Đây là tu viện đầu tiên được thành lập bởi những người Dominica ở Tây Ban Nha vào năm 1218, sau khi thành phố Segovia tặng một số ngôi nhà cho Santo Domingo De Guzman - người sáng lập ra tu viện.
Tòa nhà đã được tái thiết nhiều lần từ thế kỉ 13-20 những vẫn giữ nguyên kiến trúc thời La Mã, phần mở rộng theo phong cách Hispano-Flemish và các hành lang lối đi theo phong cách Phục hưng. Năm 2006, nơi đây trở thành khuôn viên của Đại học IE ở Segovia.
Cơ sở Segovia của Đại học IE từng có sinh viên đến từ hơn 130 quốc gia. Giữa không gian cổ kính, sự năng động vẫn được duy trì nhờ các lớp học, sự kiện và hoạt động ngoại khóa diễn ra liên tục.
Các phòng học và không gian trong khuôn viên được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của sinh viên. Một số khu vực được sơn sửa lại và trang bị hệ thống điện nước, ánh sáng và các thiết bị máy chiếu, bàn ghế, tivi thông minh… Trường có Phòng Media Lab, Phòng thí nghiệm Chế tạo, Phòng chụp ảnh và Phòng thu kiến trúc với các thiết bị Lớp học & Không gian, studio dựng video, radio, nhiếp ảnh và chỉnh sửa kỹ thuật số… Trung tâm sáng tạo của khuôn viên là nơi triển lãm và trình chiếu các dự án của sinh viên trường.
Chỉ có sinh viên mới vào được khuôn viên của trường nhờ công nghệ AI nhận diện gương mặt.
Nguyễn Trúc Quỳnh (sinh viên theo học ngành Luật và Quản trị Kinh doanh ở Đại học IE) nói đặc biệt ấn tượng với Aula Magna được xây dựng vào thế kỷ 14. Trước khi trở thành hội trường lớn như ngày nay, Aula Magna là một nhà thờ cũng như một địa điểm chôn cất.
"Nhìn xuống, bạn sẽ thấy những tấm bia mộ cổ khắp sàn nhà. Và nếu bạn nhìn vào cửa chính từ bên ngoài, bạn sẽ nhận thấy một bức phù điêu (một dải trang trí, điêu khắc) liên quan đến các Quân chủ Công giáo — Ferdinand II của Aragon và Isabella I của Castile. Nhiều quyết định rất quan trọng, thay đổi lịch sử đã được thực hiện ở Aula Magna. Và ngày nay - thế kỷ 21, Aula Magna vẫn là một di tích lịch sử. Với sinh viên IE, Aula Magna là địa điểm đáng nhớ, nơi diễn ra cả lễ khai giảng và lễ tốt nghiệp, cũng như các hội nghị, buổi hòa nhạc và lễ hội quan trọng" - Quỳnh nói.
Còn với Đinh Tiến Đạt (sinh viên năm thứ 2 ngành Quản trị Kinh doanh), sống ở Segovia, ngoài cảm giác đặc biệt khi được sống trong không gian của đế chế Roman xưa, điều Đạt cảm thấy hứng thú là được gần gũi với những người bạn quốc tế, chia sẻ với nhau và giao lưu vào tối thứ Sáu mỗi tuần.
"Đây chính là trải nghiệm tuyệt vời mà em có được khi học ở Segovia".
Nguồn ảnh: IE University
Ảnh: Milor Trần
Thứ hai là không gian đóng góp, cống hiến. Với sứ mệnh được Đảng, Nhà nước giao là nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo giải quyết các nhiệm vụ quốc gia, khu vực và thế giới, khi các nhà khoa học về làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM, họ sẽ có cơ hội làm chủ nhiệm các đề tài, dự án nghiên cứu lớn; mở rộng mạng lưới hợp tác trong và ngoài nước; tham gia đào tạo, hướng dẫn sinh viên xuất sắc, học viên cao học, nghiên cứu sinh để hiện thực hóa khát vọng đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
Thứ ba là không gian phát triển và thăng tiến. Các nhà khoa học sẽ xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp như kế hoạch trở thành phó giáo sư, giáo sư, trở thành nhà khoa học đầu ngành, hướng đến các giải thưởng khoa học uy tín trong và ngoài nước. Đại học Quốc gia TP.HCM cam kết đồng hành và hỗ trợ các nhà khoa học trong lộ trình phát triển nghề nghiệp.
Về chính sách đãi ngộ, các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành tham gia Chương trình VNU350 sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ từ ĐH Quốc gia TP.HCM và chính sách hỗ trợ cụ thể của từng đơn vị tuyển dụng.
Cấp kinh phí nghiên cứu hàng chục tỷ đồng
Theo đó, với nhà khoa học trẻ xuất sắc trong thời gian 2 năm đầu được cấp 1 đề tài nghiên cứu khoa học loại C (kinh phí tối đa 200.000.000 đồng). Năm thứ ba được cấp 1 đề tài loại B (kinh phí tối đa 1 tỷ đồng). Năm thứ tư được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 10 tỷ đồng. Năm thứ năm được hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục, quy trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư cấp Nhà nước.
Đối với các nhà khoa học đầu ngành trong thời gian 2 năm đầu được cấp 1 đề tài nghiên cứu khoa học loại B với kinh phí tối đa 1 tỷ đồng. Các năm tiếp theo được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 30 tỷ đồng; được hỗ trợ thành lập nhóm nghiên cứu mạnh; hỗ trợ đăng ký chủ trì đề tài các cấp.
Nhà khoa học sẽ hưởng thu nhập và đãi ngộ khác theo chính sách cụ thể của đơn vị nơi nhà khoa học đến công tác (gồm lương, thưởng, các phụ cấp, thu nhập tăng thêm, phụ cấp vượt định mức giảng dạy, phụ cấp thâm niên, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, khen thưởng…).
Theo thông tin từ Đại học Quốc gia TP.HCM trong năm 2024-2025 đại học này sẽ giải ngân khoảng 100 triệu USD từ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới để xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo, Trường Đại học Khoa học Sức khỏe và Hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, phục vụ đào tạo, nghiên cứu.
Đại học Quốc gia TP.HCM đang chủ trì Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và nhiều chương trình khoa học công nghệ khác. Năm 2023, Đại học Quốc gia TP.HCM đã công bố hơn 2.500 bài báo trong danh mục Scopus, là đơn vị dẫn đầu cả nước về công bố quốc tế.
Chỉ tiêu tuyển dụng của các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM đợt 1 năm 2024. Trường Đại học Bách khoa tuyển: 9 chỉ tiêu. Trường Đại học Khoa học tự nhiên tuyển: 8 chỉ tiêu. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tuyển: 5 chỉ tiêu. Trường Đại học Quốc tế tuyển: 5 chỉ tiêu. Trường Đại học Công nghệ Thông tin tuyển: 13 chỉ tiêu. Trường Đại học Kinh tế - Luật tuyển: 5 chỉ tiêu. Trường Đại học An Giang tuyển: 5 chỉ tiêu. Viện Môi trường và Tài nguyên tuyển: 5 chỉ tiêu. Khoa Y tuyển: 5 chỉ tiêu. Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử (INOMAR) tuyển: 03 chỉ tiêu. Viện Công nghệ Nano tuyển: 02 chỉ tiêu. |