Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia trong và ngoài nước đã cùng nhau thảo luận về câu chuyện Việt Nam nên làm gì để vừa tự chủ công nghệ, phát triển các nền tảng số đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường và hội nhập với nền kinh tế số thế giới.
PV: Việt Nam là một trong những quốc gia đã sớm ban hành Chiến lược về phát triển kinh tế số và xã hội số. Đâu là nét đặc trưng riêng của Việt Nam so với thế giới trong chiến lược phát triển kinh tế số của mình?
Ông Hoàng Anh Tú - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TT&TT):
Nhiều nước trên thế giới đã ban hành chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số, ví như Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.
Về mặt xu hướng và định hướng công nghệ, có sự tương đồng giữa chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ, chiến lược của Việt Nam có những nét đặc trưng và cách tiếp cận rất riêng.
Đó là sự chuyển đổi từ kinh tế số chủ yếu là ICT sang kinh tế số ngành, đó là sự xuất hiện của các doanh nghiệp Make in Việt Nam. Đó còn là sự điều chỉnh và nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện chính sách, Tọa đàm “Why Việt Nam: Gỡ bỏ rào cản để tạo thuận tiện hơn cho kinh tế số.
Việc phát triển hạ tầng kinh tế số, trong đó có hạ tầng Internet băng rộng, Cloud, IoT, thúc đẩy đào tạo kỹ năng số cho người dân,… sẽ tạo ra thị trường kinh tế số Việt Nam rất năng động trong thời gian tới, hướng tới mục tiêu kinh tế số đạt 20% GDP trong năm 2020 và 25% vào năm 2030.
Tiềm năng kinh tế số của Việt Nam là rất lớn, đủ để các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cùng làm ăn, kinh doanh và phát triển.
PV: Mỗi quốc gia sẽ có một “con đường” riêng tùy thuộc vào điều kiện của mình để phát triển kinh tế số. Các doanh nhân Việt Nam sẽ nhận về mình sứ mạng gì để tạo đột phá trong việc xây dựng “con đường” kinh tế số Việt Nam?
Ông Đặng Tùng Sơn - Phó Tổng Giám đốc CMC Telecom:
Ở góc nhìn của mình, chúng tôi nhận thấy 8 sứ mệnh cần làm để xây dựng và phát triển kinh tế số.
Đó là đóng góp vào việc xây dựng thể chế và chế sách; thể hiện vai trò “educate” thị trường nhằm chuyển đổi số cho khách hàng; xây dựng hạ tầng số; xây dựng các nền tảng số Make in Viet Nam; xây dựng và phát triển hệ thống an toàn thông tin đảm bảo chủ quyền an ninh mạng; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, thu hút người tài; thúc đẩy sự phát triển của thanh toán số, thanh toán không dùng tiền mặt.
PV: Thương mại điện tử là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế số. Là sàn thương mại điện tử hàng đầu khu vực, Lazada đã tham gia như thế nào vào nền kinh tế số của Việt Nam?
Bà Vũ Thị Minh Tú – Giám đốc đối ngoại Lazada Việt Nam:
Lazada luôn đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp Việt chuyển đổi số hiệu quả hơn thông qua thương mại điện tử. Tại Việt Nam, Lazada đã tham gia hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp để chuyển đổi sang kinh doanh số.
Trong thời gian qua, Lazada cũng đã hợp tác với Bộ Công thương, các sở ban ngành địa phương,.. để tổ chức các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty cũng thành lập hệ thống học viện và cung cấp công cụ giúp nhà bán hàng hoạt động hiệu quả. Điều này nhằm giúp người bán có kiến thức và công cụ để phát triển công việc kinh doanh của mình.
Lazada cũng có nhiều sáng kiến trong việc kết nối các doanh nghiệp, doanh nhân số bằng việc xây dựng cộng đồng các nhà bán hàng với hơn 49.000 thành viên cùng giúp nhau phát triển.
Từ năm 2021, Lazada cũng đã khởi xướng lễ tôn vinh doanh nhân công nghệ. Đây là những minh chứng cho đóng góp của Lazada trong quá trình chuyển đổi số.
PV: Trong thời gian qua, Qualcomm đã có những đổi mới sáng tạo nào để đóng góp trực tiếp vào kinh tế số Việt Nam?
Ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia:
Việt Nam đã trở thành một trung tâm lớn của thế giới trong việc thiết kế và sản xuất các thiết bị công nghệ. Đây là lĩnh vực đóng góp lớn vào sự phát triển của kinh tế số Việt Nam.
Trọng tâm của Qualcomm là thúc đẩy đổi mới sáng tạo công nghệ ở Việt Nam. Để Việt Nam tiến lên mức cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy đổi mới sáng tạo là rất quan trọng. Hạ tầng kết nối 5G cũng sẽ là nền tảng để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Qualcomm cũng đã hỗ trợ Việt Nam bằng việc hưởng ứng chương trình Make in Việt Nam của Chính phủ, giúp đối tác Việt Nam thiết kế và sản xuất các thiết bị Make in Việt Nam.
Mới đây, Qualcomm cũng đã mở rộng trung tâm R&D tại Hà Nội, đưa các công nghệ mới nhất như 5G vào phòng lab để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt muốn sản xuất các sản phẩm, thiết bị Make in Việt Nam có nền tảng phát triển.
Qualcomm đã giúp Việt Nam xây dựng nguồn lực công nghệ cho tương lai bằng việc đẩy mạnh sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Thông qua các chương trình của mình, Qualcomm đã và đang hỗ trợ năng lực tài chính, kỹ thuật, thiết bị để giúp các công ty tiềm năng xây dựng, phát triển sản phẩm và đưa ra thị trường.
Qualcomm cũng hỗ trợ 4 dự án của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông để đưa các công nghệ IoT, AI, Máy học vào công tác giảng dạy.
PV: Có nhận định cho rằng kinh tế số là cơ hội cho các nước đi sau thay đổi và vượt lên trước. Việt Nam cần tận dụng cơ hội này như thế nào, để nhanh chóng định hình “con đường” kinh tế số của mình và tiến liên phía trước?
Bà Annabel Lee - Giám đốc Chính sách Khu vực Châu Á -TBD Amazon web services (AWS):
Chuyển đổi số là xu hướng tốt, là một phần của quá trình sáng tạo và đổi mới công nghệ ở Việt Nam. Với chuyển đổi số, độ mở của nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn, toàn bộ khu vực châu Á sẽ trở thành một liên minh về kinh tế số. Đây là cơ hội lớn để tạo ra nhiều công ăn việc làm và đóng góp ở mức độ khu vực.
Amazon nhận thấy nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang có ý định mở trụ sở tại Việt Nam, nhiều startup có hướng chuyển dịch sang Việt Nam. Việt Nam đang đi đúng hướng, do vậy việc gia tăng mức độ đóng góp của kinh tế số trong GDP là điều hoàn toàn có thể thực hiện.
Chính phủ Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ chuyển đổi số, đảm bảo niềm tin và an ninh số, khuyến khích đổi mới và cởi mở. Tất cả điều này cần phải thực hiện cùng một lúc. Chính phủ Việt Nam cần đi trước đón đầu về chính sách để phát triển kinh tế số.
PV: Đâu là những ưu tiên mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm khi tham gia thị trường Việt Nam?
Bà Bùi Kim Thuỳ - Đại diện Cấp cao tại Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC):
Tất cả doanh nghiệp Hoa Kỳ đều mong muốn chính sách của Việt Nam có tính liên tục, ổn định và dễ dự đoán.
Điều này có nghĩa cần tránh sự đứt gãy về mặt chính sách, khi Trung ương ban hành chính sách tốt nhưng địa phương hiểu mỗi nơi mỗi khác, hay sự không đồng nhất khi thực hiện giữa các bộ ban ngành. Đó là điều cản trở không nhỏ đối với quá trình kinh doanh tại Việt Nam với tất cả doanh nghiệp.
Chính sách quản lý của Việt Nam nên thiên về phục vụ phát triển nhiều hơn là việc kiểm soát.
PV: Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) đã đạt được những bước tiến ấn tượng trong những năm gần đây, doanh thu TMĐT năm 2021 đạt 13,7 tỷ USD và ước tính năm 2022 sẽ đạt 16,4 tỷ USD tăng trưởng 20% so với năm trước.
Đâu là những ưu tiên trong giai đoạn tiếp theo để TMĐT nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong công cuộc phát triển kinh tế số của Việt Nam?
Bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại, Lazada Việt Nam:
Thương mại điện tử không còn là khái niệm xa lạ với người dùng nữa. Do vậy, họ sẽ đòi hỏi nhiều hơn, các doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng đó.
