Rối loạn tiêu hóa tuy đơn giản, nhưng lại là nguyên nhân gây ra những triệu chứng khó chịu kéo dài như: đầy bụng, khó tiêu, đau bụng… những triệu chứng này liên tục lặp lại sẽ khó chữa và nguy cơ bị các bệnh đường ruột nguy hiểm. |
Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì cũng đau bụng |
Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh thường có thói quen là tự ý đi mua thuốc để điều trị triệu chứng như: thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc giảm co thắt, thuốc kháng sinh,… Khi thấy các triệu chứng thuyên giảm là dừng thuốc.
Chính các triệu chứng đơn giản này làm giảm dần số lượng lợi khuẩn đường ruột. Chính vì vậy lần sau ăn uống không cẩn thận dễ bị rối loạn tiêu hóa tái phát, lặp lại nhiều lần khiến đường ruột bị thiếu hụt lợi khuẩn trầm trọng, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây loạn khuẩn đường ruột. Đây chính là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa triền miên và không trị dứt điểm được.
Người rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Khi bị rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa rất yếu nên việc ăn uống rất quan trọng, người bệnh nên chọn những món ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ và ăn ít một, không nên ăn nhiều một lúc.
Các loại rau củ quả nên ăn: mùng tơi, rau đay, rau lang, bí đỏ, khoai tây, khoai lang, chuối, bơ…
Nên hạn chế ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ, nên ăn các món luộc, hấp. Ăn ít các món có quá nhiều đạm, nên thay thế đạm động vật bằng các loại đạm thực vật dễ tiêu như: đậu phụ, giá đỗ, tảo Spirulina, các loại hạt dinh dưỡng (lạc, hạt dẻ, điều, hạnh nhân,…).
Không nên ăn quá nhiều một bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn nhiều bữa trong ngày để hệ tiêu hóa không bị quá tải và dễ dàng hấp thu dinh dưỡng.
Cách cải thiện rối loạn tiêu hoá hiệu quả
Bản chất của rối loạn tiêu hóa là do mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, tỷ lệ vàng (85% lợi khuẩn - 15% hại khuẩn) giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nhưng khi bị rối loạn tiêu hóa thì tỷ lệ này bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn ở đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa và có các biểu hiện: phân nát, có bọt, màu hoa cà hoa cải, có mùi tanh, táo bón, đầy bụng, chướng hơi, chán ăn, buồn nôn, các cơn đau bụng xuất hiện thường xuyên hơn, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi đại tiện.
Do đó, muốn cải thiện rối loạn tiêu hóa thì ngoài việc cần có chế độ ăn uống khóa học, việc quan trọng nhất là người bệnh cần bổ sung lợi khuẩn. Đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido), vì đây là lợi khuẩn quan trọng nhất - chiếm đến hơn 90% tổng số lượng lợi khuẩn đường ruột, sẽ nhanh chóng cân bằng lại tỷ lệ vàng (85% lợi khuẩn - 15% hại khuẩn). Đầy đủ lợi khuẩn chính là chìa khóa vững chắc giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và cải thiện rối loạn tiêu hóa lâu năm, phòng ngừa các bệnh đường ruột.
 |
Lợi khuẩn Bifido giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột |
Khi được bổ sung đầy đủ, lợi khuẩn Bifido sẽ bám lên hệ lông nhung trên thành ruột, hút các chất độc hại và phân hủy, đồng thời tiết dịch nhầy bao phủ lên thành ruột để tạo lớp lá chắn kép ngăn chặn không cho các tác nhân độc hại tấn công thành ruột.
Tuy nhiên, các loại men vi sinh hiện nay rất ít có thành phần lợi khuẩn Bifido, vì Bifido rất nhạy cảm với môi trường axit, nên bị tiêu diệt gần như hoàn toàn khi qua đây.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã sáng chế ra men vi sinh sử dụng công nghệ đột phá bảo vệ SMC (Seamless Micro Capsule) - bao bọc, bảo vệ lợi khuẩn trong viên nang hình cầu tròn vo liền mạch không vết nối với hai lớp màng kép siêu bảo vệ kháng axit, đưa được hơn 90% lợi khuẩn sống xuống đến tận đại tràng.
Ngoài ra, men vi sinh Bifina có công thức ưu việt 3 trong 1: lợi khuẩn Bifidobacterium (Bifido), lợi khuẩn Lactobacillus và chất xơ hòa tan Oligosaccharide; giúp bổ sung cả chất xơ hòa tan là thức ăn cho lợi khuẩn, đồng thời giúp nhuận tràng, giúp bề mặt phân mềm mượt để đại tiện được dễ dàng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Men vi sinh Bifina Nhật Bản dành cho người bị rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, tăng cường chức năng tiêu hóa. Men vi sinh Bifina được sản xuất bởi hãng dược phẩm lâu đời, nổi tiếng, 125 năm tuổi của Nhật Bản - Morishita Jintan. Men vi sinh Bifina có công thức vượt trội 3 trong 1: gồm có 2 lợi khuẩn chính yếu của đường ruột: Bifidobacterium (2,5 tỷ), Lactobacillus (1 tỷ) và chất xơ hòa tan Oligosaccharide là thức ăn cho lợi khuẩn. Sản phẩm của Công ty Morishita Jintan Nhật Bản, phân phối bởi Công ty TNHH Ecopath Việt Nam. ĐC: Tầng 4, số 35A, ngõ 45, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 024 73 04 69 69 – 0936 404 366 - 0912. 224. 836 Website: http://bifina.vn/ SĐK: 9726/2016/ATTP-XNCB - SĐK: 01230/2016/XNQC-ATTP. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Thời gian phát huy hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa mỗi người Sản phẩm hiện có bán tại tất cả các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc. |
Nguyễn Vinh
" alt=""/>Người rối loại tiêu hóa nên ăn gì?
