Các nhà mạng phải đi đầu về hạ tầng dữ liệu
Ngày 10/4, Viettel khai trương Trung tâm dữ liệu (DC) thứ 14 tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là DC đầu tiên ở Việt Nam được thiết kế công suất cao. Trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc có công suất rack cao gấp 3 lần mức trung bình, nhằm đáp ứng xu thế phát triển của AI với yêu cầu về các con chip hiệu năng cao để gia tăng khả năng tính toán. Với 60.000 máy chủ, 2.400 rack, 21.000m2 mặt sàn và tổng công suất điện 30MW, Trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc trở thành một trong số các trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, lĩnh vực viễn thông bước vào cuộc đổi mới lần 2, từ hạ tầng viễn thông chuyển đổi thành hạ tầng số, hạ tầng của nền kinh tế số. Cuộc đổi mới lần 2 này mở ra không gian phát triển mới, rộng hơn nhiều lần cho các nhà mạng trong khi không gian cũ đã hết dữ liệu và suy giảm.
“Luật Viễn thông năm 2023 đã chính thức để cập đến khái niệm hạ tầng số. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đưa khái niệm hạ tầng số vào luật. Hạ tầng số Việt Nam bao gồm hạ tầng viễn thông, hạ tầng IoT, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng tính toán và nhất là tính toán cho AI - hạ tầng cung cấp công nghệ như dịch vụ và các nền tảng số có tính hạ tầng. Hạ tầng số Việt Nam thì phải dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn. Hạ tầng này phải được ưu tiên đầu tư, hiện đại hóa và đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số. Hạ tầng dữ liệu là một bộ phận quan trọng bậc nhất của hạ tầng số. Các nhà mạng viễn thông đã đi đầu về hạ tầng viễn thông, thì nay phải đi đầu về hạ tầng dữ liệu”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Bộ TT&TT cho rằng, đầu tư các trung tâm dữ liệu là một loại đầu tư mới của các nhà mạng viễn thông. Đầu tư trung tâm dữ liệu phải đi cùng với dịch vụ điện toán đám mây. Nếu không thì chỉ đơn thuần là cho thuê vị trí. Các nhà mạng Việt Nam phải chú ý phát triển dịch vụ cloud và cho thuê cloud. Cứ mỗi 3 năm là dữ liệu thế giới lại tăng cấp đôi. Việt Nam thì tăng nhanh hơn. Việt Nam đang có 32 trung tâm dữ liệu thương mại vừa và nhỏ, với tổng số hơn 20.000 rack, tổng công suất thiết kế là 145 MW. Viettel là nhà mạng lớn nhất về trung tâm dữ liệu Việt Nam, với tổng công suất là 87 MW.
Việc ra mắt Trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc hôm nay là minh chứng cho cam kết của Viettel trong việc xây dựng hạ tầng số Việt Nam tiêu chuẩn quốc tế.
Nhân sự kiện này, Bộ TT&TT kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam tăng cường sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây của Việt Nam, nhất là khi hạ tầng, dịch vụ của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn khắt khe nhất của thế giới và giá cả cạnh tranh. Tới đây, Bộ TT&TT sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định dữ liệu của cơ quan nhà nước phải lưu trữ tại Việt Nam.
Mỗi người dân có nơi tính toán, lưu trữ trên đám mây an toàn
Phát biểu tại sự kiện, ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch Viettel cho biết, Viettel sẽ đầu tư cho các DC. Theo lộ trình, tới năm 2025, Viettel sẽ đầu tư thêm 10.000 tỷ đồng để mở rộng quy mô lên 17.000 rack. Tới năm 2030, Viettel sẽ nâng mức đầu tư lên 40.000 tỷ đồng với quy mô 34.000 rack.
Trong quá trình 35 năm hình thành và phát triển, Viettel đã nhiều lần tham gia vào quá trình tạo ra các cuộc bùng nổ và phổ cập các dịch vụ viễn thông và công nghệ. Viettel đã từng có khát vọng mỗi người dân Việt Nam có một chiếc điện thoại di động khi mật độ điện thoại di động ở Việt Nam mới có 4%. Và vì thế Viettel cùng các doanh nghiệp viễn thông phổ cập dịch vụ di động, biến di động từ dịch vụ xa xỉ trở thành dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân.
