
"Chúng tôi cảm thấy vô cùng hối hận vì ông Iwao Hakamada đã bị đặt vào tình trạng bấp bênh về mặt pháp lý suốt thời gian dài, buộc ông và chị gái Hideko phải đối mặt quãng thời gian khó khăn không lời nào tả xiết", công tố viên Yamada vừa nói vừa cúi gập người xin lỗi trước ông Hakamada và bà Hideko, 91 tuổi.
Theo ông Yamada, cơ quan công tố hiện không còn coi ông Hakamada là thủ phạm trong vụ án và thừa nhận ông trắng án.
Bà Hideko, người thường đại diện em trai mình phát biểu, nói rằng mọi chuyện là số phận, hiện tại họ không còn trách cứ cơ quan công tố và "vô cùng vui mừng vì em trai tôi được tuyên vô tội". "Cảm ơn ông đã đến đây hôm nay", bà cho hay.
Đây là lần đầu tiên một công tố viên đến trực tiếp xin lỗi ông Hakamada, người bị bắt năm 1966 với cáo buộc giết người. Tháng trước, ông Takayoshi Tsuda, cảnh sát trưởng tỉnh Shizuoka, cũng tới nhà và cúi gập người xin lỗi ông Hakamada trong khoảng hai phút.
Buổi tối xong việc 2 đứa rút êm về phòng, Nam khoan khoái đưa tay ôm vợ:
- Giờ mới được ôm vợ mình đây.
Chưa dứt lời đã thấy mẹ chồng tôi xoay tay nắm cửa bước vào. Hai mẹ con nói chuyện với nhau:
- Khiếp, giật cả mình, sao mẹ không gõ cửa?
- Nhà ít người xưa giờ, mẹ quen rồi. Mẹ phải lên bảo chúng mày không quên. Mẹ vừa tính, cỗ cưới lỗ một đống tiền.
- Ôi xin mẹ, thế mà cũng phải lên. Để đấy mai con xem cho, giờ con ngủ đã.
Hôm sau 2 đứa đi chơi, vừa bước vào nhà, bà nói luôn:
- Hai đứa xem thế nào bán vàng đi mà trả nợ.
Tôi từ tốn:
- Để con bàn lại với anh Nam đã nhé...
Nam thẳng thừng:
- Không phải bàn, anh đồng ý. Cứ đưa bà, đằng nào cũng là nhà mình, không phải tính toán.
Thấy tôi xị mặt không thoải mái, bà mắng:
- Mày khó chịu à. Tao lo cho chúng mày gấp tỉ lần thế tao còn chưa tính, mày khó chịu cái gì, con cái láo, mẹ chưa nói xong đã sưng sỉa mặt mày.
- Nhưng đây là vàng mẹ với các dì cho con để làm vốn, nhỡ sau này cần đến. Giờ mẹ bắt con bán đi trong khi chưa cần thiết, con không đồng ý.
Nam mắng:
- Em đừng có cãi mẹ.
Tôi ấm ức:
- Còn anh nữa. Anh tự quyết hộ em, không hỏi ý em như thế nào, lúc nào cũng mẹ.
Nam không để tôi nói hết câu, sấn vào giơ tay tát tôi. Mặc kệ vợ khóc, Nam cũng chẳng thèm dỗ. Những ngày sau đó 2 vợ chồng việc ai nấy làm. Tôi cứ nghĩ Nam sẽ xin lỗi làm lành nhưng hóa ra anh còn tỏ vẻ giận hơn cả vợ, lầm lì không thèm nói chuyện.
Bữa tối dọn xong xuôi tôi lên phòng nằm. Vừa đóng cửa mẹ chồng lại gióng giả:
- Lúc nào cũng vội lên phòng, ở dưới này mà nói chuyện với mọi người cho vui vẻ.
Một lúc thì cửa phòng bật mở, Nam đứng sừng sững nói trống không:
- Xuống nhà xem tivi. Lấy chồng phải theo nếp nhà chồng, đừng quen kiểu thích gì làm nấy.
Đấy, mỗi ngày đều có những việc vụn vặt như thế. Tôi biết ý làm mọi việc cố gắng tránh động chạm để mẹ chồng phật ý. Nhắc chuyện ngày trước Nam hứa ra ở riêng, anh ậm ừ.