Lazada vẫn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững nhờ công nghệ logistic, đảm bảo sự liền mạch, mang đến những trải nghiệm thú vị. Chúng tôi cũng sẽ đồng hành với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình chuyển đổi số và quan tâm hơn nữa đến hoạt động phát triển nguồn nhân lực cho ngành TMĐT Việt Nam.
PV: IoT là hạ tầng thiết yếu cho nền kinh tế số, tuy nhiên thế giới đang phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn cung, liệu điều này sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế số Việt Nam như thế nào?
Ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia:
Có 2 xu hướng công nghệ thúc đẩy chuyển đổi số, đó là sự xuất hiện của nền tảng 5G và Cloud. Nhu cầu về chip trên thế giới vì vậy đang rất lớn, trong khi đó, nguồn cung hiện nay lại không đủ.
Đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu học tập và làm việc từ xa nhiều hơn, xu hướng này cũng đẩy mạnh nhu cầu về các thiết bị bán dẫn.
Việc sản xuất ô tô cũng cần đến các thiết bị bán dẫn. Để sản xuất 1 chiếc ô tô cần tiêu tốn lượng chip bằng 70 chiếc smartphone.
Với những xu hướng kể trên, tất cả đều góp phần đẩy mạnh nhu cầu của thế giới đối với thiết bị bán dẫn. Việc đảm bảo nguồn cung chip do đó là nhu cầu của rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Đối với Việt Nam, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch nhu cầu về chip trước 2 đến 3 năm để có thể chủ động được về nguồn chip, tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
PV: Chính phủ, mà trực tiếp là Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nền tảng số như thế nào?
Ông Hoàng Anh Tú - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TT&TT):
Các doanh nghiệp trong nền kinh tế số thường áp dụng những công nghệ đột phá, do đó một số chính sách truyền thống có thể không phù hợp.
Chính phủ và Bộ TT&TT nhìn ra điều đó. Bộ sẽ là cơ quan đầu mối để làm việc cùng các bộ ngành khác nhằm tháo gỡ chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi số, kinh tế số, miễn là các hoạt động kinh doanh đảm bảo sự an toàn cho người dùng, đảm bảo an ninh quốc gia.
Trong CMCN 4.0, Chính phủ "tương tự" sẽ không quản lý được một nền kinh tế số. Nền kinh tế truyền thống cũng sẽ không thể cung cấp được các dịch vụ cho một xã hội số.
Nếu các doanh nghiệp không chuyển đổi số, không chuyển sang nền kinh tế số thì khả năng cung cấp dịch vụ, sản phẩm tới khách hàng của họ sẽ gặp khó khăn, do đó, các doanh nghiệp cần chuyển đổi số nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Các cơ quan quản lý nhà nước đang hỗ trợ 2 đối tượng doanh nghiệp. Đó là các doanh nghiệp truyền thống để họ cải thiện sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, loại hình này chiếm số đông. Thứ 2 là các công ty cung cấp nền tảng số, đưa ra các mô hình kinh doanh, các nền tảng mới.
Bộ TT&TT đang giới thiệu các nền tảng số để các doanh nghiệp SME tiếp cận. Khoảng 400.000 doanh nghiệp SME Việt Nam đã được tiếp cận các nền tảng số, trong đó, khoảng 60.000 doanh nghiệp đã bắt đầu ứng dụng các nền tảng này trong kinh doanh.
Điều tốt nhất mà Chính phủ có thể làm là tháo gỡ các chính sách không còn phù hợp với nền kinh tế số, tạo ra các khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox).
Bộ TT&TT sẽ là đầu mối lắng nghe các kiến nghị chính sách từ doanh nghiệp, từ đó đưa ra chính sách tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ.
Đối với các nền tảng số Việt Nam, Bộ cũng đã đánh giá và công bố các nền tảng số đạt tiêu chí đáp ứng được nhu cầu của người dân. Bộ TT&TT cũng đang đóng vai trò kết nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
PV: Các doanh nghiệp Hoa Kỳ khi vào Việt Nam sẽ có sự hỗ trợ và song hành thế nào để giúp các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm, dịch vụ Make in Viet Nam?
