Ngoài ra, Ecommerce Expo 2022 còn gồm các hoạt động triển lãm trực tuyến kết hợp với mô hình hội chợ triển lãm truyền thống (hình thức offline). Sự kiện tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ thêm cơ hội tiếp cận nhiều giải pháp mới, đồng thời giới thiệu đến khách hàng, đối tác thông qua kênh xúc tiến trực tuyến, thuận lợi để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Đáng chú ý, bên cạnh hơn 80 gian hàng offline của hội chợ truyền thống được tổ chức tại Đà Nẵng, điểm nhấn chính của Ecommerce Expo 2022 là hội chợ trực tuyến kéo dài từ nay đến hết ngày 16/1/2023 tại trang expo.vecom.vn, với 100 gian hàng online cùng hàng trăm sản phẩm của gần 100 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, hợp tác xã sản xuất trên cả nước...
Theo nhận định của VECOM, từ năm 2016 thương mại điện tử Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới với nét nổi bật là tốc độ phát triển nhanh và ổn định, có thể kéo dài tới năm 2025.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có hàng hóa sản phẩm chất lượng nhưng vẫn chưa biết ứng dụng CNTT nói chung cũng như thương mại điện tử hoặc chưa sẵn sàng để triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại rộng trên nhiều nền tảng khác nhau. “Đây chính là điểm yếu của đại đa số doanh nghiệp Việt Nam”, đại diện VECOM chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Tài nhấn mạnh, xúc tiến thương mại ứng dụng thương mại điện tử đang trở thành xu thế toàn cầu với tốc độ phát triển nhanh và ổn định.
Khẳng định ứng dụng CNTT, thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh, xúc tiến thương mại là việc các doanh nghiệp cần sớm tiếp cận song đại diện Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng sử dụng ứng dụng CNTT để quảng bá sản phẩm hàng hóa; chậm triển khai hoạt động xúc tiến thương mại trên nhiều nền tảng trực tuyến khác nhau.
Vì thế, đại diện Cục Xúc tiến thương mại kỳ vọng chuỗi sự kiện Ecommerce Expo 2022 mở ra sự hợp tác giữa các đơn vị cung cấp giải pháp xúc tiến thương mại ứng dụng công nghệ với doanh nghiệp; giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhiều giải pháp giao thương, kết nối cung cầu hiệu quả.
" alt=""/>Nhiều doanh nghiệp Việt chưa sẵn sàng ứng dụng công nghệ để quảng bá sản phẩmTheo TS Hưng, các cơn gout thường xảy ra vào ban đêm, sau các bữa ăn giàu đạm và kéo dài 3-10 ngày. 3 nguyên nhân thường gặp được chỉ ra gây nên tình trạng này do: Do tăng sản xuất acid uric nội sinh; Do giảm đào thải acid uric ở thận; Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều purin như các loại thịt đỏ và thủy hải sản.
Tại sao nam giới bị bệnh gout nhiều hơn?
TS Đoàn Huy Cường- Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 108 – cho hay các nghiên cứu đều cho thấy nhân purin trong thực phẩm ăn vào là nguyên nhân hàng đầu gây tăng acid uric. Các purin thực phẩm khác nhau gây tăng acid uric khác nhau.
Bên cạnh các thức ăn có nhân purin, uống rượu bia cũng có vai trò quan trọng làm tăng acid uric máu và cơn gout cấp. Uống rượu bia gây tăng lactat máu, làm giảm bài xuất acid uric qua thận dẫn đến tăng acid uric máu và cơn gout cấp.
Nguy cơ mắc bệnh tăng lên theo mức độ uống rượu bia, trong đó uống bia có nguy cơ cao hơn rượu. Nam giới uống nhiều rượu bia nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.
Những thực phẩm người mắc gout cần tránh
Theo TS Nguyễn Trọng Hưng, thức ăn và đồ uống có nhiều purin sẽ tăng nguy cơ bị cơn gout cấp, do đó người bệnh gout cần nhớ 5 nhóm thực phẩm cần tránh:
- Thịt đỏ, thịt cừu và thịt lợn; Nội tạng, phủ tạng như gan, thận, óc, lòng…; Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, trai, cá cơm và cá mòi;
- Các loại rau xanh có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tây, măng tre, nấm, giá, dọc mùng… vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong máu.
