Dự án nhà ở xã hội “tai tiếng” bị đình chỉDự án Tổ hợp nhà ở xã hội và Thương mại dịch vụ AZ Thăng Long (tên thương mại là Bright City) tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung huyện Hoài Đức do Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long (thành viên của Công ty cổ phần Bất động sản AZ) làm chủ đầu tư.
Đây vốn là dự án nhà ở thương mại, nhưng trong suốt quá trình triển khai, dự án đã nhiều lần “đắp chiếu” và đến năm 2014 chủ đầu tư xin chuyển dự án này sang dự án nhà ở xã hội. AZ Thăng Long là dự án nhà ở xã hội nằm trong gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.
 |
Dự án Bright City bị đình chỉ hoạt động từ tháng 2/2020, chưa được nghiệm thu PCCC đã có hàng trăm hộ dân vào ở. |
Dự án có quy mô gồm 4 tòa nhà cao 35 tầng (A1.1, A1.2, A2, A3). Tổng số căn hộ là 1.496 căn, sau khi đi vào hoạt động cung cấp chỗ ở cho khoảng 4.500 cư dân người có thu nhập thấp.
Dự án này từng dính đầy "tai tiếng" khi trước đó chủ đầu tư vỡ cam kết về tiến độ bàn giao khiến hàng trăm khách hàng có nguy cơ mất nhà.
Theo đó, dự án Bright City được khởi công từ tháng 11/2014 và theo hợp đồng mua bán căn hộ, chủ đầu tư phải bàn giao nhà cho cư dân vào tháng 11/2017. Tuy nhiên, trong suốt quá trình thi công, do yếu kém về năng lực tài chính nên chủ đầu tư đã phải ngừng thi công nhiều lần và thời điểm hiện tại chỉ hoàn thiện căn bản được 2 tòa A1.1 và A1.2.
Sau nhiều lần cư dân đấu tranh, chủ đầu tư đã đưa ra cam kết chậm nhất sẽ bàn giao nhà vào ngày 30/6/2019. Tuy nhiên, đến nay dù chưa được nghiệm thu về PCCC đã có hàng trăm hộ dân về ở bất chấp an toàn và quy định pháp luật.
Trao đổi với PV VietNamNet về vấn đề này, đại diện Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) huyện Hoài Đức cho biết, từ tháng 11/2019, đã có hiện tượng cư dân về ở tại chung cư.
Ngày 25/11/2019, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về việc xử phạt đối với Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long về hành vi “Đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC” với số tiền 80 triệu đồng.
 |
Vật liệu, đất vẫn ngổn ngang tại dự án. |
Sau đó, tháng 12/2019, chủ đầu tư cùng các cơ quan chức năng tổ chức nghiệm thu lần đầu tiên, tuy nhiên, các hạng mục không đạt để nghiệm thu về PCCC.
Chính vì vậy, tháng 1/2020, UBND huyện Hoài Đức ban hành Quyết định về việc tạm đình chỉ hoạt động đối với tòa A1.1, A1.2 thuộc Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long.
Sau đó 1 tháng, tháng 2/2020, UBND huyện Hoài Đức ban hành Quyết định số về việc đình chỉ hoạt động đối với tòa A1.1, A1.2 thuộc Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long.
“Công trình này đã bị đình chỉ từ tháng 2. Hiện công trình vẫn chưa tổ chức nghiệm thu lần 2. Tuy nhiên, công trình vẫn đang hoạt động và chủ đầu tư vẫn đang duy trì các hoạt động. Đơn vị đã trao đổi, hướng dẫn đầy đủ cần khắc phục các nội dung tồn tại. Khuyến cáo người dân không nên vào ở tại công trình khi chưa đảm bảo điều kiện nghiệm thu PCCC” – đại diện Đội Cảnh sát PCCC huyện Hoài Đức cho hay.
Tính toán phương án chụp xuất người dân đã vào ở?
Một cán bộ đội quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Hoài Đức cho biết, qua xem xét hồ sơ tại dự án người dân xin vào hoàn thiện căn hộ sau đó người dân ở và sinh hoạt tại căn hộ.
“Về việc đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC cơ quan chức năng đã kiểm tra và đã có quyết định xử phạt. Hiện đang khắc phục một số vấn đề còn tồn tại tại dự án. Ban quản lý cũng đã có tính toán phối hợp để chụp xuất. Việc bàn giao căn hộ để người dân hoàn thiện thì cư dân cũng có quyền. Cơ quan chức năng đã yêu cầu bên dự án phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn về vấn đề này. Tuy nhiên cũng đang tính toán phương án ở góc độ như vậy” – vị cán bộ đội quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Hoài Đức thông tin.
 |
Vietracimex thi công, lắp đặt không đúng kế về PCCC; đưa nhà, công trình vào hoạt động khi chưa nghiệm thu PCCC tại dự án Hinode City 201 Minh Khai. |
Trong khi đó không ít cư dân tại dự án AZ Thăng Long cho biết, họ rất lo sợ do sống trong điều kiện không đảm bảo.
