Bài liên quan:
10 mốc son trong lịch sử âm nhạc di động
1. TPS-L2 Walkman
Bắt đầu từ ngày 1/7/1979, hãng Sony bắt đầu tung ra thị trường chiếc máy mở băng cát sét đầu tiên của hãng TPS-L2 Walkman tại Nhật Bản. Máy có thể mở nhạc stereo và có hai khe cắm tai nghe để có thể nghe cùng bạn bè.
2. Sony WM-2
Vào năm 1981, Sony tiếp tục cải tiến dòng sản phẩm của mình với chiếc máy mở băng cát sét WM-2. Đây là chiếc cát sét đầu tiên dòng Walkman có kích cỡ được coi là nhỏ gọn. Máy chỉ lớn hơn chiếc băng cát sét một chút.
3. Sony Sport Walkman
Như tên gọi của máy, đây là chiếc cát sét mang phong cách thiết kế thể thao đầu tiên của Sony. Máy có khả năng chống thấm nước và có tay cầm tạo thuận lợi khi di chuyển cho người dùng. Sport Walkman được giới thiệu trên thị trường năm 1984, có hai phiên bản đặc biệt Sport Walkman Hawaii và Okinana Beach.
4. Sony WM-F2
F2 chính thức ra mắt thị trường năm 1982 và đây là chiếc Walkman đầu tiên của hãng hỗ trợ khả năng chơi lại bản nhạc vừa nghe, khả năng ghi âm và cả nghe đài FM. Máy được sản xuất kèm tai nghe thiết kế nhỏ gọn.
5. Sony WM-DD
![]() | ![]() |
Đến với cuộc thi, Sơn mang theo câu chuyện của bản thân cùng hành trình đấu tranh “được sống là chính mình”. Sơn cho biết trước đây, mình từng có giai đoạn mắc căn bệnh trầm cảm. Đó là quãng thời gian vô cùng khó khăn mà đến giờ, Sơn vẫn “rùng mình” khi nhớ lại.
“Khi ấy, em phải chật vật trong những cảm xúc hỗn độn của bản thân. Em rất dễ buồn bã, tủi thân và khóc, thậm chí còn tự cắn móng tay, cắn môi đến chảy máu hay đóng cửa tự nói chuyện một mình. Giai đoạn đó kéo dài suốt hai năm”, Sơn nói.
Dù yêu thích môn Văn, nam sinh lại cảm thấy “áp lực” khi thấy mọi người có định kiến “con trai lại học Văn” hay “học Văn sau này chỉ viết lách chứ không làm được gì to lớn”.
May mắn, đến khi theo học tại Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân, Sơn được thầy cô ủng hộ phát triển và động viên hãy là chính mình. Điều đó tiếp thêm động lực cho Sơn vững bước theo đuổi ước mơ.
Nhờ vậy, năm lớp 12, Sơn giành giải Ba kỳ thi học sinh giỏi Ngữ văn của tỉnh Nghệ An và giải Khuyến khích ở môn Lịch sử. Điều này cũng giúp Tùng Sơn được tuyển thẳng vào ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Cũng kể từ ấy, Sơn dần tự tin hơn, thoát khỏi “cái kén” bảo vệ và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tập thể.
![]() | ![]() |
Được truyền cảm hứng từ bố vốn là giáo viên tiểu học, từ bé, Sơn cũng ước mơ được đứng trên bục giảng. “Với em, nghề dạy học vô cùng cao quý, bởi mỗi ngày qua đi, mình lại được gieo mầm xanh, truyền kiến thức tới học trò”, Sơn nói.
Để “thỏa” niềm đam mê dạy học, Sơn tự mở một lớp dạy Văn mang thương hiệu cá nhân nhằm lan tỏa niềm yêu thích văn chương đến học sinh. Lớp học này Sơn chủ yếu dạy online, qua 4 năm cũng có học sinh đạt thủ khoa đầu vào đại học.
![]() | ![]() |
Học tập tại trường Sư phạm, Sơn cho biết bản thân đã “lột xác” rất nhiều. “Thầy cô Sư phạm rất nghiêm khắc, nhưng cũng nhờ vậy đã khiến em thêm trưởng thành và có thái độ học tập nghiêm túc, chỉn chu hơn”.
