










Hai tháng chạy đua với thời gian
Tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Cần Thơ vào năm 2012, Nguyễn Phước Lập từng có 2 năm công tác trong ngành y sinh tại TP.HCM. Tuy nhiên, quãng thời gian đi làm khiến anh nhận thấy, những kiến thức ở bậc đại học còn quá ít ỏi so với những gì công việc yêu cầu. Vì thế, anh quyết tâm phải tìm kiếm cơ hội để đi du học.
Thời điểm ấy, với sự quyết tâm của mình, Lập tìm được học bổng theo học bậc thạc sĩ ngành Y sinh tại Đại học Hallym (Hàn Quốc) trong vòng 2 năm.
“Quả thực, Hàn Quốc đã giúp ích rất nhiều cho tôi trong quá trình làm việc và nghiên cứu”, Lập nói. Cũng vì lý do đó, anh quyết định ở lại Hàn Quốc làm nghiên cứu viên tại Đại học Quốc gia Jeonbuk trong khoảng 3 năm trước khi tiếp tục tìm kiếm học bổng theo đuổi lên bậc tiến sĩ.
Nguyễn Phước Lập trong ngày tốt nghiệp thạc sĩ
Trong vòng 5 năm này, Nguyễn Phước Lập vừa tập trung trau dồi kiến thức và kỹ thuật nghiên cứu, anh đồng thời còn xuất bản 8 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học ISI-Q1, trong đó có 3 bài là tác giả đứng đầu và 1 bài đồng tác giả đứng đầu.
Những hướng nghiên cứu của anh tập trung vào lĩnh vực virus học, hẹp hơn là virus gây bệnh Viêm gan C.
Đến khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đầu tháng 8/2020, GS. Soon Bong Hwang, giáo sư hướng dẫn, đồng thời là người phụ trách Phòng thí nghiệm về các bệnh từ virus RNA, đã quyết định chuyển hướng sang nghiên cứu về SARS-CoV-2. Giáo sư ngỏ lời muốn Lập cùng tham gia vào dự án mới này của ông.
Đây cũng là lúc anh biết mình nhận được học bổng tiến sĩ tại Đại học Copenhagen của Đan Mạch và chỉ còn 2 tháng nữa là sẽ lên đường.
“Tuy nhiên, tôi không mất nhiều thời gian để đồng ý vì biết đó là cơ hội của mình. Tôi quyết định tận dụng hết quãng thời gian ít ỏi này để chạy đua cùng dự án”.
Theo anh Lập, về cơ bản, virus gây Viêm gan C và virus gây Covid-19 có sự tương quan với nhau về vật liệu di truyền. Do đó, rất có thể, những thuốc đã được chấp nhận để điều trị virus gây Viêm gan C vẫn có khả năng áp dụng để điều trị Covid-19. Đó là những suy nghĩ ban đầu của nhóm.
Từ đó, nhóm bắt đầu sử dụng những loại thuốc đã biết để kiểm nghiệm trên virus SARS-CoV-2. Nhiệm vụ của Lập là tạo ra các hạt pseudoparticles giả lập lại cấu trúc của virus SARS-CoV-2, đồng thời thử xem những loại thuốc ấy có ức chế được sự sinh sôi của SARS-CoV-2 hay không. Từ những bước đệm này, nhóm sẽ thử nghiệm trên virus thật tại phòng an toàn sinh học cấp 3.
Nguyễn Phước Lập đang sử dụng hệ kính hiển vi đồng tiêu confocal tại Khoa Khoa học sức khoẻ và Y tế- Đại học Copenhagen để chụp ảnh tế bào.
Cuối cùng, sau 8 tháng, nhóm nghiên cứu có sự tham gia của anh đã tìm ra thuốc Asunaprevir – một loại thuốc kháng virus Viêm gan C – có thể ngăn chặn đáng kể sự sinh sôi của virus SARS-CoV-2.
Kết quả nghiên cứu này đã được nhóm gửi tới tạp chí Molecules and Cells và được chấp nhận. Ngày 14/9, bài báo đã được xuất bản và Nguyễn Phước Lập là tác giả thứ 2.
