, lỗi có thể xảy ra như cụm bơm khí có thể bị vỡ hoặc nứt khi túi khí phía trước ghế phụ được kích hoạt. Điều này có thể làm cho những mảnh kim loại nhỏ của vỏ cụm bơm khí có thể bị văng ra, xuyên qua vỏ túi khí và có khả năng gây thương tích cho người ngồi ở hàng ghế phụ.
7. Mercedes triệu hồi 4 đợt với khoảng 11.000 xe tại Việt Nam
Mercedes- Benz triệu hồi quy mô lớn với tổng cộng 4 lần triệu hồi kể từ tháng 4-12/2018. Tổng cộng có khoảng 11.762 xe và lượt xe triệu hồi.
 |
Mercedes triệu hồi 4 đợt |
Trong đó, đợt triệu hồi đầu tiên là để sửa lỗi liên quan đến hệ thống điện tiếp âm trên một số bộ phận đối với 3.624 xe thuộc các dòng xe C 200, C 250, C300, E 200, GLC 250 4MATIC và GLC 300 4MATIC sản xuất từ tháng 9/2015 đến tháng 2/2017. Nguyên nhân triệu hồi được xác định do bộ giới hạn dòng khởi động có thể bị quá tải trong những điều kiện nhất định trong lúc khởi động động cơ, có thể gây cháy các chi tiết xung quanh dẫn đến cháy xe.
Khoảng 3.300 xe còn lại phải triệu hồi là các dòng xe A-Class, C-Class, GLC, V-Class, VITO, GLA, B-Class được sản xuất từ tháng 11/2011 đến tháng 7/2017. Các dòng xe này đều sử dụng mô đun công tắc và cuộn dây từ nhà cung cấp Valeo. Tuy nhiên, do chất lượng phụ tùng của nhà cung cấp này nên trong trường hợp dẫn động vô lăng lái bị thiếu tiếp xúc nguồn điện âm (thiếu mass), cuộn dây dẫn điện điều khiển túi khí bị đứt, hỏng, túi khí có thể kích nổ gây nguy hiểm cho người lái xe và làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
Đến ngày 21/12, hãng tiếp tục phải công bố triệu hồi 4.802 chiếc SUV GLC, được sản xuất trong thời gian từ tháng 3/2016 đến tháng 2/2018, gồm cả ba phiên bản GLC 250 4matic, GLC 300 4matic và GLC 200 vì lỗi khóa gài trên dây đai an toàn ở hai ghế bên phía sau. Lỗi gây nguy cơ gây chấn thương trong trường hợp xảy ra tai nạn mà người dùng không thắt dây an toàn.
Phạm Huyền

Toyota bị kiện vì loạt xe máy dầu gây tốn nhiên liệu
Toyota Australia đang phải đối mặt với vụ kiện do lỗi bộ lọc DPF trên động cơ Diesel 2.8L khiến xe tốn nhiên liệu và mất nhiều động năng hơn khi vận hành.
" alt=""/>Kỷ lục sự cố, tràn lan xe lỗi từ bình dân tới sang chảnh

 |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham quan triển lãm trong khuôn khổ sự kiện |
Diễn đàn cấp cao Đô thị thông minh ASEAN năm 2020 (ASEAN Smart Cities Summit & Expo 2020) đã chính thức khai mạc tại Hà Nội vào chiều 22/10.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu tại sự kiện. Cùng tham dự sự kiện có ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, cùng lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và nhiều doanh nghiệp.
Phiên Diễn đàn Cấp cao cũng có sự tham dự của nhiều đại biểu quốc tế là đại diện cấp cao các nước ASEAN và 26 đô thị thông minh thông qua các hình thức trực tuyến.
Xây dựng đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững
 |
Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc |
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, quá trình đô thị hóa và quá trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng trên toàn thế giới. Ở khu vực ASEAN, hơn một nửa dân số hiện đang sinh sống tại các đô thị và quá trình đô thị hóa của khu vực đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Đô thị hóa mang đến cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức từ việc tập trung dân cư ngày càng cao như tiêu thụ tài nguyên rất lớn, tác động tiêu cực đến môi trường và sự quá tải của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra và tác động tiêu cực trên toàn cầu, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nhất là đối với các quốc gia có biển, dẫn đến yêu cầu phát triển đô thị thông minh bền vững là hết sức cần thiết. “Câu hỏi lớn được đặt ra là, làm thế nào để quá trình đô thị hóa và quá trình chuyển đổi số giúp các quốc gia tận dụng được những cơ hội về phát triển kinh tế xã hội, đồng thời tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên, hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường và giảm tải các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội?”
Theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương, để giúp trả lời cho câu hỏi này, năm 2018, Mạng lưới các đô thị thông minh ASEAN (ASCN) đã được lập ra với vai trò một diễn đàn hợp tác giữa những thành phố của 10 quốc gia thành viên ASEAN, nhằm hướng tới những mục tiêu chung về phát triển đô thị thông minh và bền vững với 26 đô thị thành viên.
 |
Các đại biểu tham dự Diễn đàn |
Diễn đàn năm nay có chủ đề ““Đô thị Thông minh hướng tới cộng đồng, bản sắc và phát triển bền vững vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng", hướng tới các mục tiêu như thúc đẩy sự đa dạng trong sự thống nhất; thúc đẩy sự tham gia tích cực và hợp tác đoàn kết của các thành viên; thúc đẩy các chương trình nghị sự với các đối tác ngoài khối; thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân và duy trì và phát triển các đối thoại ASCN.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng khẳng định: “Phát triển đô thị thông minh là phương thức quan trọng để chúng ta tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư và hướng tới phát triển bền vững cho mỗi quốc gia. Việt Nam xác định rõ xây dựng và phát triển đô thị thông minh là 1 trong 3 nội dung cốt lõi trong chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư (bên cạnh phát triển kinh tế số và xây dựng chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số). Đây cũng chính là các chủ đề mà Diễn đàn cấp cao và các phiên chuyên đề năm nay tập trung thảo luận.
Xây dựng đô thị thông minh không thể theo phong trào