Theo một cư dân sống tại đây, cư dân tại đây đã phải đấu tranh, chờ đợi rất lâu mới được nhận nhà. Gọi là nhận nhà về để ở thôi, mọi thứ đều không có.
“Chúng tôi đã làm việc với chủ đầu tư, họ hứa sẽ hoàn thiện nhà xe và phòng cháy chữa cháy cho cư dân. Thế nhưng, đến nay đã là 3 tháng, vẫn chưa có bất cứ lời hứa nào được thực hiện" – cư dân nói.
Không chỉ ở dự án này, tại Hà Nội, thời gian qua cũng có những dự án dù chưa được nghiệm thu, chưa đảm bảo về PCCC vẫn cho người dân về ở.
Như VietNamNet thông tin, cuối tháng 6 vừa qua, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), Bộ Công an đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) - chủ đầu tư Dự án Khu văn phòng, nhà ở và nhà trẻ (tên thương mại là Hinode City) ở 201 Minh Khai (P.Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng) do ông Võ Nhật Thăng làm đại diện pháp luật 103 triệu đồng đối với 2 hành vi vi phạm. Cụ thể, chủ đầu tư dự án Hinode City đã thi công, lắp đặt không đúng thiết kế về PCCC đã được cơ quan chức năng thẩm duyệt và đưa nhà, công trình vào hoạt động khi chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC.
 |
Dự án Hinode City chưa được nghiệm thu hoàn thành, chưa được chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy…chủ đầu tư cho hàng trăm cư dân về ở bất chấp an toàn và quy định pháp luật. |
Chỉ 2 ngày sau quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Bộ Công an, UBND quận Hai Bà Trưng có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Vietracimex do đã có hành vi bàn giao, đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan chức năng. Hành vi vi phạm trên bị xử phạt 75 triệu đồng.
PGS.TS. Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) thẳng thắn đặt vấn đề: Việc công trình chưa được nghiệm thu đã đưa dân vào ở ngoài trách nhiệm của chủ đầu tư thể hiện rõ sự vô trách nhiệm thì trách nhiệm của chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước ở đâu?
“Ở đây phải quy trách nhiệm rất rõ. Nếu công trình do Bộ Xây dựng quản lý thì phải được Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chấp thuận kết quả đủ điều kiện mới cho vào hoạt động vận hành. Nếu công trình do Sở Xây dựng quản lý thì Sở kiểm tra, chấp thuận công trình cho đưa vào vận hành khai thác. Tất cả những điều này đều được quy định rất rõ. Phải sống và làm việc theo pháp luật phải tuân thủ theo đúng những quy định bởi đây là vấn đề liên quan đến an toàn sinh mạng người dân” – ông Chủng cho hay.
Việt Anh

Giữa Thủ đô, tổ hợp gần 5.000 tỷ chờ hợp thức sai phạm cho dân về ở
Dù đang trong quá trình xin điều chỉnh phương án kiến trúc và khắc phục vi phạm xây dựng nhưng tại dự án Hinode City (201 Minh Khai) hàng trăm căn hộ có cư dân về ở, bất chấp an toàn và quy định pháp luật.
" alt=""/>Hàng trăm hộ dân vào ở dự án tai tiếng Bright City bị đình chỉ

 |
Một trong những ưu điểm chính vẫn thường được các nhà sản xuất nhắc đến khi quảng bá cho xe mang động cơ tăng áp (turbo) là khả năng tiết kiệm nhiên liệu, bên cạnh việc tạo ra nhiều sức mạnh hơn so với động cơ hút khí tự nhiên có cùng dung tích.
Tuy nhiên, mức tiêu thụ tốt của các mẫu xe dùng máy turbo, đặc biệt là động cơ dung tích nhỏ (dưới 2.0L), không hoàn toàn đến từ bộ tăng áp.