Học tiến sĩ chỉ là khởi đầu
“Cả nhóm phải cố gắng tập trung làm việc hết công suất. Ngay cả thầy tôi, dù đã đến tuổi nghỉ hưu, nhưng thầy vẫn trực tiếp mỗi ngày làm việc trên phòng lab, trong phòng an toàn sinh học cấp 3 để làm thí nghiệm. Đó là điều khiến tôi rất trân trọng và như được truyền động lực”.
Nhưng bài báo này mới chỉ là điểm bắt đầu. Mục tiêu tiếp theo của nhóm là tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm trên động vật và lâm sàng.
Sau 2 tháng cùng nhóm nghiên cứu, trăn trở giữa việc tiếp tục ở lại Hàn Quốc theo đuổi dự án hay lên đường sang Đan Mạch là điều khiến anh không khỏi băn khoăn.
“Tôi có trao đổi với thầy. Thầy rất vui và động viên tôi nhất định phải đến Đan Mạch học”.
Trước đó, Lập từng hụt hẫng vì đã “rải” hồ sơ đi rất nhiều nơi nhưng không được chấp nhận vì hướng nghiên cứu của anh không phù hợp với trường. Trải qua nhiều khó khăn, anh không muốn bỏ lỡ cơ hội theo đuổi bậc tiến sĩ tại ngôi trường top đầu của Đan Mạch.
Vì thế, tháng 1/2021, Lập quyết định lên đường theo đuổi Tiến sĩ ngành Y sinh tại Đại học Copenhagen trong vòng 3 năm.
Sang Đan Mạch, không bỏ phí thời gian, anh ngay lập tức bắt tay vào nghiên cứu. Hướng đi mới của anh liên quan đến cơ chế phân tử của bệnh học, trong đó tập trung vào cơ chế gây bệnh ung thư, dựa trên tính sửa chữa của DNA và kiểm soát chu trình tế bào, từ đó có thể sàng lọc ra những loại thuốc có thể ức chế quá trình phát triển của tế bào gây bệnh ung thư.
“Hiện tại, công nghệ mRNA đã được áp dụng để tạo ra vắc xin cho virus SARS-CoV-2. Các nhà khoa học cũng đang có hướng sử dụng công nghệ mRNA để điều trị bệnh ung thư. Tôi cho rằng đây cũng sẽ là hướng đi tiềm năng và triển vọng”.
Quyết định chuyển sang mảng nghiên cứu về ung thư, anh Lập cho rằng, “học thạc sĩ hay tiến sĩ vẫn là giai đoạn khởi đầu. Tôi muốn mình được dấn thân, thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau, sau đó, đến giai đoạn sau tiến sĩ sẽ là lúc bản thân tìm ra hướng đi và tập trung vào lĩnh vực mà với mình là thế mạnh”.
Anh cũng cho rằng, với người làm nghiên cứu, bài học quan trọng nhất là “không được ngủ quên trong chiến thắng”.
“Có thể mình đã đạt được mục tiêu nào đó rồi, nhưng so với thế giới bao la ngoài kia, điều đó không là gì cả. Với nhà khoa học, bài học này lại càng cần ghi nhớ. Bởi, khoa học biến đổi không ngừng và liên tục phát triển. Nếu dừng lại tức mình đang đi thụt lùi. Do đó, tôi luôn phải tự nhắc nhở mình cần phấn đấu nhiều hơn”.
Điều đầu tiên mỗi khi thức dậy tôi thường làm là lên Internet, theo dõi lĩnh vực mình đang nghiên cứu hôm nay có điều gì mới. Rất có thể từ đó sẽ đem lại nhiều ý tưởng cho mình.
Và, tôi tin rằng, “cách hủy hoại một người dễ dàng nhất là để họ làm theo những điều họ muốn”. Cho nên, việc đặt bản thân vào một khuôn khổ và phải đề ra những mục tiêu cụ thể là điều rất cần thiết”, Lập chia sẻ.
Thúy Nga
Vừa sáng chế thành công loại khẩu trang sinh học có nhiều tính năng đột phá, PGS.TS Nguyễn Đức Thành và nhóm nghiên cứu còn đang tập trung để tạo nên những miếng dán trên da để đưa vắc-xin Covid-19 vào cơ thể một cách dễ dàng.