Viettel đã từng có khát vọng mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang băng thông rộng, mỗi người có một chiếc điện thoại smartphone. Và vì thế mà Viettel cùng các doanh nghiệp trong ngành nỗ lực đưa Internet cáp quang đến cửa của từng hộ gia đình. Đến nay, khoảng 90% hộ gia đình đã có đường cáp quang. Tháng 9/2024, theo kế hoạch của Bộ TT&TT, 100% người dùng điện thoại di động ở Việt Nam sẽ có smartphone.
Viettel cũng đã từng có khát vọng làm công nghệ và công nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm điện tử, viễn thông Make in Viet Nam, Make by Viet Nam. Và vì thế mà tập đoàn đã tham gia và sản xuất thành công thiết bị mạng lưới viễn thông như tổng đài, truyền dẫn, trạm phát sóng 4G/5G, các con chip 5G, đưa vào mạng lưới của Viettel, phục vụ người Việt Nam và bắt đầu vươn ra thế giới. Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới sản xuất được những thiết bị này. Và còn nhiều sản phẩm khác nữa.
Đã góp phần làm nên cuộc cách mạng về di động, Internet băng rộng, giờ đây, Viettel sẽ góp phần bùng nổ về điện toán đám mây, phổ cập hóa hạ tầng dữ liệu để góp phần vào phát triển kinh tế số của đất nước.
“Viettel đã sẵn sàng mọi điều kiện để cùng các doanh nghiệp Việt Nam làm bùng nổ điện toán đám mây, hiện thực hóa khát vọng mỗi người dân, mỗi hộ gia đình, mỗi tổ chức, doanh nghiệp sẽ có nơi tính toán, lưu trữ trên đám mây một cách an toàn, linh hoạt và hiệu quả”, ông Tào Đức Thắng nói.
Tại sự kiện, ông Hoàng Văn Ngọc, Giám đốc Viettel IDC, cho biết Việt Nam được đánh giá là thị trường dữ liệu mới nổi trên thị trường toàn cầu. Nhiều quốc gia đã có chiến lược xây dựng trung tâm dữ liệu với tầm nhìn dài hạn để thúc đẩy kinh tế quốc gia.
" alt=""/>Viettel ra mắt trung tâm dữ liệu, hiện thực hóa sứ mệnh hạ tầng sốMột trường hợp khác là bệnh nhi 16 tháng tuổi ở Hà Nội, cũng nhập viện do ăn chiếc bánh "lạ".
Theo gia đình, khi chuẩn bị cho bé ăn trưa, người giúp việc bế bé đi quanh nhà, vô tình thấy có một chiếc bánh giống như bánh chả đóng hình vuông, bánh bị cắn dở còn một nửa nên cho bé ăn.
Sau ăn, trẻ ngủ hơn một tiếng đồng hồ, gia đình phát hiện bé có biểu hiện lơ mơ, mắt nhắm nghiền khó mở, gọi lay không dậy, nên được đưa tới Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu vào cuối giờ chiều.
Hơn 12 giờ đồng hồ sau, bệnh nhi mới tỉnh táo trở lại. Gia đình cho biết chiếc bánh "lạ" mà trẻ ăn được một người bạn gửi tới cho, nghi ngờ chứa cần sa.
Dấu hiệu trẻ ngộ độc nghiện chất sau khi ăn thực phẩm "lạ"
Theo bác sĩ Hùng, gần đây thị trường các chất nghiện trở nên đa dạng, đặc biệt, nghiện chất "núp bóng" thực phẩm như kẹo viên, kẹo sô-cô-la, kẹo xoài, kẹo mút tẩm cần sa, bánh quy. "Điều này làm gia tăng nguy cơ trẻ tiếp xúc và ngộ độc với các loại ma túy", bác sĩ Hùng cho biết.
Cuối năm 2022, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết lần đầu tiên tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc cần sa sau khi ăn bỏng ngô. Trước đó, trung tâm đã tiếp nhận nhiều ca ngộ độc cần sa trong bánh ngọt, bánh quy, kẹo, thuốc lá điện tử, thuốc lào...
Bác sĩ Hùng cho hay với nhóm trẻ nhỏ, hầu hết việc ăn, uống phải thực phẩm có chứa ma túy là do vô tình. Biểu hiện bệnh của nhóm này thường nặng hơn, ngộ độc xảy ra đột ngột, rầm rộ, có rối loạn ý thức từ nhẹ tới nặng như lơ mơ, hôn mê, hoặc có triệu chứng tim mạch như rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp.