Để nắm vững bài học, Sơn thường áp dụng cách hệ thống kiến thức thông qua sơ đồ tư duy, từ đó có cái nhìn tổng quát và dễ dàng phân tích vấn đề. Là một sinh viên khoa Văn, Sơn cũng phải tự đọc và nghiên cứu thêm sách báo, tài liệu để làm dày thêm vốn hiểu biết.
“Thời gian rảnh, em thường tìm đến các thư viện lớn để tra cứu học liệu. Việc học văn ở bậc đại học rất khác so với thời cấp 3. Chúng em phải đào sâu về ngôn ngữ, tâm lý học, Hán Nôm... Sự phong phú của văn chương cũng giúp em thêm hoàn thiện bản thân”.
Từng giảng dạy Sơn tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, PGS.TS Đặng Thu Thủy, giảng viên khoa Ngữ văn, ấn tượng với học trò vì sự chăm chỉ, nghiêm túc và rất khiêm tốn. Chứng kiến Sơn tự tin trên sân khấu, cô Thủy bất ngờ vì học trò bộc lộ nhiều tố chất, sở trường và“rất sáng”.
“Dẫu vậy, khi Sơn được nhiều người biết tới, tôi vừa động viên, vừa nhắc nhở Sơn hãy bình tĩnh đón nhận tin vui, nhưng cũng không nên vì thế sao nhãng nhiệm vụ chính của mình, hãy coi đó là động lực để mình trưởng thành hơn”, cô Thúy nói.
Hiện tại, ngoài việc học, Sơn cũng thử sức ở một số lĩnh vực như MC, làm người mẫu, diễn giả... Tuy nhiên nam sinh cho biết, việc mình tham gia vào các hoạt động nghệ thuật chỉ với mục đích trải nghiệm.
“Em vẫn muốn tập trung vào chuyên môn và trở thành một thầy giáo dạy Văn. Hình ảnh em hướng tới là thế hệ giáo viên mới - một thầy giáo “gen Z” chuẩn mực, năng động và sáng tạo”, Sơn nói.
Tối nay (4/12), Hoài Lâm bất ngờ livestream trên Facebook cá nhân. Xuất hiện với ngoại hình tiều tụy, biểu cảm bơ phờ, anh chỉ liên tục nói: "Chào mọi người". Không gian livestream trông giống phòng bệnh viện. Sau vài phút, anh kết thúc livestream.
Thời gian gần đây, Hoài Lâm trở lại ca hát nhưng liên tục vướng dư luận trái chiều. Cụ thể, anh xuất hiện trên poster đêm diễn tại phòng trà Đồng Dao với tên "Ca sĩ Tuấn Lộc".
Theo tìm hiểu của phóng viên, tên ca sĩ trên poster được thiết kế dựa trên yêu cầu của Hoài Lâm nên khán giả nghi anh muốn đổi nghệ danh.
Tuy nhiên, trả lời bình luận của người hâm mộ, Hoài Lâm nói muốn trải nghiệm biểu diễn nhiều dòng nhạc với những nghệ danh khác nhau.
Trong một bài phỏng vấn, Hoài Lâm tiết lộ không trực tiếp trợ cấp cho 2 con (với bạn gái cũ là hot girl Cindy Lư) mà gửi tiền cho mẹ, nhờ bà chuyển trợ cấp.
Tối cùng ngày, Cindy Lư phản ứng gay gắt, khẳng định "chưa bao giờ nhận tiền từ mẹ của ai đó để lo cho con" và yêu cầu Hoài Lâm dừng đào lại chuyện cũ hay lấy con làm "lá chắn".
Gần nhất, Hoài Lâm đăng video hát cover bài Ikigaicủa ca sĩ Tăng Duy Tân, bị chê tơi tả vì lạm dụng auto-tune (chỉnh sửa âm thanh).
Lần hiếm hoi ca sĩ Hoài Lâm tái xuất sân khấu ca nhạc
Hải Ly