Vô tình cầm điếu thuốc hút ngay sau khi súc miệng bằng thảo dược, vị lương y thấy miệng đắng ngắt. Vị lương y tưởng mình mắc bệnh nhưng khi cho nhiều người khác thử cũng đều cho ra kết quả tương tự.Tình cờ phát hiện, giới thiệu cả họ dùng
Nhớ lại sự ra đời của sản phẩm cai thuốc lá bằng thảo dược Boni-Smok, Dược sỹ Phạm Thị Thanh Thủy - Giám đốc Công ty TNHH Thương Mại Botania không giấu được sự xúc động khi nghĩ về người cha quá cố mình. Dược sỹ Thủy vốn sinh ra trong gia đình làm nghề đông y gia truyền ở xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội, cha là TS chuyên ngành Hóa học Phạm Vũ Quất - anh họ nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận. "Ngay từ nhỏ tôi đã tiếp xúc với các loại thảo dược, được bào chế làm thuốc cứu người. Cây cỏ luôn có sức hút mạnh mẽ với tôi nên ngay từ nhỏ, bố mẹ đã hướng tôi theo ngành Dược" – Dược sỹ Thủy chia sẻ.
 |
|
Với Dược sỹ Thủy, Boni-Smok không chỉ là một sản phẩm đem lại niềm vui, hạnh phúc cho nhiều gia đình đang đứng trên bờ vực của sự tuyệt vọng mà đó còn là kỷ niệm với người anh họ và người cha quá cố. "Ngày đó, anh tôi nghiện thuốc lá nặng lắm. Tình cờ một lần anh dùng dung dịch thảo dược gồm kim ngân hoa, bồ công an, cúc hoa, quế...súc miệng, rồi hút thuốc thấy miệng đắng ngắt. Vị đắng ấy chỉ chấm dứt khi anh tôi dừng hút thuốc lá.
Ban đầu, mọi người trong gia đình cứ ngỡ anh tôi mắc bệnh. Nhưng sau nhiều người dùng dung dịch đó rồi hút thuốc cũng thấy miệng đắng ngắt, chỉ muốn vứt điếu thuốc ra khỏi miệng" – Dược sỹ Thủy kể.
Với linh tính của một nhà khoa học, TS Phạm Vũ Quất lúc đó biết được dung dịch mà cháu mình súc có thể khiến người hút thuốc lá chấm dứt cơn nghiện. Ông bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra công thức hoàn thiện sản phẩm Boni-Smok như ngày hôm nay.
Dược sỹ Thủy tâm sự: "Ngày đó, Boni-Smok có công thức sản xuất nhưng chưa có tên như bây giờ. Sản phẩm cũng không được gia đình phát triển rộng mà chỉ đem biếu tặng cho những người thân trong họ hàng sử dụng cai thuốc lá. Chỉ đến lúc bố tôi sắp qua đời mới dặn dò tôi phát triển sản phẩm này, làm phúc cho đời".
Hướng đến sức khỏe người dân
Từ trăn trở của người cha, Dược sỹ Thủy đã nỗ lực nghiên cứu phát triển sản phẩm Boni-Smok cho đến nay đã được 10 năm với hơn 10 triệu sản phẩm Boni-Smok tới tay người tiêu dùng. Được mọi người đánh giá tích cực, đem lại hiệu quả cao. Tác dụng chính của Boni-Smok là làm thay đổi mùi vị thuốc lá khi hút. Các hoạt chất có trong Boni-Smok sẽ phản ứng với nicotine trong khói thuốc, làm mất vị ngon của thuốc lá khi hút, giúp người nghiện chán khói thuốc và hết cơn thèm thuốc.
Cảm giác cực kỳ thèm thuốc với người nghiện thường chỉ kéo dài 1 - 5 phút. Để đạt được hiệu quả cao nhất, người hút thuốc hãy súc miệng bằng Boni-Smok ngay trước khi muốn hút thuốc 2 phút.
GS.TS Phạm Hưng Củng - Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền - Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho biết: So với các liệu pháp cai thuốc lá bằng cách dán hay uống nicotine, biện pháp cai nghiện thuốc lá bằng Boni-Smok có tỉ lệ thành công cao hơn, an toàn cho người sử dụng, chi phí bằng 1/20 so với các biện pháp cai thuốc lá khác, cai nghiện thành công sau thời gian rất ngắn chỉ 3-7 ngày. Đặc biệt, Boni-Smok được điều chế từ các loại thảo dược, đã được cấp giấy phép của Bộ Y tế, hoàn toàn không có tác dụng phụ.
“Với tôi, sự công nhận của người dùng, của xã hội chính là sự thành công, và niềm vui của gia đình có người cai được thuốc lá chính là hạnh phúc.” Dược sỹ Thủy chia sẻ.
(Nguồn: Đời sống Pháp luật)
" alt=""/>Duyên kỳ ngộ giữa vị lương y với thảo dược cai thuốc lá

 |
Những "thành phố iPhone" có thể trở thành dĩ vãng khi các đối tác của Apple dần chuyển dịch khỏi Trung Quốc. Ảnh: Business Insider. |
Xu hướng rời khỏi Trung Quốc
Theo Foxconn, tỷ lệ sản xuất của công ty này bên ngoài Trung Quốc hiện đã tăng lên 30%, từ mức 25% cùng kỳ năm ngoái. Nhiều dây chuyền sản xuất của Foxconn đã được chuyển sang Đông Nam Á hay Ấn Độ để tránh mức thuế mà Mỹ đánh vào các hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.