" alt=""/>9X Việt tham gia nghiên cứu thuốc ngăn chặn sự sinh sôi của SARSChia sẻ với VietNamNet, bố của các em Long, Công cho biết, khi nhận tin về kết quả của các con, gia đình không quá ngạc nhiên bởi ngay từ ngày học cấp 2, cấp 3 các em cũng đã học rất tốt và có nhiều thành tích.
Theo gia đình, ngay từ năm cấp 2, Long và Công đã nổi trội ở các môn Toán, Hóa, Sinh. Tuy nhiên, khi thi vào Trường THPT Chuyên Lam Sơn, gia đình định hướng mỗi con thi một môn (Long là anh thi đậu chuyên Hóa, Công thi vào chuyên Sinh).
Như vậy, hai anh em sẽ tự chia sẻ kiến thức cho nhau ở các môn học, giúp học đều hơn.
“Mặc dù Long học chuyên Hóa nhưng lại yêu thích môn Sinh. Năm học 2022-2023, Long và Công cùng tham giam gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, kết quả Công đạt giải Khuyến khích, Long đạt giải Ba môn Sinh”, phụ huynh của 2 em cho biết.
Hai em Nguyễn Lê Bảo Long và Nguyễn Lê Thành Công lại rất bất ngờ khi cả hai đều đạt giải cao nhất tại kỳ thi năm nay.
“Trước khi đi thi, chúng em cũng thấy áp lực và lo lắng tuy nhiên em đã quyết tâm cố gắng hết sức. Để có được kết quả này, thầy cô cũng đã hỗ trợ em rất nhiều về kiến thức, bố mẹ em luôn động viên, giúp chúng em yên tâm khi bước vào làm bài”, em Long chia sẻ.
Nguyễn Lê Thành Công chia sẻ, dù học chuyên Sinh, tuy nhiên kết quả của kỳ thi năm học sinh giỏi quốc gia năm ngoái em chỉ đạt giải Khuyến khích. Kết quả thực sự không tốt, nhưng đó là động lực để em cố gắng hơn.
Không chỉ cùng chung đam mê môn Sinh, cả hai anh em Long và Công đều có chung ước mơ tương lai sẽ trở thành bác sĩ.
“Tuy nhiên, trước mắt, chúng em tập trung cho việc học tập thật tốt, tập trung chinh phục những kỳ thi, cuộc thi cao hơn nữa”, Long cho hay. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lam Sơn cho biết thêm, trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024, nhà trường có 83 trong tổng số 84 học sinh đạt giải của tỉnh Thanh Hóa.
Trong số 84 em đạt giải, có 9 giải Nhất, 22 giải Nhì, 23 giải Ba và 30 giải Khuyến khích. Trong đó, Sinh học là môn có học sinh giành được nhiều giải Nhất trong kỳ thi năm nay (3 giải).
“Đây là thành tích cao nhất từ trước đến nay. Trước kỳ thi, chúng tôi đã chuẩn bị từ rất sớm. Bắt đầu từ cuối năm học trước, nhà trường đã chủ động thành lập các đội dự tuyển, ôn luyện trong dịp hè, bồi dưỡng thêm kiến thức cho các em.
Năm nay, tỉnh Thanh Hóa tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia với số lượng thí sinh đông nhất là 90 em, chia đều ở 9 môn là Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và tiếng Anh”, ông Sơn cho biết.
" alt=""/>Hai anh em sinh đôi ở Thanh Hóa đoạt giải Nhất học sinh giỏi quốc giaTôi mong mọi người sẽ nghĩ tôi đạt ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024, chứ không phải đã dừng lại ở vị trí đó. Tôi hiểu rõ mục tiêu của mình nên đạt vị trí nào cũng mãn nguyện. Tôi tôn trọng ban tổ chức và mong công chúng hãy tin tưởng quyết định của ban giám khảo. Hoa hậu Võ Lê Quế Anh có sắc vóc, tài năng, chiều sâu và sức trẻ, đủ "chất liệu" mang hình ảnh người phụ nữ Việt Nam ra quốc tế.
- Sống trong một gia đình không trọn vẹn và tự lập từ sớm, Hạnh Nguyên nhìn nhận thế nào về trách nhiệm cá nhân và cách vượt qua những thách thức trong cuộc sống?