Tình trạng hô hấp của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng, biểu hiện có thể gồm: rối loạn nhịp thở, suy hô hấp, ngừng thở Một số triệu chứng đường tiêu hóa khác đi kèm như nôn, đi ngoài, đau bụng… Bác sĩ Hùng khuyến cáo nếu thấy những biểu hiện trên, gia đình cần đưa trẻ đi viện ngay.
Nhóm trẻ lớn (tuổi dậy thì) có xu hướng muốn "thử" và thể hiện bản lĩnh, khẳng định bản thân, dễ bị kích động, dụ dỗ. Các triệu chứng ngộ độc không quá rầm rộ, có thể từ thoáng qua tới nặng như hôn mê, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim.
Đáng nói, nhóm trẻ ở tuổi này thường che giấu biểu hiện bệnh nếu biểu hiện thoáng qua, để tránh sự phát hiện của gia đình. Về việc xét nghiệm, theo bác sĩ Hùng tùy từng loại độc chất, loại xét nghiệm, thầy thuốc sẽ chỉ dịnh lấy mẫu bệnh phẩm khác nhau từ dịch dạ dày, nước tiểu, máu...
Bước vào căn nhà, tôi thấy diện mạo đã có thay đổi. Bức tường được sơn lại che đi những vết thấm loang lổ trước đây, hệ thống đèn được thay mới và nội thất nhìn bóng bẩy hơn.
Môi giới hăng hái giới thiệu: “Anh có hơn 5 tỷ rồi, cố thêm chút là được nhà đẹp, nội thất xịn, mua xong chỉ việc dọn vào ở ngay”.
Nghe xong tôi chỉ biết cười trừ. Bởi với người làm giám sát thi công xây dựng như tôi, không khó để nhận ra phần nội thất mới chỉ là đồ rẻ tiền, lớp sơn tường cũng không thể che giấu được tuổi thọ thực của ngôi nhà.
Sau khi chia tay môi giới, tôi ngồi lại ở quán nước đầu ngõ. Hỏi chuyện một vài người dân xung quanh, tôi mới biết từ đầu năm căn nhà này đã qua tay vài ba người chủ. Chưa thấy ai ở cố định, chỉ thấy khách đến xem nhà.
Như thế những người mua trước đó cũng không có nhu cầu ở lâu dài, mà chỉ muốn kiếm lời từ việc bán lại. Sau mỗi lần sang tay, nhà lại được rao bán với giá cao hơn.
Nhiều lần đi xem nhà, tôi nhận ra không ít căn nhà ở Hà Nội đều trải qua quá trình “lột xác” tương tự, trước khi được bán ra thị trường. Vài lớp sơn, vài chiếc đèn chùm, vài món đồ nội thất mới nhưng rẻ tiền... tạo nên một diện mạo bắt mắt cho ngôi nhà. Đáng lo ngại, không ít người mua bị hấp dẫn bởi vẻ ngoài đẹp mắt đó, không phát hiện ra rằng nhà cũ sẽ xuống cấp rất nhanh.
Vừa là người mua, vừa làm về xây dựng, tôi muốn chia sẻ với mọi người một vài kinh nghiệm khi tìm mua nhà.
Thứ nhất, đừng bao giờ để vẻ ngoài hào nhoáng của ngôi nhà che mắt. Hãy nhớ rằng, một căn nhà tốt không chỉ cần đẹp về hình thức mà còn phải đảm bảo chất lượng. Người mua nên kiểm tra chất lượng công trình, nếu không có chuyên môn thì nên dành thời gian dò hỏi hàng xóm xung quanh về tuổi thọ và tình trạng trước đây của căn nhà.
Thứ hai, luôn cân nhắc giá trị thực của căn nhà, tìm hiểu xem căn nhà đã qua các cầu đầu cơ chưa. Một ngôi nhà nếu đã bị “thổi giá” quá cao sau khi tân trang lại và qua vài lần sang tay, thì tức là người mua đang đứng trước một “bẫy giá”, rất dễ bị mua đắt. Việc xem xét và cân nhắc kỹ càng sẽ giúp người mua tránh được những quyết định vội vàng mà có thể phải hối tiếc sau này.
Với tôi, hành trình tìm mua một căn nhà vẫn tiếp diễn. Nhờ quãng thời gian vừa qua, tôi đã hiểu thêm về thị trường và những chiêu trò để đẩy giá. Có một điều chắc chắn là tôi sẽ chỉ xuống tiền với những căn nhà mà mình thấy chất lượng và không “ngáo giá”.
Trung Kiên(Thái Bình)