Vào tháng 6/2019, ông Liu từng thẳng thắn thừa nhận Foxconn có thể phải sản xuất iPhone bên ngoài Trung Quốc để tránh thiệt hại từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Mặc dù hai siêu cường vẫn đang đàm phán về thương mại, bình luận của chủ tịch Foxconn cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần chuyển dịch khỏi Trung Quốc.
Các nhà máy của Foxconn tại Trung Quốc đã có nhiều biến động trong thời gian qua. Công ty này, cùng với hai công ty Đài Loan lắp ráp iPhone khác là Pegasus và Wistron đều có những động thái chuyển dây chuyền sản xuất sang Ấn Độ hay Đông Nam Á.
Vào ngày 24/7, ông Piyush Goyal, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho biết iPhone 11 đã bắt đầu được lắp ráp trong nước tại nhà máy của Foxconn. Đây là lần đầu tiên một mẫu iPhone đời mới nhất được lắp ráp tại đất nước 1,3 tỷ dân.
 |
Chủ tịch Foxconn Young Liu cho rằng những ngày Trung Quốc là công xưởng thế giới đã kết thúc. Ảnh: Bloomberg. |
Tuy sản lượng iPhone 11 tại Ấn Độ hiện vẫn đang thấp, đây cũng là tín hiệu mừng cho các đối tác Apple tại Ấn Độ. Apple đang muốn tăng tỷ lệ iPhone sản xuất tại Ấn Độ. Việc sản xuất nội địa giúp cho Apple không phải chịu mức thuế nhập khẩu điện tử lên tới 20% tại nước này.
Miếng bánh lắp ráp iPhone hiện tại ở Ấn Độ hoàn toàn thuộc về các công ty Đài Loan như Foxconn, Pegatron và Wistron. Theo TechCrunch, Apple vẫn chưa tìm được một đối tác lắp ráp nào đáp ứng được các nhu cầu về sản lượng lẫn an toàn khi sản xuất.
Wistron vào đầu năm nay cho biết họ sẽ tăng sản lượng iPhone sản xuất tại Ấn Độ lên 50%. Mới đây, công ty này đã ký hợp đồng bán lại hai nhà máy, trong đó có nhà máy sản xuất iPhone tại Côn Sơn, Trung Quốc cho Luxshare, đối tác đang sản xuất AirPods và các phụ kiện khác cho Apple. Luxshare nhờ đó sẽ trở thành công ty đầu tiên ở Trung Quốc đại lục sản xuất iPhone cho Apple.
Tương lai còn nhiều sự bất định
Foxconn thông báo lãi 778 triệu USD trong quý vừa qua nhờ tăng sản lượng iPad, MacBook. Tuy nhiên, Foxconn cũng cảnh báo doanh số của công ty này trong quý III có thể sẽ giảm tới trên 10% so với cùng kỳ năm 2019, do Apple ra mắt iPhone trễ hơn.
Đây mới là quý khởi sắc đầu tiên của Foxconn, sau quý I bị sụt giảm lợi nhuận kỷ lục vì ảnh hưởng từ dịch bệnh. Việc nhiều người phải ở nhà làm việc có lẽ đã khiến nhu cầu iPad, MacBook tăng mạnh, theo nhận định của CEO Apple Tim Cook trong báo cáo tài chính công bố cuối tháng 7. Apple cũng đóng góp tới một nửa doanh thu của Foxconn.
 |
Foxconn sẽ phải lo lắng nếu iPhone trong tương lai không cài được WeChat. Điều này có thể khiến người dùng Trung Quốc quay lưng với iPhone. Ảnh: Bloomberg. |
Tuy nhiên, các khách hàng khác của Foxconn không được thành công như Apple. Huawei và Xiaomi, hai khách hàng của công ty con FIH Mobile đều thiệt hại trong quý vừa qua do lệnh cấm từ Mỹ, cũng như sự quay lưng của người dùng Ấn Độ. FIH cho biết trong nửa đầu năm công ty này đã lỗ 100 triệu USD.
Đối với mảng sản xuất iPhone, Foxconn vẫn sẽ là đối tác sản xuất chính cho các mẫu iPhone cao cấp. Tuy nhiên, Luxshare có thể "ăn" mất thị phần của Foxconn ở cấc mẫu iPhone tầm trung và giá rẻ hơn, theo nhà phân tích Athur Liao của Fubon Securities. So với các đối tác Trung Quốc, Foxconn vẫn có lợi thế ở các mảng sản xuất linh kiện cũng như quan hệ làm ăn lâu dài với Apple, ông Liu nhận xét.
Trong thời gian tới, Foxconn cũng có thể bị ảnh hưởng từ sắc lệnh mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ký vào ngày 6/8. Sắc lệnh này cấm các công ty và cá nhân Mỹ giao dịch với WeChat sau ngày 20/9. Nếu iPhone không thể cài đặt WeChat, nhiều khả năng người dùng Trung Quốc, thị trường rất quan trọng của Apple, sẽ quay lưng với dòng smartphone này. Chuyên gia phân tích Ming-chi Kuo cảnh báo doanh số iPhone tại Trung Quốc có thể giảm 25-30% nếu WeChat bị buộc xóa khỏi App Store.
Theo Zing

Apple sẽ trở thành nạn nhân nếu Mỹ cấm WeChat
Nếu Mỹ cấm WeChat, Apple và iPhone sẽ trở thành nạn nhân bất đắc dĩ còn Huawei bất ngờ được hưởng lợi.
" alt=""/>Trung Quốc sẽ không còn là công xưởng iPhone của thế giới