Năm 11 tuổi, tôi và anh trai sống cùng mẹ sau khi cha mẹ ly hôn. Sự vắng bóng của cha không hoàn toàn ảnh hưởng đến sự phát triển của tôi vì dù không còn ở bên nhau, hai người luôn quan tâm và hỗ trợ con cái. Hiện tại, tôi nỗ lực vượt qua định kiến về việc lớn lên trong gia đình không trọn vẹn bằng những thành tựu đã đạt được.
Lối sống tự lập là điểm tựa vững chắc cho cha mẹ. Trên thực tế, dù con lớn đến đâu, nhiều phụ huynh vẫn luôn xem chúng là những đứa trẻ. Với tôi, tuy đôi lúc thấy đơn độc nhưng nhìn thấy sự yên tâm của cha mẹ, tôi thấy quyết định tự lập sớm là đúng đắn khi được trải qua những va vấp và trau dồi kinh nghiệm từ sớm.
- Bắt đầu tự kiếm tiền từ năm 16 tuổi bằng việc bán trái cây, mỹ phẩm… có phải là lý do giúp bạn trở nên mạnh mẽ và bản lĩnh như hôm nay?
Biến cố gia đình cũng là một trong các yếu tố giúp tôi trở nên bản lĩnh và tự lập. Dù cha mẹ không ở bên nhau, tôi cảm thông, mạnh mẽ để họ yên tâm và tiếp tục cuộc sống riêng. Khi mới bán trái cây, tôi ngại tiếp xúc và không biết chào khách nhưng dần học được cách buôn bán, tính toán và trưng bày sản phẩm nhờ các cô bán hàng gần đó.
Từ cấp 3, tôi chuyển sang bán mỹ phẩm để phụ giúp gia đình. Khi vào đại học, việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn nhờ nền tảng học tập và môi trường mới. Mặc dù công việc giúp trau dồi kỹ năng, tôi vẫn ưu tiên học hành và coi biến cố gia đình là động lực để trở thành trụ cột tinh thần cho cha mẹ.
Mỗi giai đoạn trong cuộc đời, tôi luôn có mục tiêu khác nhau. Sau khi tốt nghiệp và làm việc trong ngành du lịch 2 năm, đại dịch đã làm mọi thứ chững lại. Vì kiến thức chưa đủ để nổi bật trong nghề, tôi quyết định học thạc sĩ.
- Vừa là quản lý phòng phát triển kinh doanh và theo học thạc sĩ, bạn cân bằng giữa sự nghiệp, học tập và tham gia cuộc thi sắc đẹp như thế nào?
Muốn cân bằng cuộc sống cần xác định mục tiêu rõ ràng. Trong 2 năm tới, tôi sẽ lấy bằng thạc sĩ để có bước tiến mới trong công việc và thêm nền tảng sư phạm. Hiện tại, tôi làm quản lý tại công ty du lịch 8 giờ mỗi ngày, học thạc sĩ 4 ngày/tuần và học thêm tiếng Anh, tiếng Trung vào cuối tuần. Khi tham gia Miss Grand Vietnam 2024, thầy cô hỗ trợ gửi bài giảng cho tôi sau mỗi buổi học.
- Đâu là nguồn cảm hứng khiến Hạnh Nguyên muốn theo đuổi con đường giảng dạy?
Mẹ tôi là giáo viên trường tiểu học, cha tôi là giảng viên của Đại học Đồng Tháp và nhiều người thân của tôi như cậu, dì, mợ đều làm giáo viên. Có lẽ, bà ngoại cũng thích con cái đi dạy và thích ngắm con mặc áo dài. Mẹ truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều về việc trau dồi kiến thức, tính khiêm tốn và lý tưởng sống. Theo bà, những gì mình đạt được không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn cho cộng đồng.
Từ nhỏ, chứng kiến mẹ tận tâm giảng dạy, tôi ấp ủ ước mơ trở thành giáo viên. Song khi thấy cha làm giảng viên ngành Việt Nam học, tôi lại đam mê du lịch hơn. Tôi mong được khám phá nhiều nơi và phát triển du lịch. Có thể một ngày không xa, tôi sẽ theo đuổi sự nghiệp giảng dạy giống cha mẹ.