Kinh nghiệm những ngày qua cho tôi biết tranh cãi không giải quyết được gì, nhưng tôi vẫn hy vọng Nam yêu mình. Thôi thì lạt mềm buộc chặt, nước chảy đá mềm. Nhưng mà những buổi tối mỗi đứa nằm một góc giường thì diễn ra thường xuyên.
Ngày cưới bạn thân, tôi xin phép đi cả ngày. Mẹ chồng và chồng đều không tỏ ra vui vẻ nhưng cũng không có lý do gì cấm đoán. Tầm 7h tối, lúc tôi đang ngồi với bạn bè, Nam gọi điện cho tôi giọng oang oang:
- Định đi đến bao giờ mới về?
- Em đã nói với anh rồi còn gì, xin phép cả mẹ trước mặt anh...
- Cô bảo đi cả ngày, có nói gì chuyện không ăn tối đâu. Làm mẹ phải nấu cơm hộ cô.
- Hộ á? Em bận thì anh nấu, mẹ nấu có sao. Nấu cơm là trách nhiệm của riêng em à mà "hộ".
Nam tắt máy. Tôi sững người không tin nổi Nam lại cục cằn đến thế. Cái con người nhất nhất nghe lời mẹ, không coi vợ ra gì này sao tôi thấy xa lạ quá.
Tôi không thấy hạnh phúc một ngày nào từ khi theo anh về làm vợ. Nhìn cách mẹ anh chi phối mọi việc trong nhà, anh thì hoàn toàn không bảo vệ vợ, tôi không thấy được yêu thương, tôn trọng. Từ lúc mở mắt đến khi đi ngủ lúc nào cũng chỉ thấy nặng nề, làm gì cũng phải xem ý mẹ anh, sợ bà không hài lòng. Cô gái vui vẻ hay cười là tôi giờ đâu mất rồi.
Tôi muốn ly hôn. Bố mẹ tôi có thể sẽ buồn nhưng chắc ông bà cũng muốn thấy tôi hạnh phúc chứ không phải sống ấm ức nhịn nhục như bây giờ. Tôi không biết quyết định của mình có vội vàng quá không khi tôi mới chỉ làm vợ được có 30 ngày?
Theo Dân trí
" alt=""/>Làm vợ được 30 ngày, tôi muốn ly hônTrung tá Lê Hồng Hà (nguyên CSGT Đội 6 - Phòng CSGT Hà Nội), một CSGT tốt bụng, liêm chính từng được báo chí nhắc nhiều đến tên, vừa qua đời vào ngày 31/3/2019.
Trung tá Lê Hồng Hà sinh năm 1957, trú tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP. Hà Nội. Ông qua đời ở tuổi 62 vào lúc 14 giờ 08 phút ngày 31/3.
Trao đổi với VietNamNet, Phó Đội trưởng Đội 6 - Phòng CSGT Hà Nội, đơn vị công tác cũ của ông, cho biết, sáng nay lễ viếng Trung tá Lê Hồng Hà diễn ra tại nhà tang lễ Bệnh viện Bộ Công an 198. Sau đó, linh cữu ông được đưa về an tang tại quê nhà Quỳnh Lưu, Nghệ An cùng ngày.
‘Trung tá Lê Hồng Hà là một lão thành của đơn vị chúng tôi. Vì thế, anh em Đội 6 đã đến viếng vào sáng nay và cùng gia đình tham gia vào công tác chuẩn bị tang lễ. Thế hệ của tôi không được làm việc trực tiếp cùng chú, nhưng tôi có nghe những người đi trước kể về chú’.
Hồi năm 2012, báo chí từng nhắc nhiều đến Trung tá Lê Hồng Hà với tư cách một CSGT tốt bụng, liêm chính. Theo lời đồng nghiệp, thậm chí nhiều lần ông còn cho tiền người vi phạm để nộp phạt khi họ nói không có tiền.
Sau khi về hưu vào năm 2008, ông Hà đã chọn nghề xe ôm để lo thêm kinh tế cho gia đình.
Nhiều em nhỏ hào hứng khi được hóa thân, trực tiếp cùng các cán bộ CSGT TP.HCM điều tiết giao thông, xử lý vi phạm.
" alt=""/>Vị cảnh sát giao thông tốt bụng, chạy xe ôm kiếm sống qua đời