Nhận định, soi kèo Viking vs Haugesund, 23h00 ngày 30/4: Dìm khách xuống đáy
Hai nữ sinh đạt 9,5 điểm môn Ngữ văn là Nguyễn Trần Bảo Trâm - học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (huyện Quế Sơn) và Nguyễn Thị Thu Hải - học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP Tam Kỳ). |
Nguyễn Trần Bảo Trâm (bên trái) và các bạn |
Nguyễn Trần Bảo Trâm cho biết em khá bất ngờ và vui mừng khi biết được điểm Ngữ văn của mình nằm trong nhóm cao nhất cả nước.
Nói về kinh nghiệm học và thi, Bảo Trâm chia sẻ phải chăm chỉ đọc sách và nghe những bài giảng của thầy cô trên lớp. Ngoài ra, cần tìm nhiều tài liệu trong sách vở, trên mạng Internet, qua đó rút ra những câu châm ngôn hay, những góc nhìn thú vị để áp dụng vào bài viết.
“Muốn học giỏi Văn cần có đam mê và yêu thích. Đối với môn học này, thí sinh không nên ôn tủ mà nên ôn toàn bộ các bài văn khác. Học sinh cần học theo bài giảng thầy cô và những đề ôn mẫu mà phía nhà trường ra”.
Trong kỳ thi vừa rồi, Bảo Trâm đăng ký khối D với tổng điểm 25,5, trong đó điểm thi Ngữ văn đạt 9,5, Toán 7,6, Ngoại ngữ 8,4. Với số điểm này, Bảo Trâm dự định đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM và nguyện vọng 2 vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. "Bởi vì em có ước mơ trở thành doanh nhân", Bảo Trâm nói.
Trong khi đó, Nguyễn Thị Thu Hải (Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm) cũng bày tỏ niềm vui khi clà một trong những thí sinh có điểm Ngữ văn cao nhất cả nước.
"Ngoài kiến thức đã học được, trong quá trình làm bài thi, thí sinh cần phải thật bình tĩnh. Muốn làm bài văn hay và đạt được điểm cao thì tâm phải tĩnh lặng, người phải thoải mái. Lúc đó, chúng ta mới có thể bay bổng, thả hồn vào bài viết”, Thu Hải tâm sự.
 |
Nguyễn Thị Thu Hải chụp ảnh kỷ niệm với cô giáo chủ nhiệm dạy văn của mình |
Trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Hải thi khối D với tổng điểm 25,5, trong đó điểm Ngữ văn 9,5, Toán 7,8 và Ngoại ngữ 8,2.
“Em đang làm hồ sơ nộp vào Trường ĐH Ngoại Ngữ Đà Nẵng với ước mơ sau này trở thành thông dịch viên Tiếng Trung. Để có tiền trang trải cho việc học, em đang đăng ký xin học bổng từ các tổ chức. Ngoài ra, em cũng đang xin việc làm thêm”, Hải cho hay.
Thầy Phan Văn Chương, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho biết Thu Hải là học sinh giỏi nhưng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Bố Thu Hải bệnh tật, không có khả năng lao động. Mẹ Thu Hải là lao động chính trong nhà nhưng đã qua đời vì bạo bệnh năm 2018. Thu Hải học và sinh sống tại ký túc xá của nhà trường.
“Do hoàn cảnh Thu Hải quá khó khăn, nhà trường đang liên hệ đến các quỹ học bổng, các nhà hảo tâm để xin học phí giúp em có thể tiếp tục học đại học”, thầy Chương cho biết thêm.
 |
Phổ điểm môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2019 |
Lê Bằng

Tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm 2019 giảm còn 94,06%
- Các địa phương trong cả nước đã lần lượt công bố tỉ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia. Năm nay, tỉ lệ tốt nghiệp trên cả nước đạt 94,06%, giảm 3,51% so với năm 2018.
" alt=""/>Hai nữ sinh Quảng Nam đạt điểm Văn thi thpt quốc gia cao nhất nước
 sau sự việc học sinh lớp 1 bị tử vong trên xe đưa đón. Nhà trường đã tổ chức theo từng nhóm, lớp, khối.</p><p>Chị Phạm Thị Liên, một phụ huynh có con học tại đây với VietNamNet: )
 |
Học sinh trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway trong buổi tới trường sáng 7/8. Ảnh: Phạm Hải |
Chị Liên trực tiếp đưa con đi học, không sử dụng dịch vụ của nhà trường. Trước ngày tựu trường, học sinh đã được nhà trường gửi email thông tin chi tiết về dịch vụ đưa đón. Ai muốn lựa chọn thì đăng ký đóng tiền chứ không có sự bắt ép.