- Việc xuất thân từ gia đình có truyền thống giáo dục có tạo áp lực cho Hạnh Nguyên?
Vừa là áp lực, vừa là động lực vì khi đi học, mọi người luôn kỳ vọng rằng con của giáo viên phải đạt kết quả tốt. Đó cũng là động lực cho tôi cố gắng và biến những suy nghĩ, hoài nghi thành sức mạnh.
Sau cấp ba, cha khuyên tôi học tại Đại học Đồng Tháp gần nhà và hy vọng con gái tiếp tục giảng dạy ở trường nhưng tôi đã từ chối. Xuất thân từ gia đình có nền tảng giáo dục vững chắc giúp tôi phát triển và dễ dàng hơn khi sống xa nhà.
Lo sự cầu toàn gây áp lực cho người khác
- Bạn đã từng gặp phải tình huống nào trong công việc hoặc cuộc sống mà sự cầu toàn của mình trở thành điểm yếu?
Tại cuộc thi, tôi luôn chuẩn bị chỉn chu, kỹ lưỡng nhằm thể hiện tính chuyên nghiệp và xem sự cầu toàn của mình là điểm mạnh. Nhưng đôi khi, sự cầu toàn khiến tôi mệt mỏi và tự hỏi liệu có nên giảm bớt không, tôi tin rằng muốn thấy sự hoàn hảo ở người khác, mình cũng phải trở nên hoàn hảo trong mắt họ. Vì vậy, tôi không ngừng nỗ lực và trau dồi kỹ năng lẫn nội tâm để ngày càng có giá trị hơn.
- Quan điểm của Hạnh Nguyên về "khả năng chữa lành" với mọi người và cuộc sống cá nhân thế nào?
Khi người bên cạnh muốn sẻ chia, tôi lắng nghe nhiều hơn và nói ít; ngược lại, khi họ cần lắng nghe, tôi sẵn lòng chia sẻ nhiều hơn. Tôi áp dụng cách này trong công việc và cuộc thi, sẵn sàng động viên khi ai đó gặp vấn đề.
Tại các buổi làm diễn giả, tôi chia sẻ đam mê ngành Tâm lý học, với mong muốn lắng nghe và thấu hiểu mọi người để trở thành nơi chữa lành và mang lại niềm vui cho họ. Đối với bản thân, nụ cười của người khác chính là cách chữa lành và sự đón nhận từ khán giả mang lại niềm vui lớn cho tôi.
- Tình yêu của Hạnh Nguyên hiện tại thế nào? Bạn có thể chia sẻ về quan điểm và mẫu bạn trai của mình?
Hiện tại, tôi chưa có người yêu vì lịch trình công việc và học tập bận rộn. Thời gian rảnh, tôi chỉ có thể gọi điện hỏi thăm gia đình ở quê. Trong tình yêu, tôi không có nguyên tắc cố định, mối quan hệ phải bắt nguồn từ sự gặp gỡ và đồng điệu giữa hai tâm hồn.
Tôi tin rằng cảm xúc và lý trí cần cân bằng. Lý trí giúp chọn mối quan hệ đúng đắn và lành mạnh, đồng thời mang lại sự yên tâm cho gia đình. Tôi cũng lo tính cầu toàn của mình có thể gây áp lực cho người khác nên phải điều chỉnh để duy trì sự thoải mái và năng lượng tích cực trong công việc.
- Dự án xây cầu bê tông tại Đồng Tháp là một hoạt động thiện nguyện đáng nhớ của bạn. Hạnh Nguyên có thể kể về những kỷ niệm, khó khăn gặp phải và cảm xúc khi thấy thành quả?
Sau thời gian dài sinh sống và làm việc ở TPHCM, tôi thấy quê mình còn nhiều nơi thiếu cầu để đi lại nên người dân phải qua kênh, sông bằng những thân cây tạm bợ và nguy hiểm. Khi tự tay đặt từng viên gạch xây cầu, tôi hạnh phúc vì góp phần giúp đỡ bà con có cuộc sống thuận tiện hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Tôi hy vọng rằng mọi người và các tổ chức có thể chung tay giúp sức nhiều hơn nữa.
Hạnh Nguyên catwalk trong top 5 Miss Grand Vietnam 2024:
Ảnh: Nguyễn Huế