Tăng áp giúp tăng hiệu suất động cơ
Ở đầu thế kỷ 21, khi các quốc gia và vùng lãnh thổ siết chặt quy định về tiêu thụ nhiên liệu cũng như tiêu chuẩn khí thải, hàng loạt nhà sản xuất ôtô chọn giảm dung tích động cơ như một giải pháp tiện cả đôi đường.
 |
Khí xả (màu đỏ) làm quay tuabin nén, tạo ra khí nạp áp suất cao (màu xanh) đưa vào động cơ. Ảnh: Monophy. |
Tuy nhiên, để giữ cho thông số vận hành không bị kéo giảm khiến khách hàng cảm thấy xe yếu và không có hứng thú lựa chọn, nhất là với các mẫu ôtô cỡ vừa và nhỏ, một vài công nghệ hỗ trợ được ứng dụng cho động cơ, trong đó có bộ tăng áp khí nạp (turbocharger).
So với công nghệ hybrid hay giải pháp tăng áp suất khí nạp khác là siêu nạp (supercharger), tăng áp có cấu tạo đơn giản và giá thành thấp hơn đáng kể, dễ áp dụng và phổ cập cho những dòng xe phổ thông trên thị trường.
Bộ tăng áp sử dụng luồng khí xả để làm quay tuabin nén khí, từ đó tạo nên luồng khí nạp có áp suất cao đưa vào buồng đốt, đồng nghĩa với tăng lưu lượng khí nạp, giúp sinh ra nhiều nhiệt lượng và công suất hơn.
Như vậy, công dụng chính của bộ tăng áp là cải thiện hiệu suất ở các dải vòng tua cao cho động cơ, tăng mức trần công suất trong khi có thể cắt giảm dung tích xy-lanh. Bên cạnh đó, bộ tăng áp cũng tạo ra nhiều mô-men xoắn hơn từ dải vòng tua thấp.
Lấy ví dụ, mẫu Honda Civic bán tại Việt Nam có tùy chọn động cơ xăng hút khí tự nhiên 1.8L mạnh 139 mã lực ở 6.500 vòng/phút và sức kéo lớn nhất là 174 Nm tại 4.300 vòng/phút. Trong khi đó, model cao cấp Civic RS có động cơ tăng áp 1.5L cho mức công suất tối đa 170 mã lực ở 5.500 vòng/phút, còn mô-men xoắn cực đại 220 Nm ở dải tua 1.700 - 5.500 vòng/phút.
 |
Toyota Raize có động cơ tăng áp 1.0L với công suất 98 mã lực, tương đương vài dòng xe dùng máy xăng 1.4L. Ảnh: TMV. |
Tùy theo thiết kế của mỗi nhà sản xuất, bộ tăng áp chỉ bắt đầu làm việc khi động cơ đạt đến một ngưỡng vòng tua nhất định và tạo ra đủ lượng khí xả để quay tuabin tăng áp. Đặc điểm này dẫn đến điểm trừ lớn nhất của động cơ tăng áp là độ trễ (turbo lag).
Khi cần công suất tức thời để tăng tốc hay vượt xe trên đường, người lái cần chờ đợi động cơ đạt đủ vòng tua để sinh ra lượng khí xả cần thiết kéo tuabin quay, một lúc sau dòng khí nạp mới được nén rồi đẩy vào động cơ sinh ra sức mạnh cần thiết.
Với động cơ tăng áp nhỏ có dòng khí xả ít, thời gian chờ đợi tăng áp phát huy tác dụng lâu, dẫn đến khả năng tăng tốc tức thời hạn chế. Nhược điểm trễ tăng áp được cải thiện ở những loại động cơ turbo dung tích lớn, từ 2.0L trở lên.
Ngoài ra, những dòng xe cao cấp hay xe thể thao có giải pháp tiên tiến để khắc phục độ trễ của động cơ tăng áp, chẳng hạn sử dụng 2 bộ turbo (tăng áp kép), tuabin có 2 cánh (tăng áp cuộn kép) hay dùng mô-tơ điện chủ động kéo tuabin nén khí nạp (turbo điện).
Tăng áp có thể làm giảm khả năng tiết kiệm
Theo nguyên lý hoạt động kể trên, trước khi đạt đến ngưỡng tua máy để turbo hoạt động, động cơ tăng áp vận hành như một động cơ hút khí tự nhiên.
Ở giai đoạn này, mức tiêu thụ nhiên liệu được quyết định bởi hiệu suất đốt cháy nhiên liệu, đến từ các yếu tố như lượng phun của kim xăng, hệ thống phân phối khí hay góc đánh lửa.
