
- Tôi đứng ra bảo lãnh cho một người vay tiền, trong giấy tờ ghi lãi suất 7.000 đồng/triệu/ngày. Khi cho vay xong người vay bỏ trốn, chủ nợ biết tôi không vay nhưng là người bảo lãnh nên nhất định đòi nợ tôi. Xin hỏi trường hợp này tôi có phải trả nợ không?Cách dùng đũa sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Vợ bất lực vì chồng ngang nhiên dẫn bồ về nhà sống
 |
Ảnh minh họa |
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy cần làm rõ 2 vấn đề sau:
1. Về quan hệ bảo lãnh
Theo quy định tại Điều 339 Bộ luật dân sự về Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh thì:
"Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ."
Như vậy, trong trường hợp này, do bạn đã đứng ra bảo lãnh nên khi người vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bạn sẽ có trách nhiệm thanh toán khoản vay này cho chủ nợ.
2. Về mức lãi suất.
Theo như bạn trình bày thì mức lãi suất các bên thoả thuận với nhau là 7000 đồng/1 triệu/ngày tương đương với 0,7%/1 ngày = 21%/1 tháng = 252%/1năm.
Đây là mức lãi suất cao gấp 18 lần mức lãi suất tối đa mà luật cho phép (13,5%/1 năm).
Theo quy định tại Điều 201 Bộ Luật Hình Sự về tội "Cho vay lãi nặng" thì:
"1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm."
Như vậy, người cho vay trong trường hợp này đã có đủ dấu hiệu cấu thành tội cho vay nặng lãi theo quy định pháp luật.
Cũng chính vì thế, bạn với vai trò là người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền gốc và tiền lãi theo quy định pháp luật (13,5%/1năm).
Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, công ty Luật Themis, SĐT: 0986663459
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Chồng muốn ly hôn vì vợ nợ nần cờ bạc quá nhiều
Suốt từ năm 2006-2012, vợ tôi sa vào con đường cờ bạc. Tôi và các con khuyên răn thế nào cô ấy cũng không chịu nghe. Thậm chí tôi còn phải bán đi một mảnh đất cha mẹ cho để trả nợ cho vợ những năm đó.
" alt=""/>Bảo lãnh cho vay tiền: nguy cơ trở thành 'con nợ'
Bộ GD-ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam vừa phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” nhằm huy động mọi nguồn lực cho học sinh chưa có và không thể có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến.Việc này trước mắt sẽ ưu tiên các địa phương khó khăn, vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid -19 đang diễn biến rất phức tạp và ảnh hưởng rất nặng nề tới đời sống kinh tế xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố. Ngành giáo dục cũng bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh khi hàng triệu học sinh không thể tới lớp tới trường. Việc chuyển sang dạy và học trực tuyến là cần thiết và không thể tránh khỏi.
Điều kiện kinh tế của nhiều gia đình học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, không đủ điều kiện, khả năng để trang bị thiết bị học tập trực tuyến thiết yếu như: Máy tính, máy tính bảng, ti vi,... dẫn đến hàng triệu học sinh không có cơ hội được học tập khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Do đó, Bộ GD-ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Giám đốc Sở GD-ĐT và Chủ tịch Công đoàn ngành các tỉnh; hiệu trưởng và chủ tịch công đoàn của các đại học, học viện, trường cao đẳng sư phạm cùng các đơn vị trực thuộc tổ chức phát động quyên góp, ủng hộ tại tất cả các đơn vị; kêu gọi, tuyên truyền, vận động toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, đội ngũ nhà giáo, nhân viên, người lao động tham gia ủng hộ kinh phí tối thiểu là 1 ngày thu nhập.
 |
|
Đối với các trường đại học, học viện, trường cao đẳng sư phạm; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ GD-ĐT, mọi đóng góp chuyển về Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Đối với các Sở GD-ĐT các địa phương, giao công đoàn ngành giáo dục tại địa phương chịu trách nhiệm tổ chức tiếp nhận.
Số kinh phí này sẽ sử dụng trên nguyên tắc công khai minh bạch. Ban vận động quyên góp, ủng hộ, tiếp nhận, điều phối trang thiết bị học trực tuyến cho học sinh của Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo ưu tiên mua thiết bị học trực tuyến hỗ trợ các đối tượng học sinh khó khăn ngay tại địa phương và có sự điều phối chung giữa các địa phương trong cả nước.
Thanh Hùng

Bộ GD-ĐT công bố bài giảng minh họa và hướng dẫn dạy học trực tuyến
Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu địa chỉ các nguồn tài nguyên số (gồm bài giảng điện tử, học liệu số tham khảo) do Bộ, các tổ chức và cộng đồng giáo viên cung cấp nhằm hỗ trợ học sinh, giáo viên và phụ huynh triển khai học trực tuyến.
" alt=""/>Bộ Giáo dục phát động ủng hộ chương trình Máy tính cho em