Không đọc được sách báo, không xem được tivi, chỉ làm bạn với chiếc radio nhỏ - từ khi được ghép giác mạc, ông Lê San (85 tuổi, Quận Ba Đình, Hà Nội) tìm thấy nguồn sáng cho đôi mắt gần như bị mù lòa suốt mấy chục năm trời.Chờ đợi một “phép màu”
Ba tuần sau khi ghép giác mạc, con cháu ai cũng nhận thấy dường như ông San trẻ ra, với dáng đi nhanh nhẹn, khuôn mặt rạng rỡ. Đối với ông lúc này, khi mọi thứ nhìn xung quanh sáng rõ chứ không còn mờ đục như trước.
Bị cùng lúc cả 2 bệnh loạn dưỡng giác mạc và đục thuỷ tinh thể, lại thêm cận thị nặng hơn 5 đi-ốp từ thời trẻ, nên hơn mấy chục năm qua, thị lực của ông Lê San còn chưa được 1/10. Sinh hoạt khó khăn, ngay cả việc đi lại từ lâu đã trở thành một thách thức lớn với ông.
 |
Là người trực tiếp mổ mắt cho ông Lê San, PGS.TS Hoàng Minh Châu - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City luôn theo sát, kiểm tra mắt thường xuyên để ông có thể phục hồi thị lực tốt nhất. |
“Ông cha ta nói giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay. Sống trong cảnh gần như mù lòa mấy chục năm trời nhưng lúc nào tôi cũng tha thiết mong có “phép màu” để nhìn thấy rõ cuộc sống bên mình”, ông Lê San chia sẻ.
Không đọc được sách báo và cũng chẳng xem được tivi, ông San làm bạn bên chiếc đài nhỏ. Một ngày nọ, ông tình cờ nghe tới phương pháp ghép giác mạc trên radio. Thông tin ấy đã thắp lên ánh sáng niềm tin trong thế giới thiếu ánh sáng sống suốt mấy chục năm qua.
Sau khi nhờ con cháu tìm hiểu, ông San đã quyết định chọn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City để thực hiện ca phẫu thuật ghép giác mạc.
Khám cho ông San, PGS.TS Hoàng Minh Châu, Trưởng Đơn nguyên Mắt (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City) nhận định ông San mắc cùng lúc hai chứng bệnh về mắt, loạn dưỡng giác mạc và đục thể thuỷ tinh. Ca phẫu thuật “2 trong 1” vừa ghép giác mạc, vừa thay thủy tinh thể trên nền bệnh nhân cao tuổi cần được xem xét kỹ lưỡng.
Tìm lại ánh sáng bằng “đôi mắt khác”
Theo PGS.TS Hoàng Minh Châu, ghép giác mạc là kỹ thuật cao trong nhãn khoa, độ dày chỉ hơn 0.5mm nên việc khoan bỏ mô hỏng và thay thế giác mạc mới đòi hỏi kỹ năng đặc biệt. Tại Việt Nam, chỉ có một số phẫu thuật viên thực hiện được.
 |
Ba tuần sau ca mổ, ông San đã có thể tự tin đi lại, không cần người hỗ trợ. |
Hơn nữa, ca ghép giác mạc kết hợp mổ thay thể thủy tinh nên các bác sĩ Vinmec đã xử lý ca mổ khác quy trình bình thường để đảm bảo an toàn. Thay vì chỉ loại giác mạc bệnh và khâu cố định giác mạc mới, phẫu thuật viên chỉ cắt bỏ một phần giác mạc, đặt thể thủy tinh nhân tạo rồi mới cắt phần còn lại giác mạc bệnh và nối mảnh ghép cuối cùng.
Ba tuần sau ca mổ, được bỏ băng mắt, không còn bị phù nề, ông San xúc động khôn nguôi khi sau bao nhiêu năm gần như không nhìn thấy gì, ông có thể nhìn rõ.
“Tôi mừng lắm! Tự đi lại được, không phải phụ thuộc con cháu dẫn đi mỗi bước như trước. Mặc dù còn phải theo dõi và chăm sóc mắt tiếp, nhưng ngày hôm nay nhìn tốt hơn hôm qua là tốt lắm rồi”, ông San chia sẻ.
Đây là ca ghép giác mạc đầu tiên được thực hiện tại một bệnh viện đa khoa tư nhân ở khu vực miền Bắc. Theo PGS.TS Minh Châu, thành công của ca ghép giác mạc này sẽ tạo tiền đề vững chắc để triển khai các ca ghép giác mạc trong tương lai.
 |
Ông Lê San vui mừng vì đã có thể nhìn rõ hơn nhiều sau khi được ghép giác mạc. |
Mỗi năm trên cả nước có hàng chục nghìn ca chờ ghép giác mạc. Trong đó có không ít người đã chọn ra nước ngoài điều trị. Việc Vinmec làm chủ kỹ thuật ghép giác mạc đã đem lại thêm cơ hội tìm lại ánh sáng cho nhiều người mắc các bệnh lý về mắt.
“Trong tương lai, Vinmec sẽ thành lập ngân hàng mắt để có thể chủ động đặt giác mạc từ nước ngoài, đồng thời có lộ trình thu nhận giác mạc trong nước phục vụ nhu cầu ghép giác mạc. Như vậy, người bệnh sẽ đỡ phải ra nước ngoài với mức chi phí cao gấp đôi so với hiện nay”, PGS.TS Minh Châu nhấn mạnh.
Minh Tuấn
" alt=""/>Thắp lại ánh sáng sau hàng chục năm gần như mù lòa