- Các sản phẩm có hàm lượng fructose cao như soda và một số loại nước trái cây, kem, kẹo và đồ ăn nhanh.
- Tránh uống bia rượu vì rượu làm gia tăng sự tạo acid uric trong gan và ngăn cản thận thải acid uric. Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, cocticoid.
- Tránh ăn bánh ngọt và bánh quy vì chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ acid uric.
Nên chọn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo và không béo, chẳng hạn như sữa chua và sữa tách béo;
- Trái cây tươi và rau quả, nên sử dụng các loại quả giàu vitamin C như dâu tây, dứa... vì chúng làm giảm tình trạng viêm hiệu quả, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn;
- Các loại hạt, bơ đậu phộng và ngũ cốc; Chất béo, khoai tây, cơm, bánh mì và mì ống; Trứng (vừa phải);
- Các loại thịt như cá, thịt gà và thịt đỏ là tốt với lượng vừa phải (khoảng 100 - 120g mỗi ngày, tùy từng tình trạng của người bệnh);
TS Cường khuyên người mắc bệnh gout về lâu dài nếu ăn thịt nên luộc rồi bỏ nước, không nên ăn các loại nước dùng thịt, cá, xương hầm.
- Rau xanh các loại: súp lơ xanh và rau chân vịt - thực phẩm giàu chất xơ được khuyến khích dùng bởi có thể giảm hấp thu đạm, từ đó giảm sự hình thành acid uric. Nên sử dụng nhiều thực phẩm có tính kiềm như cải xanh, củ cải, bí… vì chúng có tác dụng trung hòa acid uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống 2 - 2,5 lít/ngày tùy thuộc vào cân nặng, giới, tuổi… Bổ sung vitamin C khoảng 500-1000mg mỗi ngày cũng có thể giúp giảm acid uric.
Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng acid uric, tuy nhiên người bệnh gout được khuyên tuân thủ uống thuốc để ngăn chặn các cơn gout cấp và cần đi khám định kỳ.
Tại Hội nghị Triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về Phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức ngày 16/11, một lần nữa Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đặt ra vấn đề đào tạo nhân lực số ở Việt Nam. Và nhấn mạnh đại học số được xem là lời giải cho nhân lực số.
Theo Bộ trưởng, nhu cầu nhân lực lớn nhất hiện nay trên phạm vi toàn cầu là nhân lực số, và đang thiếu trầm trọng. Chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp số Việt Nam đã đang làm chuyển đổi số cho Mỹ và Nhật Bản, doanh thu hàng năm lên tới hàng tỷ đô la.
Việt Nam muốn có đủ nhân lực số, từ nay đến năm 2030, mỗi năm phải đào tạo được 150.000 nhân lực số có bằng từ cao đẳng trở lên, trong khi hiện tại, mỗi năm mới đào tạo được 70.000, tức là chưa được 50% nhu cầu. Các trường đại học truyền thống cũng đã tới hạn về đào tạo vì thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất.
Chính vì thế vùng Trung Bộ cần nhanh chóng tận dụng tốt cơ hội này để tạo ra các Đại học số cho lĩnh vực nhân lực số, sẽ trở thành cái nôi nhân lực số cho cả nước và toàn cầu. Và từ cái nôi này sẽ làm cho vùng trở thành trung tâm công nghệ, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm chuyển đổi số và vươn mình phát triển mạnh mẽ.
Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và đào tạo trong năm 2022 cấp 5 giấy phép thí điểm đại học số, đây có lẽ là việc cần làm sớm để có thể nhanh chóng giải quyết được bài toán nguồn nhân lực công nghệ số hiện nay.
Xem lại toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng về phát triển kt-xh vùng Trung Bộ tại đây.
" alt=""/>Đại học số là lời giải cho nhân lực số