Bà Bùi Kim Thuỳ - Đại diện Cấp cao tại Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC):
Để có thể nấu được bữa ăn ngon cần các nguyên liệu tốt. Vấn đề về chính sách cũng như vậy. Nếu một chính sách chưa phù hợp, các doanh nghiệp không nên chỉ trách cơ quan quản lý nhà nước mà cần phải xem lại bản thân xem đã đóng góp các thông tin đầu vào đủ tốt để nhà quản lý đưa ra chính sách phù hợp hay chưa.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong rất nhiều các dự án. Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đã ký một biên bản ghi nhớ về thỏa thuận hợp tác với Bộ TT&TT trong chuyến công du của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Hoa Kỳ.
Đây là nền tảng quan trọng cho các hoạt động hợp tác sau này giữa các tập đoàn Hoa Kỳ với Việt Nam trong lĩnh vực thông tin truyền thông, kinh tế số và công nghệ số. Trong đó có các nhóm hợp tác gồm công nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số, hạ tầng số, an toàn an ninh mạng, xúc tiến thương mại và đầu tư, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
PV: Việc xây dựng và hình thành các trung tâm dữ liệu tại Việt Nam có tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế số ở Việt Nam?
Ông Đặng Tùng Sơn - Phó Tổng Giám đốc CMC Telecom:
Trung tâm dữ liệu là một thành phần rất quan trọng của hạ tầng số. Tuy nhiên trung tâm dữ liệu của Việt Nam còn nhỏ, quy mô thấp hơn các nước trong khu vực nhiều lần.
Việt Nam có cơ hội trở thành một “digital hub” tiếp theo của khu vực sau Singapore và Hồng Kong. Chúng ta có bờ biển dài, chính trị ổn định, có địa thế tốt trong việc kết nối với các quốc gia láng giềng.
Việc hình thành các trung tâm dữ liệu lớn sẽ cho các doanh nghiệp lớn nước ngoài thấy được sự sẵn sàng chuyển mình về kinh tế số của Việt Nam. Đây sẽ là cú hích cho thị trường, biến Việt Nam trở thành “digital hub” của khu vực.
PV: Hợp tác và hội nhập quốc tế sẽ có tác động như thế nào và mang lại giá trị gì cho nền kinh tế số Việt Nam?
Ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia:
Việc hợp tác trong quá trình chuyển đổi số là rất quan trọng. Qualcomm thấy nhiều cơ hội hợp tác hơn là các vấn đề khác. Thành công của Qualcomm phụ thuộc vào thành công của các đối tác tại Việt Nam. Do vậy, chúng tôi đã mở bản quyền các bằng sáng chế của mình để các đối tác Việt Nam có thể xây dựng, mang đến các sản phẩm chất lượng toàn cầu.
Bước tiếp theo mà Việt Nam cần làm là phải trở thành cường quốc về CNTT. Chúng tôi đặc biệt hào hứng và nhìn thấy sự dịch chuyển từ Nhật Bản sang Hàn Quốc và giờ là Việt Nam. Năng lực của các kỹ sư CNTT Việt Nam cũng rất tốt.
Ông Hoàng Anh Tú - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TT&TT):
Các doanh nghiệp cần nhìn đến thị trường toàn cầu ngay từ khi xây dựng mô hình kinh doanh. Chúng ta có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần làm sao để các doanh nghiệp Việt không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước mà còn đi ra nước ngoài.
Về mặt thị trường, Việt Nam đã ký 15 Hiệp định thương mại tự do với các thị trường có tổng dân số khoảng 3 tỷ người. Đây là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường không còn bị giới hạn về mặt vật lý nữa, do đó đây là điều các doanh nghiệp Việt phải nhìn nhận ngay từ đầu.
Ở chiều ngược lại, với chiến lược kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số của Việt Nam, chúng ta sẽ tạo ra thị trường năng động với quy mô dân số lớn. Vấn đề hợp tác là yếu tố đóng vai trò quan trọng cho thành công trong tương lai.
Trọng Đạt
" alt=""/>Tọa đàm “Why Việt Nam: Gỡ bỏ rào cản để tạo thuận tiện hơn cho kinh tế sốĐích đến là Đại học Yale (Mỹ) theo định hướng của ông nội, Chá Viễn tập trung học từ lớp 10. Tuy nhiên, càng học nam sinh lại càng đuối và chệch khỏi mục tiêu. Vừa tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học trong nước vừa đăng ký xét tuyển các trường ở Mỹ khiến Chá Viễn bị quá tải.