"Sau vụ việc xảy ra, chắc chắn nhà trường phải xem lại quy trình một cách chặt chẽ hơn bởi để vụ việc như vậy xảy ra là không thể chấp nhận được. Dịch vụ đưa đón cần phải được thay đổi chặt chẽ, nghiêm túc. Ví dụ nếu kiểm tra thấy học sinh không đến học phải báo ngay cho phụ huynh ngay lập tức, không được chậm trễ"- chị Liên phản ánh.
Chị Liên cũng phỏng đoán do lượng học sinh năm nay đông hơn, do vậy khâu tổ chức cũng đang lỏng lẻo so với các năm trước.
"Tôi cho rằng trách nhiệm của nhà trường trong sự việc này là vô cùng lớn".
Khi đươc hỏi về quy trình đưa đón học sinh, chị Liên cũng cho biết quy trình của nhà trường là khép kín, phụ huynh không được liên hệ hay biết được liên lạc với giáo viên. Ngoài ra, còn có một bộ phận kiểm tra của từng lớp. Phòng hành chính sẽ là người liên hệ trực tiếp với phụ huynh chứ không phải giáo viên.
 |
Phụ huynh tự đưa đón con tới trường. Ảnh: Phạm Hải |
Anh Trương Tất Thành, trưởng ban phụ huynh lớp 1 Tokyo (lớp của bé L đã tử vong) cho Vietnam Plus biết, nhà trường quy định giáo viên và phụ huynh không liên hệ trực tiếp. Đo đó, phụ huynh và cô giáo chủ nhiệm không có số điện thoại của nhau. Mọi thông tin phản hồi đều thực hiện qua kênh mạng xã hội của trường. Anh nói rằng có một phụ huynh lớn tuổi đặt câu hỏi không dùng email, không dùng smartphone thì làm thế nào thì nhà trường chưa có câu trả lời.
 |
Cửa vào nghiêm ngặt. Ảnh: Phạm Hải |
Trước thông tin giáo viên quản lý danh sách học sinh nghỉ phép, chị Liên cho hay không thể để trường hợp đó xảy ra. "Nếu ngươời này nghỉ thì công việc thường xuyên phải có người đảm nhận".
Một phụ huynh khác sáng nay cũng cho biết thêm: Dù vị giáo viên này có nghỉ phép thì cũng không để trường hợp như vậy xảy ra. Lỗi đầu tiên phải nhắc đến là tình trạng xe buýt. Gia đình chị đưa đsn con hàng ngày do bé năm nay bắt đầu vào lớp 1, dự kiến sau này mới sử dụng dịch vụ xe đưa đón. Đến thời điểm hiện tại gia đình chị và các phụ huynh đều mong muốn nhà trường phải nâng cao việc kiểm tra sỹ số học sinh, đôn đốc trong quá trình đưa đón con lên xuống xe đến cùng.
Có phụ huynh bức xúc: “Vụ việc này người đáng trách nhất là cô giáo đưa đón học sinh. Cô đón học sinh thì phải có trách nhiệm đưa con vào lớp. Ông lái xe có trách nhiệm lái xe an toàn, nếu trách ông lái xe 1 phần thì phải trách cô đấy 10 phần”.
“Tối thiểu nhất là giáo viên đưa đón phải điểm sĩ số, bàn giao cho giáo viên chủ nhiệm. Nếu thiếu học sinh thì phải gọi điện lại cho phụ huynh để hỏi lý do nghỉ học. Đấy là trường quốc tế của Nhật Bản, có phải ít tiền đâu”.
Sáng 7/8, khá nhiều phóng viên có mặt tại cổng trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway. Trao đổi với VietNamNet, một số phụ huynh cho rằng đâ là sự việc không ai mong muốn xảy ra, nên mong được giải quyết nhanh để con cái họ yên ổn học hành
Tại buổi họp báo diễn ra lúc 11h45 trưa nay, cơ quan chức năng đã đưa ra thông tin ban đầu: Cô Nguyễn Bích Quy (sinh năm 1964) là nhân viên đưa đón học sinh của trường. Cô Quy đưa học sinh xuống xe ô tô rồi đóng cửa xe lại. Đến 15h30 cùng ngày, ông Phiến đi đến bãi xe điều khiển xe ô tô đến cổng trường Gateway để đón học sinh. Khi chị Quy đưa học sinh ra cổng để lên xe ô tô thì không thấy cháu Long nên nhờ các cô giáo đi tìm; còn cô Quy đưa 12 cháu lên xe. Lúc mở cửa xe và phát hiện cháu Long đang nằm ngửa dưới sàn, phía sau ghế lái, cô Quy hô hoán mọi người bế cháu vào trong phòng y tế của trường rồi đưa cháu vào Bệnh viện E để cấp cứu.
