Thuyền trưởng MUnói rõ, ông cần những bổ sung mới để cải thiện đội hình ngày một tốt lên.
MU cần tiếp viện ở chuyển nhượng mùa Đông, đặc biệt là trên hàng tấn công sau khi thanh lý sớm hợp đồng Ronaldo hồi tháng 11.
Do mùa giải phải nghỉ hơn 1 tháng vì World Cup 2022 nên giờ các ‘ông lớn’ châu Âu phải chạy đua với lịch thi đấu dày đặc, rất cần một đội hình có chiều sâu.
Ông chia sẻ với tờ M.E.N: “Chúng tôi luôn phải tìm kiếm (mua sắm mới) như một cách để thúc đẩy các cầu thủ. Bởi vì tốt là không đủ tốt.
Hơn nữa, trong một tổ chức, chúng tôi phải thúc đẩy lẫn nhau và khi có cơ hội tranh đua vị trí top đầu, bạn luôn phải sẵn sàng cho điều đó.
Nhưng trọng tâm chính của tôi trước mắt là có được một đội hình MU tốt hơn, có thể cải thiện sức mạnh đội”.
Theo chuyên gia chuyển nhượng Tây Ban Nha, Fernando Kallas, Arsenalsắp đạt thỏa thuận chiêu mộ Joao Felix của Atletico Madrid.
Vị này cho biết, mối quan hệ giữa tiền đạo Bồ Đào Nha và HLV trưởng Diego Simeone là không thể cải thiện và Felix muốn rời ngay trong tháng 1 này.
MU cũng quan tâm muốn mượn Joao Felix trong phần còn lại của mùa giải, nhưng được cho chuyển hướng nơi khác do không đồng ý với mức phí Atletico yêu cầu cũng như phải chịu trả lương hoàn toàn cho cầu thủ này.
Nhưng Arsenal thì khác do nhu cầu cấp bách hơn, khi Gabriel Jesus có thể phải ngồi ngoài thêm 3 tháng nữa sau ca phẫu thuật đầu gối. HLV Arteta cần thêm một cầu thủ như Joao Felix để phục vụ cho phần còn lại bận rộn của mùa giải.
Báo chí Anh cho hay, Chelseađã 2 lần cố gắng ký hợp đồng với Erling Haaland trước khi tiền đạo Na Uy gia nhập Man City.
Lần đầu tiên là lúc Frank Lampard còn dẫn dắt Chelsea và Haaland đang chơi cho Salzburg, như chính cựu tiền vệ này tiết lộ: “Tôi đã cố gắng mang cậu ấy về cho Chelsea nhưng điều đó đã không xảy ra”.
Sau đó vào mùa hè 2021, Chelsea lại tiếp cận Haaland một lần nữa bởi phong độ hết sức ấn tượng trong màu áo Dortmund.
Họ xác định anh là mục tiêu hàng đầu nhưng rốt cuộc vẫn không thuyết phục được chân sút này. Kết quả Chelsea mang Lukaku về với giá 97,5 triệu bảng và thất bại ra sao thì mọi người đã rõ.
Haaland hiện đang tung hoành ở Premier League, nhưng là trong màu áo Man City với 21 bàn thắng, hơn cả số bàn của Chelsea có được (20 bàn). The Blues không khỏi tiếc bởi nếu có được chân sút Na Uy, có lẽ đội đã khác hơn ở thời điểm hiện tại – xếp thứ 10 và kém Arsenal dẫn đầu tới 19 điểm sau 17 trận đã chơi.
Xem ngay tin tức chuyển nhượng mùa đông 2023 mới nhất tại đây!
" alt=""/>Tin chuyển nhượng 7/1: Ten Hag nhắc MU chi tiền, Arsenal đón FelixBên cạnh đó, các CĐV phải tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19, trong đó mũi thứ 2 phải tiêm cách thời điểm đến sân vận động 14 ngày. Nếu thông tin tiêm chủng chưa được tích hợp (màu xanh) vào CCCD, khán giả phải mang theo giấy chứng nhận tiêm chủng.
![]() |
CĐV phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng chống dịch Covid-19 |
Cùng với đó, khán giả phải có giấy xét nghiệm Covid-19 cho kết quả âm tính không quá 72 giờ, cần có mặt tại sân vận động 2 giờ trước thời điểm bóng lăn để làm các thủ tục kiểm soát phòng, chống dịch.
VFF yêu cầu các CĐV vào sân phải cài đặt các ứng dụng VNEID, PC-Covid để khai báo y tế và quét mã QR địa điểm; Có mặt tại sân 2 giờ trước thời điểm bóng lăn để làm các thủ tục liên quan đến việc kiểm tra an ninh và khai báo y tế.
Được biết, cơ quan chức năng sẽ phân 3 luồng để kiểm soát khán giả vào sân. Luồng 1 dành cho khán giả có thẻ CCCD gắn chip hoặc thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong CSDL quốc gia về dân cư (có mã QR).
Luồng 2 dành cho khán giả không có thẻ CCCD và thông báo số định danh nhưng có sử dụng điện thoại thông minh cài ứng dụng VNEID.