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Cấp cao Đô thị thông minh ASEAN 2020
Phát biểu tại Diễn đàn Cấp cao Đô thị thông minh ASEAN 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định quyết tâm của Việt Nam thông qua nhiều chủ trương, chính sách và kế hoạch hành động đã ban hành trong thời gian vừa qua.
Thủ tướng khẳng định, với vai trò là thành viên tích cực của ASCN (thành lập năm 2018) cũng như nhận thức sâu sắc xu hướng thời đại, Việt Nam đã có nhiều chính sách và nỗ lực phát triển đô thị thông minh. Việt Nam coi xây dựng đô thị thông minh là một trong 3 nhiệm vụ cốt lõi trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, của cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển đô thị thông minh bền vững đến 2025 và tầm nhìn 2030 trên cơ sở quy hoạch thông minh gắn với quản lý thông minh, cung cấp tiện ích thông minh, tạo thuận lợi cho các giao dịch giữa chính quyền - người dân và nhà đầu tư.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, phát triển đô thị thông minh là một “cuộc chơi lớn”, trong đó cần có những “người cùng chơi” có tầm nhìn và tiềm lực, hướng tới mục tiêu nhân văn, cuộc sống hạnh phúc, sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ môi trường và thiết lập hệ sinh thái đô thị phát triển bền vững. “Việt Nam xác định phát triển đô thị thông minh, bền vững là một hướng đi có tính đột phá để góp phần nâng cao tính cạnh tranh quốc gia”, Thủ tướng nói.
Để có thể xây dựng đô thị thông minh, Thủ tướng nhấn mạnh nhiều nội dung, cụ thể là: phát triển đô thị thông minh phải gắn kết chặt chẽ với hạ tầng thông tin mạnh, xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số trong CMCN 4.0 và quá trình phát triển đô thị Việt Nam.
Phát triển đô thị thông minh phải trên cơ sở cân nhắc cơ hội và rủi ro, thách thức gắn với nhu cầu và năng lực của địa phương, không thực hiện theo phong trào, cần làm từng bước, có chọn lọc, theo lộ trình.
Tiếp cận đô thị thông minh theo hướng hiệu quả, kế thừa và phát huy kinh nghiệm của 35 năm đổi mới, đồng thời phát triển những giá trị gia tăng do công nghệ, kỹ thuật mới đem lại, phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng riêng của khối ASEAN và đặc thù của các quốc gia thành viên.
Các địa phương cần chú trọng xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu thông minh phục vụ việc đưa ra các quyết định thông minh; thúc đẩy quy hoạch và các giải pháp quản lý đô thị thông minh. Ngoài ra, cần thu hút sự tham gia mạnh mẽ của khối tư nhân, phát huy năng lực đổi mới, sáng tạo; tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các chương trình chiến lược khoa học, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết hài hòa các chương trình đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và định hướng phát triển đô thị thông minh bền vững.
Trong một thế giới đầy biến động khó lường với những thách thức, cơ hội đan xen, Thủ tướng cũng một lần nữa nhấn mạnh: “tôi mong muốn các thành viên ASEAN nâng cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm, cùng chung tay thực hiện tốt 5 ưu tiên của năm ASEAN 2020, bao gồm củng cố môi trường hòa bình, kết nối thịnh vượng, phát triển cộng đồng và bản sắc ASEAN, thúc đẩy quan hệ đối tác quốc tế và đẩy mạnh năng lực thể chế ASEAN”.
 |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng (ngồi giữa) tham gia diễn đàn và điều tiết phiên thảo luận |
Trong khuôn khổ sự kiện, ngoài phiên Diễn đàn cấp cao và một triển lãm, các phiên thảo luận tập trung vào các chủ đề: Những xu thế lớn trong phát triển các đô thị thông minh; Tầm nhìn chung của các quốc gia ASEAN hướng đến phát triển đô thị thông minh; những chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia trong xây dựng và phát triển các cũng như các mô hình và các giải pháp công nghệ cho phát triển đô thị thông minh. Các đại biểu cũng tập trung thảo luận để tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cho địa phương và doanh nghiệp trong triển khai xây dựng đô thị thông minh gắn với chính quyền số.
Duy Vũ
" alt=""/>Thủ tướng: Phát triển đô thị thông minh cần cân nhắc cơ hội và rủi ro