Cơ quan chức năng và nhà trường cũng chưa thông tin cụ thể về quá trình làm việc cũng như kỹ năng nghề nghiệp của cô Quy.
Trước câu hỏi tài xế xe 16 chỗ và giáo viên đưa đón khai gì tại cơ quan công an, Trung tá Trần Văn Hóa, Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy khẳng định chưa thể công bố.
Thúy Nga

Tang lễ lúc nửa đêm tiễn bé 6 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón
Hơn 4h sáng, gia đình đã đưa bé về Thanh Hoá an táng. Chủ tịch Hà Nội nói hôm nay phải làm rõ trách nhiệm các bên, đồng thời chỉ đạo kiểm tra hoạt động đưa đón học sinh toàn thành phố.
" alt=""/>Phụ huynh trường Gateway muốn làm rõ thông tin về người đưa đón học sinh

 |
|
Trở về từ Israel sáng nay 16/7, nữ sinh trường Chuyên Lam Sơn nhận được sự chú ý nhất khi không chỉ đoạt Huy chương Vàng mà còn “ẵm” luôn giải đặc biệt là nữ sinh có thành tích cao nhất Olympic.
Chia sẻ với VietNamNet, Khánh Linh vỡ òa: “Em rất vui vì cảm thấy những công sức, nỗ lực mình bỏ ra cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng với tấm Huy chương Vàng và giải thưởng đặc biệt dành cho nữ sinh xuất sắc nhất cuộc thi”.
Tuy nhiên, Linh cũng bày tỏ chút tiếc nuối bởi không có được sức khỏe tốt nhất khi bước vào phần thi thực hành thí nghiệm nên chưa phát huy được hết khả năng của mình.
 |
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đón và động viên Nguyễn Khánh Linh cùng các thành viên đội tuyển Olympic Vật lý quốc tế năm 2019. |
Còn chị Chu Thị Hồng Hạnh, mẹ của Khánh Linh thì không giấu nổi niềm hạnh phúc trên nét mặt. Hôm nay, chị cùng các thầy cô và bạn bè của Khánh Linh ở Trường THPT Chuyên Lam Sơn có mặt ở sân bay Nội Bài từ rất sớm để đón cô con gái nhỏ.
Nói về cô con gái, chị Hạnh cho biết Khánh Linh rất ít đi học thêm mà chủ yếu là tự học ở nhà.
May mắn là vợ chồng chị Hạnh mở một cửa hàng sách nên từ bé Khánh Linh vừa tranh thủ giúp mẹ bán sách và cũng có nhiều cơ hội đọc sách.
Chồng làm công nhân, vợ làm giáo viên dạy Tin học của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Thanh Hóa, anh chị mở thêm cửa hàng sách để kiếm thêm thu nhập. Ngày Linh còn chưa lọt lòng, anh chị cũng không nghĩ xa xôi.
 |
Kết quả của Nguyễn Khánh Linh là niềm hạnh phúc của chị Chu Thị Hồng Hạnh. |
Khánh Linh chia sẻ: “Em rất thích đọc truyện bởi điều đó vừa không chỉ giúp mình giải trí, giải tỏa căng thẳng mà còn cung cấp và bổ sung kiến thức một cách rất thoải mái và không mệt mỏi”.
Điều chị Hạnh ấn tượng nhất về cô con gái là Khánh Linh có khả năng ghi nhớ, tư duy rất tốt. Từ bé, Linh đã phát triển về ngôn ngữ.