Những điểm này tạo nên thông số tiêu thụ thấp và tiết kiệm xăng, hiệu quả nhất là với động cơ turbo “chấm nhỏ” khi vận hành ở dải tốc độ chậm đến trung bình, di chuyển chủ yếu trong đô thị, đường đông và chưa chạm đến ngưỡng tăng áp hoạt động.
 |
Động cơ tăng áp dung tích nhỏ có khả năng tiết kiệm tốt khi vận hành ở dải vận tốc thấp và trung bình. Ảnh: Ford. |
Trong khi đó, khi bộ tăng áp bắt đầu làm việc và đưa nhiều khí nạp hơn vào động cơ, bộ điều khiển sẽ phải điều chỉnh lượng nhiên liệu tăng tương ứng để đáp ứng được tỷ lệ đốt cháy tối ưu.
Lúc này tính tiết kiệm của động cơ tăng áp sẽ không còn nữa khi động cơ phải đốt nhiều xăng hơn để sinh ra đủ sức mạnh như mong muốn của người lái.
Có thể hiểu, máy turbo 1.0L sẽ “uống xăng” tương đương động cơ hút khí tự nhiên 1.5L khi vận hành đến cùng khoảng công suất tối đa. Không chỉ vậy, mức công suất trần càng được tăng lên, khả năng tiết kiệm của động cơ tăng áp càng giảm.
Dù vậy, với ưu điểm tiết kiệm nhờ dung tích nhỏ kể trên, thông thường động cơ tăng áp vẫn tiêu thụ nhiên liệu tốt hơn động cơ hút khí tự nhiên có cùng thông số vận hành.
Đơn cử với 2 biến thể động cơ Ford EcoSport tại Việt Nam, nhà sản xuất công bố mức tiêu thụ xăng của bản tăng áp 1.0L (123 mã lực) ở điều kiện hỗn hợp là 6,15 lít/100 km, con số tương ứng của bản máy xăng hút khí tự nhiên 1.5L (121 mã lực) là 6,85 lít/100 km. Mức chênh lệch khoảng 11,4%.
 |
Công suất càng cao, động cơ tăng áp càng hao xăng. Ảnh: Hoàng Tuấn. |
Ngược lại, như đã nói, trường hợp động cơ tăng áp dung tích nhỏ nhưng được thiết kế có công suất tối đa cao vẫn có thể hao xăng hơn động cơ hút khí tự nhiên dung tích lớn có công suất thấp.
Chẳng hạn, Hyundai Kona bản 1.6 Turbo (175 mã lực, 265 Nm) tiêu thụ nhiên liệu ở điều kiện hỗn hợp đạt 6,93 lít/100 km. Trong khi 2 bản máy xăng 2.0L thông thường (157 mã lực, 180 Nm) có kết quả 6,57 và 6,89 lít/100 km, theo công bố của TC Motor.
Động cơ chỉ quyết định một phần thông số tiết kiệm
Có thể nói với động cơ cỡ nhỏ, quá trình tăng áp phải hoạt động nhiều ngay cả trong thành phố với tốc độ thấp, điều này khiến xe sử dụng động cơ tăng áp cỡ nhỏ không hẳn đã tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả như quảng cáo.
Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến mức tiêu thụ nhiên liệu của xe là hệ truyền động với hộp số, trục dẫn động, bộ vi sai...
Nếu hệ truyền động có tỷ lệ hao hụt năng lượng lớn, động cơ sẽ phải làm việc nhiều hơn, nhất là máy tăng áp, để bù đắp vào phần hao phí sức kéo truyền đến bánh xe, từ đó cũng khiến phương tiện không có được mức tiêu thụ nhiên liệu tốt.
Ngoài ra, tải trọng chuyên chở, điều kiện di chuyển, áp suất lốp hay phong cách cầm lái của người điều khiển là các yếu tố khách quan có thể làm thay đổi mức độ "ngốn xăng" của xe.
Nói chung, để tạo nên một mẫu xe có thông số tiêu thụ nhiên liệu tốt, nhà sản xuất phải hoàn thiện nhiều yếu tố chứ không chỉ tập trung vào kết cấu động cơ hay dung tích xy-lanh.
Điều quan trọng nhất ảnh hưởng tới tiết kiệm nhiên liệu là phong cách lái xe. Lên xuống chân ga đều và hạn chế phanh khi không cần thiết sẽ giúp xe tiết kiệm nhiên liệu đáng kể.
Theo Zing
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Cần bỏ ngay 10 thói quen này nếu không muốn xe của bạn nhanh hỏng
Khởi động xe rồi vào số đi ngay, đánh lái "chết", đặt tay lên cần số khi đang chạy, để xăng quá kiệt,… là những thói quen sẽ khiến chiếc xế cưng của bạn nhanh hỏng.
" alt=""/>Động cơ tăng áp dung tích nhỏ có giúp ô tô tiết kiệm xăng?