Lúc này, anh quyết định không thi Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) để dồn toàn lực vào Đại học Yale (Mỹ). Để hướng đến mục tiêu, Chá Viễn phải vượt qua kỳ thi TOEFL và SAT. Nhớ lại thời gian đó, Chá Viễn cho biết, học mọi lúc mọi nơi, từ trên giường, trên bàn, thậm chí cả khi tắm hay đi vệ sinh. Nhưng vì phương pháp học tập sai khiến việc tiếp thu kiến thức quên ngay sau đó.
Anh xác định nếu tiếp tục học như vậy dù chăm chỉ cũng khó đỗ Đại học Yale (Mỹ). Nhận ra phương pháp ôn luyện không khoa học, Chá Viễn tự tìm cách học phù hợp với bản thân. Với sự cố gắng không ngừng, cuối cùng nam sinh tìm ra được phương pháp phù hợp. Kết quả tham gia kỳ thi TOEFL, SAT, Chá Viễn đạt lần lượt số điểm là 116/120 và 2.200/2.400.
Đạt số điểm gần tuyệt đối, Chá Viễn nhận được giấy trúng tuyển của Đại học Yale ở tuổi 18. Anh trở thành sinh viên đầu tiên đỗ Đại học Yale chuyên ngành Kinh tế ở Phúc Kiến (Trung Quốc). Ngoài ra, nam sinh còn nhận được học bổng toàn phần trị giá 55.000 USD/năm (1,3 tỷ đồng) từ trường.
Năm 2013, sau khi tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, anh nhận được lời mời của Microsoft. Tuy nhiên, Chá Viễn đã từ chối để gia nhập Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs. Đồng hành cùng công ty 2 năm, anh nghỉ việc để khởi nghiệp. Ở tuổi 24, anh trở thành giám đốc điều hành công ty tạo ra ứng dụng du lịch.
Trong quá trình điều hành công ty, anh gặp nhiều khó khăn. Do đó, năm 2015, anh quyết định học thạc sĩ quản trị kinh doanh (EMBA) Đại học Harvard. Thời gian học tại Harvard, Chá Viễn xuất bản được nhiều bài báo học thuật.
Ngoài ra, một số bài viết chia sẻ về phương pháp học tập của anh cũng được đăng tải trên các nền tảng công cộng. Nhờ đó, anh thu hút được lượng lớn độc giả. Tranh thủ vừa học Chá Viễn vừa tổng kết lại các phương pháp của bản thân và cho xuất bản cuốn sách Cao thủ học tập.
Cuốn sách sau khi xuất bản nhận được sự ủng hộ của độc giả. Trong đó, nhà giáo dục nổi tiếng Chu Vĩnh Tân, MC Khang Huy của đài CCTV và ông Phàn Đặng - người sáng lập Câu lạc bộ đọc sách đều đánh giá cao. "Trong quyển sách tôi đã hệ thống hơn 100 phương pháp học tập thực tế. Tôi tin sẽ rất hữu ích đối với mọi người", Chá Viễn chia sẻ.
Năm 2017, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Harvard, Chá Viễn nhận được lời đề nghị ở lại trường làm giảng viên với mức lương 1 triệu USD/năm (hơn 24 tỷ đồng). Tuy nhiên, anh đã từ chối để về nước khởi nghiệp dự án LEO, chuyên về giáo dục giúp nhiều sinh viên trong nước thực hiện ước mơ của bản thân.
![]() | ![]() |
Chá Viễn được ví là bậc thầy học thuật, tiền bối quốc dân của thế hệ 9x. Với những thành công đạt được ở tuổi 28, Chá Viễn nằm trong top 30 Under 30của Tạp chí Forbes Trung Quốcnăm 2019.
Hiện tại, không chỉ là doanh nhân anh còn là tác giả của các cuốn sách truyền cảm hứng như: Tốt nhất là vượt qua; Trở thành cao thủ học tập không phải giấc mơ; Học sinh tiểu học thành cao thủ học tậpvà Cách thăng tiến sự nghiệp...
Câu chuyện và những kinh nghiệm thực tế của Chá Viễn được chia sẻ, cho thấy, mỗi người đều có khả năng vô hạn. Dù đi theo con đường nào chúng ta cũng phải dũng cảm để theo đuổi thử thách, vượt qua mọi giới hạn và trở thành phiên bản tốt nhất.