“Khi bắt đầu biết nói thì con không bao giờ nói câu nào thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ mà luôn nói một câu đầy đủ. Mới học lớp 1 thôi nhưng nghe anh trai học tiếng Anh từ nào thì Linh nhớ luôn từ đấy, thậm chí còn nhớ hơn cả anh”, chị Hạnh kể.
 |
Nguyễn Khánh Linh (lớp 12 Trường THPT Chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa) không chỉ giành được huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế năm 2019 mà còn đoạt giải đặc biệt là nữ sinh có thành tích cao nhất. Ảnh: Thanh Hùng |
Có lẽ cũng vì khả năng ghi nhớ tốt nên suốt từ cấp 1 trở đi, chị Hạnh thấy ít khi về nhà Linh phải học lại những bài trên lớp, mà tập trung mở rộng kiến thức.
Từ cấp tiểu học, cô bạn đã đạt được rất nhiều giải thưởng các cấp. Lớp 5, Khánh Linh đã giành được Huy chương Vàng cuộc thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh cấp quốc gia.
Lên cấp 2, Linh vẫn giữ phong độ khi học đều tất cả các môn và cũng lọt vào các đội tuyển học sinh giỏi các môn Toán, Vật lý và Tiếng Anh.
Cuối năm học lớp 8 ở Trường THCS Trần Mai Ninh, sau kỳ thi chọn học sinh giỏi Vật lý do nhà trường tổ chức, Linh bắt đầu nhận ra năng khiếu của mình về môn học này.
Đến lớp 9, em quyết định theo đuổi con đường Vật lý bởi nhận thấy sở thích của bản thân về nghiên cứu kỹ thuật.
Càng học về các vấn đề chuyên sâu, Linh càng đam mê môn Vật lý khi những kiến thức của môn học này có thể giúp em giải thích những vấn đề trong tự nhiên. Nỗ lực không mệt nỏi, lớp 10, cô bạn là học sinh giỏi cấp trường. Lên lớp 11, Linh chứng minh khả năng của mình rõ hơn khi đạt giải Nhì kỳ thi học sinh giỏi môn Vật lý cấp quốc gia. Lớp 12 cũng được giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi môn Vật lý cấp quốc gia.
Chia sẻ về cách học của mình, Linh cho hay bản thân học theo “tùy hứng” chứ không cứng thời gian biểu. “Khi nào thích học môn gì em sẽ học. Có thể có những ngày em học Vật lý cả ngày nếu tìm được vấn đề mà mình thích. Nhưng cũng có những ngày cảm thấy mệt mỏi thì em chỉ đọc truyện và xem phim”, cô bạn cười tươi.
Chia sẻ thêm về cô con gái, chị Hồng Hạnh cho biết Linh được mọi người đánh giá ngoan hiền nhưng nhanh nhẹn, năng động và đặc biệt rất hài hước.
“Đến nỗi các bạn trong lớp nhận xét rằng Khánh Linh thở cũng có thể khiến các bạn cười được”, chị Hạnh nói.
Theo chị Hạnh, Linh khá cân bằng giữa việc học và giải trí chứ không phải chỉ cắm đầu học và học. Ngoài thời gian học, Linh rất thích đọc các tác phẩm văn học, lịch sử kinh điển và còn chơi đàn để giải tỏa căng thẳng.
Ở trường, Linh không những tham gia mà còn là thành viên trong ban tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh.
Là bí thư đoàn, Khánh Linh cũng rất năng nổ tham gia các hoạt động như hùng biện Tiếng Anh, dẫn chương trình,…
 |
Nguyễn Khánh Linh bên thầy cô và bạn bè Trường THPT Chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa. |
Chia sẻ về dự định trong tương lai, Linh cho biết em muốn tiếp tục theo đuổi môn Vật lý.
Với kết quả này, Linh được tuyển thẳng đại học và em định hướng sẽ theo ngành Vật lý của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Cô bạn cũng chuẩn bị cho mình những hành trang để có thể du học trong tương lai. Mơ ước của Khánh Linh là một ngày không xa có thể trúng tuyển được vào Viện Công nghệ hàng đầu thế giới Massachusetts - MIT (Hoa Kỳ).
Clip: Đón những chàng trai cô gái "vàng"
Thanh Hùng
Clip: Anh Phú - Linh Trang

Nam sinh Thanh Hóa là thủ khoa khối A năm 2019
- Với việc giành được tổng điểm 29,05, Vũ Đức Anh (lớp 12T1 Trường THPT Quảng Xương 1, tỉnh Thanh Hóa) trở thành thí sinh có tổng điểm 3 môn xét tuyển khối A cao nhất cả nước năm 2019.
" alt=""/>Nữ sinh Việt có thành tích cao nhất Olympic Vật lý quốc tế năm 2019