Luồng 3 dành cho người nước ngoài và công dân không sử dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử và ứng dụng VNEID.
Cuộc đọ sức giữa tuyển Việt Nam vs Nhật Bản diễn ra vào lúc 19h ngày 11/11 trên SVĐ Mỹ Đình. Trận đấu này có 12 nghìn người được vào sân.
Đại Nam
HLV Park Hang Seo khẳng định, tuyển Việt Nam có sự chuẩn bị tốt nhất, sẵn sàng gây bất ngờ trước đối thủ mạnh Nhật Bản ở Mỹ Đình.
" alt=""/>Các yêu cầu với CĐV đến Mỹ Đình xem Việt Nam vs Nhật BảnNhắc đến hoàn cảnh gia đình mình, người phụ nữ dân tộc La Phù với khuôn mặt thất thần, đôi mắt thâm quầng không khỏi rơi lệ. Bà chia sẻ, con trai bà là anh Phùng Văn Long (SN 1985, trú thôn Trạng Sô, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) kết hôn với chị Lý Thị Chuyên suốt 4, 5 năm ròng nhưng chưa có nổi một mụn con.
Chị Chuyên sức khỏe yếu, mắc bệnh thần kinh, thường xuyên lên cơn động kinh, co giật. Anh Long là trụ cột chính trong nhà, đi làm tự do, thu nhập không ổn định. Những lúc đi làm xa, anh phải gửi gắm vợ cho cha mẹ đã già cả.
Trong lúc cuộc sống còn nhiều khó khăn, ngày 14/4 vừa qua, anh Long gặp tai nạn kinh hoàng trên đường từ quê xuống Hà Nội, nhập viện Bệnh viện E trong tình trạng chảy máu não. Các bác sĩ phải mổ cấp cứu lấy máu tụ trong não khẩn cấp mới giữ được tính mạng cho anh. Tuy nhiên, sau ca mổ, anh Long vẫn còn lơ mơ, liệt nửa người và phải ăn uống bằng đường xông.
Nghe tin chồng gặp nạn, chị Chuyên lập tức tới bệnh viện để chăm chồng song ngay tại đây, chị lại lên cơn động kinh rồi ngất đi. Các nhân viên y tế phải đưa chị đi cấp cứu gấp trong ngày.
Cùng lúc con trai và con dâu đều nhập viện cấp cứu, bà Lan như ngã khuỵu. Một mình bà chạy đi chạy lại giữa 2 nơi trong bệnh viện, lo chăm sóc, thuốc men. Có lúc, người mẹ già không còn đủ sức để tiếp tục trông coi hai người bệnh.
Nguy cơ phải từ bỏ sự sống
Bên cạnh nỗi lo về tính mạng con mình, bà Lan gần như không có khả năng thanh toán tiền viện phí. Khi con trai bị tai nạn, trong nhà không có tiền, hàng xóm thương tình gom góp một ít, bà Lan cũng phải bán đi quả đồi để cứu con. Chỉ qua 2 tuần điều trị, số tiền ấy không đủ, bà vẫn còn nợ viện phí.
Không còn một đồng nào, bà chẳng dám thuê trọ mà chỉ vạ vật ngoài hành lang, ngóng tin con hàng ngày từ các bác sĩ. Thậm chí, có nhiều hôm bà chịu đói, nhịn ăn vì trong người hết sạch tiền. Sức khỏe bà Lan ngày càng suy nhược hơn.
"Con tôi từng bị tai nạn hỏng một bên mắt, phải bươn trải khắp nơi kiếm tiền nuôi gia đình. Giờ lại gặp nạn lớn thế này, thật sự tôi muốn cứu con mà hết cách rồi. Tôi không muốn cho con về đâu nhưng giờ ở lại, tôi không biết phải làm sao khi thuốc thang mỗi ngày quá nhiều. Đồi bán được 55 triệu cả cây và đất mà giờ đã hết rồi”, bà Lan nghẹn ngào.
Được biết, tình trạng của anh Long có thể phục hồi, tiên lượng tốt nhưng chi phí điều trị, tiền thuốc men tốn đến vài triệu đồng mỗi ngày dù đã được bảo hiểm y tế chi trả, hỗ trợ một phần. Gánh nặng kinh tế quá lớn khiến hy vọng chữa khỏi cho anh ngày một ít đi.
Nhìn vào phòng bệnh, chứng kiến con vẫn đang mê man, bản thân không có cách nào giúp con, bà Lan tủi thân vô cùng. Nước mắt người mẹ không ngừng rơi xuống, ướt đẫm lớp khẩu trang bên ngoài. Rất mong hoàn cảnh của anh Long nhận được nhiều sự tương trợ, giúp đỡ từ phía cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bà Đặng Thị Lan, ở thôn Trạng Sô, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. SĐT: 0366542024. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.104 (anh Phùng Văn Long) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
" alt=""/>Bi kịch mẹ già chăm con trai tai nạn nguy kịch, con dâu động kinh