SK Hynix, đối thủ đồng hương của Samsung, cũng đang dồn lực cho HBM vốn được sử dụng rộng rãi trong Gen AI, đồng thời giảm sản lượng các chip bộ nhớ đa năng.
Samsung bị đánh giá là đã tụt lại phía sau trong cuộc đua HBM. Công ty nghiên cứu TrendForce vào tháng 5 cho biết SK Hynix và Micron Technology (Mỹ) đã bắt đầu chuyển những lô hàng HBM3E tiên tiến nhất cho Nvidia.
Trong khi đó, có thông tin cho rằng Samsung đã không vượt qua được bài kiểm tra chứng nhận đến từ công ty sản xuất card đồ họa.
Việc sản xuất HBM, trong đó các chip nhớ được xếp chồng lên nhau theo chiều dọc, rất khó khăn và đòi hỏi vật liệu cũng như kỹ thuật sản xuất đặc biệt. Tính đến đầu tháng 7, Nikkei Asia cho biết chưa rõ thực tế Samsung đã đạt được chứng nhận của Nvidia hay không.
Khó khăn chồng chất
Tại Hàn Quốc, vấn đề lao động có thể trì hoãn nỗ lực bắt kịp của Samsung khi các cuộc đàm phán tiền lương bế tắc. Đây đã là cuộc đình công toàn quốc lần thứ hai kể từ tháng 6.
Samsung từ lâu đã nổi tiếng với văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và thiếu phong trào lao động, song các cuộc đàm phán có thể dẫn đến gia tăng chi phí và các yếu tố khác.
Vào tháng 5, Samsung công bố giám đốc bộ phận bán dẫn mới - một bước đi được đánh giá là bất thường đối với một công ty thường công bố thay đổi nhân sự điều hành vào cuối năm.
Giám đốc mới Jun Young-hyun, cũng là Phó Chủ tịch tập đoàn, trong bài phát biểu đầu tiên đã nhận định “gã khổng lồ dẫn đầu ngành kinh doanh bộ nhớ đang phải đối mặt với những thách thức khốc liệt”.
Trong khi đó, theo thông cáo báo chí của Samsung, “Phó Chủ tịch Jun Young-hyun là nhân tố chủ chốt đưa bộ phận kinh doanh bán dẫn và pin của Samsung đạt tầm hàng đầu thế giới”.
Ông Jun bắt đầu làm việc trong lĩnh vực kinh doanh chip nhớ của Samsung từ năm 2000, trở thành thuyền trưởng bộ phận này trong giai đoạn 2014-2017, và sau đó chuyển sang đứng đầu bộ phận pin Samsung SDI.
“Đây là biện pháp nhằm tăng cường sự cạnh tranh cả trong và ngoài tập đoàn”, trích thông cáo.
Samsung cũng gấp rút tuyển dụng nhân viên phát triển nhằm nỗ lực vượt qua thời điểm quan trọng này. Kể từ cuối tháng 6, họ đã tuyển dụng 800 kỹ sư cấp trung và những người có kinh nghiệm trong thiết kế và phát triển chất bán dẫn.
Gã khổng lồ Hàn Quốc vừa thành lập bộ phân chuyên về HBM nhằm phát triển các sản phẩm thế hệ tiếp theo, cũng như nghiên cứu nâng cao năng suất sản xuất.
Các nhà phân tích cho biết, Samsung đã chậm trễ trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh về chip nhớ sử dụng trong chipset AI. Các sản phẩm chuyên dụng này được định giá cao hơn đáng kể, mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trên thị trường DRAM theo lô hàng.
Nhà phân tích Lee Min-hee tại BNK Investment & Securities nhận định, “bộ phận chip đã tụt hậu về khả năng cạnh tranh trên nhiều mặt trận, từ DRAM cho đến NAND, hay cả lĩnh vực xưởng đúc; đồng thời công ty cũng bỏ lỡ nhiều xu hướng phát triển AI toàn cầu".
Tại cuộc họp thường niên của Samsung vào tháng 3, cựu Giám đốc bộ phận chip Kyung đã khẳng định họ sẽ tìm cách tránh những thất bại tương tự trong tương lai đối với thị trường HBM. “Chúng tôi đã chuẩn bị tốt hơn để ngăn điều đó xảy ra lần nữa trong tương lai”, Kyung nói khi trả lời câu hỏi của cổ đông về những thất bại gần đây của Samsung trong lĩnh vực này.
(Theo Nikkei Asia, Yahoo Finance)