Trong bối cảnh các em nhỏ còn rất thiếu sân chơi, lại càng thiếu những chương trình nghệ thuật dành riêng, các nghệ sĩ sân khấu đều cố gắng để có được tác phẩm nhân dịp 1/6, và kéo dài hơn suốt thời gian nghỉ hè. Nếu như những nghệ sĩ đã nhiều kinh nghiệm dàn dựng dịp này (nhóm Tự Long, Xuân Bắc; các chương trình của Nhà hát Tuổi trẻ; Nhà hát kịch Việt Nam) thì ê kip sáng tạo “Nữ hoàng băng giá” lại hoàn toàn chưa có chút kinh nghiệm nào.
![]() |
Chỉ xuất phát từ tình yêu đối với con trẻ, NSUT Thu Hạnh đã mạnh dạn đặt hàng viết kịch bản, tập hợp diễn viên và dàn dựng tác phẩm. Từ một số tình tiết ở các bộ phim hoạt hình nổi tiếng nước ngoài, ê kíp đã cố gắng mang tới một vở diễn long lanh sắc màu cổ tích, đẹp đẽ và dễ tiếp nhận.
Vở diễn kể về những phép thuật được giấu kín của công chúa Lensa ở Vương quốc băng giá. Một ngày kia, cô vô tình hóa băng em gái khiến cả vương quốc hốt hoảng, lo sợ. Chưa đủ bản lĩnh để có thể hóa giải phép thuật của chính mình, Lensa đã bị tên tướng cướp Hens bôi nhọ, khiến cha mẹ đuổi cô đi và sau đó, chính hắn đã chiếm lấy ngôi báu.
Hành trình trưởng thành của công chúa Lensa cũng như cuộc chiến cam go của cô để đưa mọi thứ trở lại với trật tự vốn có đã giúp các em nhỏ trải nghiệm và nhận ra được bài học khá nhân bản: chính tình yêu mới là phép thuật lớn nhất của con người.
![]() |
Vở diễn được đầu tư trang phục công phu, đẹp mắt, kết hợp công nghệ ánh sáng, đồ họa hiện đại thay cho phông hậu là màn hình LED lớn, không chỉ mang đến những tình tiết thú vị, hài hước mà còn khiến các em nhỏ ngỡ ngàng, thích thú với sự chuyển động liên tục của câu chuyện. Các diễn viên trẻ như Thúy An, Thùy Dương, Việt Dũng, Quang Minh, Thùy Anh, Xuân Hồng, Thiện Tùng, Ngọc Quỳnh, Diễm Hương, Điền Viên… đã đem tới không khí sôi động, kết nối và giao lưu rất tốt với các em làm khán phòng luôn sôi nổi khi các em nhỏ được bày tỏ tình cảm với từng nhân vật của vở diễn.
NSƯT Thu Hạnh chia sẻ: Xưa nay, Nhà hát Kịch Hà Nội thường chỉ xây dựng các vở chính kịch. Vì thế,“Nữ hoàng băng giá”là vở kịch đầu tiên của Nhà hát hướng đến đối tượng thiếu nhi và cũng là hình thức xã hội hóa. Xuất phát từ suy tư khi Nhà hát tọa lạc ở vị trí trung tâm của Thủ đô, thuận tiện để các em nhỏ tìm đến thưởng thức nghệ thuật, hơn nữa đơn vị cũng có đội ngũ nghệ sĩ diễn viên trẻ, phù hợp để thể hiện các vai diễn dành cho thiếu nhi.
![]() |
Để ra được vở diễn, ê kíp cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ ban lãnh đạo Nhà hát. Chất lượng vở diễn cũng đã thuyết phục được Công ty truyền thông Đông Đô show bắt tay để cùng đưa tác phẩm này tới với đông đảo các em nhỏ.
Vở diễn được liên tục tổ chức với nhiều suất diễn trong dịp Quốc tế thiếu nhi và sẽ tiếp tục được diễn suốt hè,Trung thu sắp tới. Nếu thu hút được nhiều kinh phí tài trợ, vở diễn sẽ được các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Hà Nội mang tới một số tỉnh, thành để phục vụ nhu cầu của đông đảo thiếu nhi trong nước.
T.Lê
Liên hoan nghệ thuật lần đầu tiên dành cho thiếu nhi" alt=""/>Thêm một vở diễn nhân văn đến với thiếu nhiBan đầu, tôi nhờ chồng mua hộ đồ chay ở tiệm về ăn. Thế nhưng, thức ăn sẵn mau ngán, tới bữa tôi nuốt không trôi. Chỉ sau mấy ngày ăn cơm tiệm, tôi đành chào thua, than thở cùng chồng.
Tôi chuyển sang nhờ chồng tranh thủ sáng sớm đi chợ mua một số rau củ, tàu hủ… bỏ vào tủ lạnh. Ở nhà, chờ con ngủ, tôi sẽ tự nấu ăn.
Dự tính là thế nhưng con tôi dỗ mãi đến gần 11h trưa mới chịu ngủ. Lúc này, tôi khá đói nên lật đật đứng dậy, chuẩn bị xuống bếp nấu ăn. Tôi vừa bước đến cửa thì mẹ chồng cũng vừa bê mâm cơm vào. Một mâm cơm chay đủ 3 món: canh, xào, mặn… được xếp gọn gàng trên mâm.
Tôi đưa tay đỡ lấy mâm cơm và nhanh miệng hỏi mẹ chồng: “Mẹ về nấu cơm cho con, hàng ở chợ ai trông? Sao mẹ nấu nhiều món thế? Con tự nấu ăn cũng được mà…”.
Giọng tôi nghẹn, nước mắt ầng ậc ở khóe mắt. Mẹ chồng đưa tay xoa đầu tôi rồi bảo: “Con ăn đi kẻo nguội. Mẹ nấu một chút là xong thôi. Ba con đang trông hàng ngoài chợ, con cứ yên tâm”.
Nhìn tôi ăn cơm, mẹ thủ thỉ thêm: “Con cứ việc trông cháu, việc nấu nướng để mẹ lo. Lúc này, mẹ cũng thích ăn rau củ, ngán thịt cá lắm rồi. Con ăn bao nhiêu thì ăn, còn lại bố mẹ ăn sau”.
Mẹ chồng tôi còn bảo bà phải đi hỏi cách nấu món chay từ mấy người bạn. Họ hướng dẫn bà nhiều món rất ngon, từ từ bà sẽ nấu cho tôi thưởng thức.
Mỗi lời mẹ chồng nói khiến tôi đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Tôi rối rít cảm ơn bà. Bà cười và bảo tôi khờ quá, tôi sinh cháu cho bà thì bà phải cảm ơn mới đúng.
Khi mẹ ruột đến thăm tôi, thấy thông gia tất tả lo cơm nước, bà rất xúc động, nắm tay mẹ chồng tôi cảm ơn liên tục. Nhìn cảnh ấy, phận làm dâu xứ lạ như tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.
Độc giả Nguyễn Thanh Lan